Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

Chương 2: Những Dự Bị

 



S HP NHT CA ĐI LC VÀ TÁNH KHÔNG
Giáo  Huấn Về Sự Thực Hành Đạo Sư Yoga

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Thupten Jinpa
Việt dịch: Tuệ Uyển
Chương 2: Những Dự Bị
***

Những việc làm dự bị bao gồm
I. Những thực hành dự bị tổng quát,và
II. Những thực hành dự bị không thông thường.

I. NHỮNG THỰC HÀNH DỰ BỊ TỔNG QUÁT

Liên quan đến sự thực tập hàng ngày, khi mới thức dậy chúng ta phải trau dồi một động cơ thật tốt lành, hãy nghĩ, tôi sẽ không để ngày hôm nay trong vô ích, thay vì thế trong một cung cách đạo đức. Quán chiếu trên sự kiện rằng chúng ta tin tưởng trong điều gì đó gọi là giáo pháp và đã  nghe về nó, và tin tưởng, luật nhân quả, giáo thuyết tánh không, tình yêu, từ bi và v.v... Cho nên, đã tỉnh thức về những nhân tố này, thì thật là ngu ngơ để vẫn cẩu thả và không động cơ. Đối với những người như vô thần không tin vào những sự kiện như thế, thì là một vấn đề khác, nhưng đối với chúng ta là những người tỉnh thức với những nhân tố này, và có một niềm tin và tín ngưỡng mạnh mẽ trong giáo pháp, thì phải là ngu ngơ và đáng buồn nếu chúng ta dành cuộc sống của chúng ta một cách nhàn rỗi.

Cho nên sau khi thức dậy, hãy trau dồi một động cơ thích đáng, hãy nghĩ làm sao để dành ngày ấy một cách tốt nhất; vào cuối ngày ta nên ôn lại những hành vi nào mà ta đã dấn thân, và so sánh chúng với ngày trước. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều. Khi ta thấy rằng ta đã sai sót và không thực hành một cách không thích đáng, thì ta nên hối hận. Sáng ngày sau hãy tái khẳng định sự quyết tâm của ta để tự sửa sai và không lãng phí một ngày trong đời sống của ta, vốn để được hoàn tất một cách có ý thức để đem đến một sự chuyển hóa nào đó trong các thái độ của ta. Chúng ta nên trau dồi quyết tâm hơn trong chính mình qua một tiến trình như vậy. Sự quyết tâm của ta phải là: Ngay cả nếu tôi có thể không đạt được những thực chứng cao, thì tối thiểu tôi sẽ không tổn hại chính mình. Lý do để không lãng phí ngay cả một ngày là rằng mặc dù giáo pháp là quý báu và có hiệu lực, nhưng trong tự nó thì không đầy đủ; chính ta phải tìm thấy lợi ích qua sự thực tập của mình.

Sự thực tập như vậy có thể được hoàn thành khi ta đã có được một hình thể con người thích hợp. Chúng ta phải suy ngẫm và vui mừng trong sự may mắn của việc không bị tái sanh trong những cõi thấp hơn hay như một con người ở những xứ sở không có sự thực tập giáo pháp, cũng như đã tái sanh trong một thân thể con người thích hợp không thiếu một giác quan nào. Tất cả những điều kiện chính cho việc thực hành giáo pháp được đầy đủ, chẳng hạn những nhân tố ngoại tại của việc có sự hiện diện của Phật pháp trên thế giới, và cũng như việc chúng ta có những năng lực cần thiết như một con người.

Phản chiếu trên những sự kiện như vậy, bạn phải dấn thân trong những sự thực tập lamrim (tiệm tiến), trau dồi những nhận thức rõ ràng về
ba phương diện chính yếu của con đường và hai giai đoạn của tantra (phát sinh và hoàn thành). Nhằm để làm cho những sự thực hành như vậy mạnh mẽ và tác động hơn, thì cần thiết phải trì tụng các mantra và v.v... Có những sự thực tập nào đó chẳng hạn như gia hộ lời nói vốn có thể giúp để giảm thiểu các tiêu cực tích lũy qua việc nuông chiều những lời bàn tán nhãm nhí vô nghĩa và v.v... Chúng ta sẽ thấy những điều này trong các văn bản được trình bày đại cương trong sự thực tập hàng ngày. Cần thiết là phải làm cho mỗi ngày và mọi ngày trong đời sống của chúng ta đầy đủ ý nghĩa.

Khi chúng ta bắt đầu thực tập của mình thì phải làm với sáu sự thực tập dự bị.

1- Môi trường của ta, phòng xá hay nhà cửa, phải sạch sẽ. Động cơ cho việc làm vệ sinh phòng xá không nên bị tác động bởi những thái độ trần tục; đúng hơn, chúng ta phải nghĩ rằng vì chúng ta đang thỉnh mời lãnh vực công đức, thì nhất thiết phải có môi trường tinh khiết và ngăn nắp. Nếu việc dấn thân trong sự thực tập giáo pháp trở thành một hành vi không đạo đức thì thật đáng buồn. Những khía cạnh không thanh tịnh của môi trường mà chúng ta thấy thật sự sản sinh tâm thức không thuần khiết của chúng ta. Do thế, nếu có bụi bặm chung quanh và chúng ta không mong muốn một môi trường không hài lòng như vậy, thì chúng ta phải tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ. Nhưng tôi nghĩ nhất thiết phải làm vệ sinh môi trường, đặc biệt trong một nơi như Bồ Đề Đạo Tràng nơi hầu như bảo đảm một trăm phần trăm bị cảm lạnh! Nhưng khi chúng ta quét bụi bặm nó làm chúng ta bị ho và chúng ta không thích như thế, cho nên chúng ta phải tìm ra nguyên nhân thật sự, và trong khi quét dọn thì chúng ta phải có thái độ. Trong thực tế tôi đang làm vệ sinh tâm thức si mê của chính tôi. Môi trường càng thú vị, thì càng tốt hơn cho một tâm trong sáng, là điều hóa ra sẽ giúp cho sự thực tập giáo pháp của ta.

2- Đã làm vệ sinh nơi chốn, hãy sắp xếp những đại diện của thân, khẩu, tâm ý của  Đức Phật, chẳng hạn như những bức tượng, kinh điển, và v.v... trong một trật tự thích đáng. Sau đó xếp đặt những đại diện của các bổn tôn như trong tranh ảnh. Nếu bạn có những tranh vẽ như vậy về những lãnh vực công đức của Lama Chopa, thì không nên treo quá cao, trái lại khi ta nhìn vào đấy để giúp ta quán tưởng, thì ta có thể không thấy từng cá thể, và điều này có thể làm ta chán nản.

3- Những sự cúng dường của chúng ta không nên bị tác động bởi sự thay đổi bất thường của động cơ và chúng không nên có được bằng những phương tiện không thành thật – việc cúng dường có được bằng những phương tiện sai lầm thì không phải là những vật phẩm cúng dường tốt. Chúng phải được chuẩn bị với động cơ thích đáng. Như đã được giải thích trong giới điều quy y, thì ta phải dâng cúng phần đầu tiên của thức ăn hay thức uống trong ngày, cho dù đó là thực phẩm, sửa hay trà. Vật cúng dường phải được làm bằng những gì có thể ăn được; thật không có lợi gì để chuẩn bị một bánh cúng (torma) không thể ăn được và rồi nói OM AH HUM, OM AH HUM. Nếu bạn trong thực tế có thể biến đổi điều gì đó thành thực phẩm ngon lành thì chỉ trì tụng OM AH HUM ba lần, rồi thì mọi việc tốt đẹp! Trái lại, nếu vật cúng dường của ta vẫn thuần là tsampa (bột đại  mạch nướng) thì sau khi trì tụng OM AH HUM, một nghìn lần, thì chẳng giúp gì nhiều. Vật cúng dường phải là điều gì đó tốt đẹp nhất mà ta có thể làm. Tối thiểu ta có thể cúng dường phần đầu tiên thực phẩm hàng ngày của ta, vì không ai có thể sống mà không có thực phẩm! Sự cúng dường phải là điều gì đó có thể ăn được.

Sau khi bị Tàu Cộng xâm lăng năm 1960, hoàn cảnh ở Tây Tạng đến nổi người ta phải ăn chuột nhắt, chuột cống, và v.v... Người ta nói rằng một loại sâu nào đó trông trơn tru như dầu thật sự ăn rất ngon! Một số người đã nói với tôi rằng vào cuối ngày, khi buổi học tuyên truyền buổi tối đã xong và họ cuối cùng được cho đi ngủ, thì họ đến chỗ làm vệ sinh và lấy những con sâu đã bắt được để nướng trong những hộp thuốc lá và ăn. Dường như một số người nào đó đã phải ăn vật thải của con người. Đó thật là một thảm kịch! Đó là những ngoại lệ - những loại có thể ăn được như vậy thì không nên cúng! Đồ hộp sẽ không vấy bẩn, và cũng có thể ăn được. Nếu ta có thể làm cho nước cúng dường trong một cung cách thích đáng nào đó, thì ta có thể phát sinh công đức lớn.

4. Rồi thì, trên một chỗ ngồi thoải mái, ta phải ngồi trên một vị trí sở hữu bảy đặc trưng (12) của tư thế Vairochana (Tỳ Lô Giá Na). Nếu ngồi tréo chân (xếp bằng, kiết già,...) không dễ chịu, thì hãy đặt chúng trong một cung cách thế nào bạn cảm thấy thoải mái. Ta có thể ngồi trên một chiếc ghế và nói rằng ta đang tuân theo tấm gương của Di Lặc! Đôi bàn tay ta nên được đặt ở ngang rốn, bàn tay phải ở trên, và hai ngón tay cái chạm vào nhau, thành hình tam giác. Xương sống phải thẳng như một mũi tên. Răng và môi nên để ở vị trí bình thường và lưỡi phải chạm vòm trên của miệng vì thế ta sẽ không chảy nước bọt trong lúc hành thiền. Như được nói rằng, khi gió di chuyển lên phía trên trở nên mạnh mẽ nó sẽ làm khát  nước, cho nên giữ lưỡi của ta chạm vòm miệng trên sẽ giúp ta chuyện này.

Đầu của ta phải hơi cong, đôi mắt ta nhìn thẳng vào chóp mũi. Điều không có nghĩa là ta phải thật sự nhìn vào chóp mũi – nhưng nếu lỗ mũi rất dài thì sẽ rất khó khăn. Nhưng nếu lỗ mũi ta rất nhỏ thì tròng mắt ta sẽ bắt đầu nhức! Những người Âu Mỹ có những chiếc lỗ mũi rất dài, thì rất tiện lợi! Nếu đôi mắt ta cúi xuống quá nhiều nó làm cho đau nhức, cho nên chúng nên được giữ trong vị thế bình thường. Vào lúc bắt đầu, nhắm hai mắt lại dường như giúp cho ta quán tưởng rõ ràng, nhưng khi sự tập trung của ta sâu hơn thì như vậy không giúp đở nhiều. Nếu trở thành quen thuộc với hai mắt nhắm lại, thì thật sự nguy hiểm hơn đối với hôn trầm. Trái lại, nếu ta tự rèn luyện trong một tư thế hành thiền với hai mắt mở, mặc dù lúc mới bắt đầu mọi thứ đi vào tầm mắt của ta có thể làm cho ta rối rắm, nhưng sau này sẽ giúp ta một sự quán tưởng rất rõ ràng. Dường như đối với một số người thường đeo kính, sự quán tưởng trở nên rõ hơn khi ta đeo kính vào và có thể làm ra quá nhiều cường độ mãnh liệt. Trong khi lấy kính ra có thể làm cho xao lãng giải đải! Cho nên, chúng ta không nên cố ý nhắm mắt lại, thay vì thế chúng nên được giữ trong một tư thế tự nhiên. Sau một lúc chúng ta sẽ thấy rằng ta quên là đôi mắt ta mở ra hay nhắm lại.

Hãy giữ đôi vai ta trong tư thế tự nhiên. Nếu thêm hơi thở thích ứng vào bảy đặc trưng này nó sẽ trở thành tám tư thế Vairochana.

5. Sau đó kiểm soát tâm ta có sự hiện diện của bất cứ cảm xúc mạnh mẽ nào không, như thù ghét hay có sự bám chấp mạnh mẽ đối với bất cứ đối tượng nào như những sở hữu của ta không. Thì dụ, nếu ta có một sự sân hận rất mạnh mẽ nó phải bị phản kháng lại bởi việc thiền quán về tình yêu thương, đặc biệt tập trung trong đối tượng sân hận ấy. Chúng ta phải chuyển hóa cảm xúc qua nổ lực tinh thần; hay, thay vì sử dụng một kỷ năng tinh thần, thì ta nên tập trung vào chuyển động của gió (năng lượng). Nếu ta thấy tâm ta quá lơ đãng, phân tán, để làm nó tĩnh lặng và quên đi những sự phân tán như vậy thì ta phải thúc đẩy tất cả sự tập trung của ta vào trong hơi thở ra và thở vào, hãy tỉnh thức với tiến trình chuyển động của nó: bây giờ nó ra, bây giờ nó vào, tôi đang thở vào, và v.v... Sự thực tập này phải được hoàn thành trong một cung cách thật dịu dàng. Tôi đã thấy nó được giải thích trong những luận giải nào đó khi hành giả có một tâm thức tiêu cực của một sự thúc đẩy mạnh như sân hận, thì ta phải thở vào và thở ra một cách mạnh mẽ vì thế ta mới có thể vượt thắng những sức mạnh bạo hành của cảm xúc. Do bởi sức mạnh của chính những tâm thức ấy, khi ta thở vào một cách mạnh mẽ và tưởng tượng  rằng ta đang xua đuổi những cảm xúc ấy, dường như ta được giúp đở một cách hữu hiệu. Nếu ta đang làm tiến trình thở này chỉ để chiến thắng sự sao lãng, thì ta phải làm nó trong một cung cách dịu dàng, thầm đếm hơi thở vào và thở ra. Đây là vòng một ... vòng hai... và v.v...

Trong sự thực tập sáu yoga của Naropa, một tiến trình gọi là “xua tan những làn gió nhiễm ô qua chín vòng của hơi thở” được giải thích: Trước nhất ta thở vào qua lỗ mũi bên phải và thở ra qua lỗ mũi bên trái, sau đó ta thở vào qua lỗ mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải. Trong sự thực tập hổ trợ cho giai đoạn hoàn thành trong nghi thức Vajrayogini, do bởi sự nổi bật đặc biệt, sự thực tập phải được bắt đầu với lỗ mũi trái. Nhưng khi chúng ta thực tập trên căn bản của sáu yoga Naropa, thì trước nhất đóng lỗ mũi trái với lưng của ngón trỏ phải của ta và thở vào qua lỗ mũi phải, và rồi thì thở ra qua lỗ mũi trái trong khi đóng lỗ mũi phải; sau đó, đóng lỗ mũi phải với lưng ngón trỏ trái và v.v... Trong tiến trình này, mặc dù trong thực tế ta đang thở vào và thở ra qua những lỗ mũi, nhưng hãy tưởng tượng rằng những luồng gió đi ra và đi vào qua hai kinh mạch hai bên. Chúng ta cũng có thể thực tập mà không đóng lỗ mũi lại bằng tay. Điều này sẽ làm tĩnh lặng năng lực của bất cứ cảm xúc nào mà ta có, bởi vì nó ngăn chặn sự tăng cường nó. Năng lực mạnh mẽ của cảm xúc lặng xuống giống như nước đục trở nên trong sạch. Một tình trạng không đạo đức của tâm thức phải được chuyển hóa thành một tâm thức trung tính và rồi thì được chuyển hóa một cách thiện nghệ thành một thể trạng đạo đức.

6. Đã tập hợp được những chủ đề cần thiết, bất khi nào ta đang thực tập một cách thích đáng hay không tùy thuộc đích đáng vào động cơ của ta. Do thế, như được giải thích ở trên, thì ta nên trau dồi động cơ vào buổi sáng đó là ta sẽ sử dụng nó một cách hiệu quả nhất cho ngày hôm nay. Chúng ta phải phát triển một quyết tâm để làm cho ngày hôm nay đầy đủ ý nghĩa, vì hình thể con người quý giá này là đầy đủ ý nghĩa với sự tôn trọng đối với tiềm năng của nó. Thật khó khăn để hợp nhất tâm ta với đạo đức trong mọi lúc, nhưng hãy nghĩ: Trong khi tôi đang tiến hành sự thực đạo sư yoga này, tôi phải hợp nhất tâm tôi với giáo pháp mà không bị tác động bởi những thái độ thế gian. Chúng ta phải hướng tất cả những sự tập trung của ta với thời gian ngắn ngủi của buổi thực tập. Sự tập trung của ta càng mạnh mẽ hơn, thì sự thực tập của ta sẽ càng đầy đủ ý nghĩa hơn, và việc ta có thể có được của việc đạt được một hình thể con người có thực chất hơn. Hãy phản chiếu trên những chủ đề chẳng hạn như việc hiếm hoi của thân người quý giá, vô thường, sự chết và v.v... và hãy phát triển quyết tâm: Trong khi tôi đang tiến hành sự thực tập này thì tôi sẽ thực hiện nó tốt đẹp nhất như có thể; tôi sẽ không lãng phí kiếp sống này, và đặc biệt trong năm này, tháng này, ngày này, và chính trong giờ phút này! Khi ta tiếp nhận giáo huấn từ Đức Đạt Lai Lạt Ma thì nó không phải được hoàn thành một cách dối trá – đến với giáo huấn này với lòng nhiệt tình lớn, nhưng không làm gì thực hành khi bạn trở về chỗ của bạn. Theo một quan điểm, việc tiếp nhận giáo huấn và giả vờ rằng ta rất thích thú giống như lừa dối đạo sư. Mục đích của việc tiếp nhận những giáo huấn như vậy là để đem vào sự thực tập sau đó. Nếu ta đến để gặp một cuộc trình diễn nào đó, rồi thì tôi chỉ như một diễn viên, trong trường hợp sau khi đã thấy cuộc trình diễn thì ta ngay lập tức quên lãng mọi thứ; nhưng đây không phải là trường hợp như vậy.

Trải qua hàng ngày, hàng tháng, và hàng năm thì ta có thể mang đến một sự chuyển hóa tâm thật sự, vì nó là bản chất của tâm cho nên nó thích nghi với những gì quen thuộc. Ý thức không có hình tướng, do thế nó không có khả năng đề kháng lại chướng ngại và nó đi theo những gì quen thuộc và thông lệ. Mặc dù những cảm xúc phiền não không có hình tướng, nhưng chúng rất mạnh mẽ do bởi thói quen lâu đời của chúng ta. Mặc dù chúng ta tỉnh giác với những khuyết điểm và sai lầm của nó, nhưng chúng ta vẫn rơi vào sự ảnh  hưởng của nó do bởi thói quen của chúng ta. Nếu chúng ta liên tục làm quen chính mình với sự thực tập, thì cuối cùng ta có thể tác động một sự thay đổi nào đó.

Chúng ta có thể để ý thấy một sự khác biệt nào đó giữa thể tâm thức hiện tại của ta và mười năm trước. Mặc dù rất khó khăn để tôi giải thích với người khác tầm quan trọng của việc mang đến một sự chuyển hóa tâm, vì chính tôi đã không thể thực chứng một kỳ công như vậy, tuy nhiên nếu tôi so sánh thể trạng của tâm tôi hiện tại và của mười hay hai mươi năm trước, thì tôi thấy có một sự thay đổi nào đó trong sự thấu hiểu của tôi về tánh không, kinh nghiệm của tôi về tâm bồ đề, và v.v... Tối thiểu tôi biết phương hướng nơi tâm bồ đề nằm ở đâu! Những kinh nghiệm này chỉ xảy đến qua thực hành; chúng không phải là điều gì đó phát sinh một cách tự phát. Cho nên, qua việc quen thuộc đạt được từ việc rèn luyện trải qua hàng năm, thì tôi nghĩ là tôi thấy một sự khác biệt nào đó, một tác động nào đó trong tâm tôi – và tôi không hảnh diện về những thực chứng của tôi! Đức Đạt Lai Lạt Ma không phải sanh ra với năng lực để bay; nếu là trường hợp như vậy nó không khích lệ - trái lại, có thể làm chán nản.

Mặc dù, nhằm để làm cho mọi người phát triển niềm tin, chúng ta nói rằng Đức Phật có tất cả những đặc tính và phẩm chất, nhưng nếu chúng ta được thúc giục để noi gương ngài thì chúng ta có thể cảm thấy nản lòng và miễn cưởng, và nghĩ: Ô, làm sao tôi có thể đạt được như vậy! Nhưng chúng ta có thể noi gương những bậc thấp hơn như những vị Bồ tát trên con đường hành thiền, con đường thấy đạo, con đường chuẩn bị, và v.v... Đặc biệt, nếu chúng ta lấy thí dụ của những vị Bồ tát trong con đường thứ nhất, con đường tích lũy, thì ta sẽ can đảm hơn và có thể tích cực noi gương các ngài. Nó giống như khi người nào đó trong cuộc đua và và đối thủ đang ở xa phía trước – người ấy mất can đảm và hy vọng. Nhưng trái lại, ngay cả nếu người ấy rất mệt nhọc, nhưng nếu người ấy thấy người nào đó cùng chạy với mình thì người ấy sẽ lấy lại can đảm và nghĩ: Nếu tôi cố gắng lần cuối cùng thì tôi có thể bắt kịp người ấy và sẽ có được hy vọng thắng lợi. Trong cùng cách ấy, chúng ta nên lấy thí dụ về những thành viên của cộng đồng tăng đoàn và cố gắng để thi đua với họ và sẽ gia tăng lòng can đảm hơn.

Trong quá khứ, phong cách giảng dạy chung là những đạo sư vì lòng khiêm tốn luôn luôn nói rằng tự chính họ thiếu những sự thực chứng nhưng khuyến khích người khác tạo ra sự thực chứng. Đối với những cử toạ hiện đại, một phong cách như vậy dường như làm nản lòng. Trái lại, nếu các đạo sư nói rằng chính họ có một kinh nghiệm nào đó  qua hành thiền, và nếu phương pháp đó được giải thích, thì điều này có thể giúp cho người nghe có sự can đảm và ngưỡng mộ hơn; họ sẽ nghĩ: Nếu tôi cũng tiếp nhận những sự thực hành như vậy thì tôi có thể có được những kết quả giống như vậy.

Chỉ bởi vì thiếu sự thực tập mà chúng ta vẫn ở mãi tình trạng như vậy. Nếu chúng ta thực hành thì chúng ta có thể đem tới một sự thay đổi. Thế nên, sự thực tập của ta không nên giống như sự lừa đối Đức Đạt Lai Lạt Ma! Có những người khác trung thực hơn, họ đến nghe giảng dạy nhưng không thích thú lắm: họ ngủ gà ngủ gật! Họ có thể đến dự buổi thuyết giảng nhưng quá bận rộn nên không có thời gian để nghỉ ngơi tốt, và cảm thấy được nghỉ ngơi, thoải mái và ấm áp trong giảng đường! Nếu ta tiếp nhận giáo huấn với một động cơ trong trong sạch, thế thì ta đang tìm kiếm một loại lợi ích nào đó cho chính mình; lợi ích ấy chỉ có thể mang đến qua thực hành. Cung cách tốt nhất cho việc thực tập là thường lui tới nơi nào đó cô tịch, để là một ẩn sĩ; điều đó rất tốt, nhưng cũng rất khó khăn. Hơn thế nữa, nếu tất cả chúng ta trở thành ẩn sĩ thì tất cả chúng ta sẽ chết đói.

Cho nên chúng ta phải có thái độ: Tôi phải cố gắng tốt nhất trong thời gian ngắn mà tôi dấn thân trong sự thực hành Lama Chopa này, trong một hay hai giờ; tôi phải làm cho nó đầy đủ ý nghĩa nhất. Hãy quán chiếu vào tầm quan trọng của việc đạt được thân người quý giá này. Ta có thể nghe nhiều trường hợp nơi mà những người như chúng ta, dù đã được thân người nhưng chết. Điều này cho thấy rằng sự sống của chúng ta đã chấm dứt. Chúng ta thấy rằng khi một người chết đi thì của cải và người thân và v.v... phải bỏ lại, khi mà không có cách nào mà người ấy có thể mang theo. Khi chúng ta chết đi, thì chúng ta ngay cả phải bỏ lại thân xác của chính mình; cho dù nó được hỏa thiêu, bỏ xuống nước hay thiêu điện, cuối cùng không thể tìm ra dấu vết còn lại của nó. Cũng không có cách nào mang theo bạn bè; và cũng không có cách nào có đạo sư thật sự đi cùng ta. Trong khi chúng ta đang sống, có thể có những người khác có mong ước mạnh mẽ và ý chí mạnh mẽ hiến dâng mạng sống của họ cho ta – thí dụ, những người nào đó nói rằng họ sẽ hiến dâng mạng sống của họ vì Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thí dụ có những trường hợp người ta nói với tôi, “Tôi có thể từ bỏ mạng sống của tôi vì ngài” – nhưng khi một hoàn cảnh như vậy xảy ra thì họ có thể thoái lui! Có những người có thể thật sự hy sinh mạng sống của họ vì tôi, nhưng ngay cả như thế, khi tôi chết nó chẳng giúp được gì. Nhưng nếu tôi dấn thân trong sự thực hành suốt cuộc đời tôi mà trong ấy tôi đã sử dụng năng lực của tâm thức tôi để chuyển hóa nó, thì như vậy mới có ích lợi. Chúng ta có thể thấy một sự kiện rằng những thứ như thân nhân hay của cải không thể giúp gì vào lúc ấy.

Chúng ta có thể không bao giờ chắc khi hiện tượng gọi là sự chết sẽ đến; không ai có thể chắc chắn ta có thể sống bao lâu. Cho đến bây giờ chúng ta đã phải lệ thuộc vào những nhân tố bên ngoài như thực phẩm, áo quần, chỗ ở, và v.v... để duy trì sự sống của chúng ta, nhưng nếu chúng ta thẩm tra trong chi tiết thì chúng ta sẽ biết rằng không có gì chắc chắn đối với vấn đề chúng ta còn sống bao lâu. Cho nên hãy nghĩ: Nếu tôi chết hôm nay, tôi đã thực hành đủ rồi chứ? Nếu ta thực hành tốt và đã tịnh hóa những tiêu cực của ta và đã có những biểu hiện của một tương lai may mắn qua những giấc mơ và v.v... thì quá tốt; rồi thì chúng ta sẽ còn không hối hận gì cả. Nhưng nếu chúng ta chết hôm nay mà đã không thực hành đủ để mang đến những kết quả thuận lợi, thế thì điều quan trọng là kiểm soát nếu có một việc như tái sanh hay không. Nếu không có tái sanh, thế thì tốt thôi. Nhiều người không chấp nhận việc tái sanh vì họ không hiểu nó, nhưng không phải là họ đã bác bỏ sự tồn tại của nó. Nếu người ta cố giữ quan điểm rằng không có tái sanh, thì có nhiều điều mâu thuẫn vốn không thể giải thích. Trong Phật Giáo, khuôn thức chung tiếp cận là nếu một hiện tượng là điều gì đó vượt ngoài nhận thức kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta, thế thì nó phải được suy diễn ra hay được chứng minh qua lập luận hợp lý. Nếu hiện tượng có nhiều chứng cứ hơn để hổ trợ nó, và ít hay không có chứng cứ bác bỏ sự tồn tại của nó, thế thì ta phải thừa nhận sự tồn tại của nó. Bởi vì hiện tượng tái sanh có nhiều lý do hỗ trợ cho nó, thì nếu người ta vẫn giữ quan điểm đối kháng, rằng không có sự tái sanh, thì sẽ có nhiều mâu thuẫn. Ngoại trừ nói rằng chúng ta không thấy hay không nhớ lại những kiếp quá khứ, thì chúng ta không chứng cứ trên sự kiện nào rằng chúng đã không xảy ra. Cũng thế, có những trường hợp người ta nhớ lại những kiếp sống quá khứ; đây không chỉ một việc của quá khứ, nó thậm chí xảy ra bây giờ.

Những kiếp sống tương lai được hạn chế trong hai đặc trưng: những sự tái sanh thuận lợi và những sự tái sanh không thuận lợi. Những cảnh giới địa ngục và ngạ quỷ thì chúng ta không thấy, nhưng chúng ta có thể thấy những con thú được sanh ra, sống, và rồi chết đi. Chúng ta có thể thấy rằng có những cảm xúc đau khổ mạnh mẽ. Giống như hạnh phúc và khổ đau của chính chúng ta gây ra do bởi những hành vi quá khứ của chính chúng ta, cũng cùng cách ấy hạnh phúc và khổ đau của thú vật cũng được làm ra từ những hành vi quá khứ của chúng. Chúng ta biết rằng nếu chúng ta tích tập những hành vi tiêu cực thì chúng ta sẽ có sự tái sanh như những con thú và v.v... Hãy phản chiếu trên một sự kiện như vậy và hãy tưởng tượng những gì là số phận nếu chúng ta phải tái sanh như một con thú! Hiện tại, chúng ta đã đạt được thân người quý giá và cũng tranh đấu cho những quyền con người và v.v..., nhưng sẽ ra thế nào nếu chúng ta chết ngày mai và thụ thai trong một con chó cái? Mặc dù chúng ta đã đạt được thân người quý giá, nhưng chúng ta vẫn phải trải nghiệm nhiều đau khổ và luôn luôn bị quấy rầy bởi những điều không hài lòng, không thỏai mái, và v.v...; cho nên làm thế nào chúng ta tưởng tượng chịu nổi một số phận như vậy?

Nếu điều đó vượt ngoài khả năng của mình là một chuyện, nhưng nếu điều đó ở trong năng lực của mình, thì chúng ta phải phát triển quyết tâm: Tôi sẽ cố gắng hết sức. Nếu ta dấn thân trong sự thực hành đạo sư yoga này với một thái độ như vậy, thì tiến trình của ta sẽ rất rộng rãi, vì qua sự thực tập này thì chúng ta có thể để lại một dấu ấn trong tâm ta cho sự thực chứng toàn bộ con đường. Hãy nghĩ: Đã tiếp nhận sự quán đảnh và giảng giải, và những sự hướng dẫn và gia hộ và v.v... từ những đạo sư ân cần của tôi, như một cúng dường của sự thực chứng đến các ngài tôi sẽ tiếp nhận sự thực tập này hôm nay với sự tuyệt vời nhất trong năng lực của tôi.

Thái độ tinh thần đạo đức như vậy không nên bị tác động bởi nhưng tư tưởng vị kỷ, nhưng tốt hơn chúng ta phải quan tâm hơn với lợi ích của những chúng sanh khác. Cho nên, như được nói văn bản, những sự thực tập dự bị sơ bộ chẳng hạn như quy y, trau dồi tâm đạo đức, và bốn vô lượng tâm nên được thực hiện.

Quy y là điều phân biệt con đường đúng đắn và con đường sai lầm, và sự phát tâm bồ đề là điều phân biệt Đại thừa và con đường thấp hơn. Hai nhân tố này là tinh hoa của toàn bộ giáo pháp.

Quy Y

Để quy y trước nhất ta phải quán tưởng đối tượng quy y. Tuy nhiên, chúng ta có thể quy y mà không có sự quán tưởng thật sự đối tượng quy y, nhưng tốt hơn là bằng việc quán chiếu những phẩm chất của  Đức Phật, giáo pháp, và tăng già. Trong tam bảo, thì việc thông hiểu giáo pháp là điều quan trọng nhất. Tăng già (sanga) thì có ý nghĩa gì, đó là một bậc đã có sự thực chứng trực tiếp thứ nhất của giai đoạn học tập; một bậc đã thực chứng giáo pháp ở cấp độ cao nhất là một  Đức Phật. Hãy quán chiếu về những phẩm chất của giáo pháp. Chúng ta phải quy y Tam bảo từ tận chiều sâu của tim ta. Đôi khi thậm chí nó tốt hơn là thật sự quán tưởng những đối tượng, khác đi thì ta có thể có ý tưởng rằng khi ta thỉnh mời chư Phật thì các ngài xuất hiện, và nếu không thì các ngài không xuất hiện. Hơn nữa, chúng ta cũng có thể quy y mà không quán tưởng, bằng việc quán chiếu về những phẩm chất của chư Phật trong mười phương và các vị là con (Bồ tát) của các ngài. Nhưng nếu chúng ta thật sự quán tưởng những đối tượng quy y như được giải thích ở đây, thế thì ta có thể tiến hành việc quán tưởng dòng cam lồ chảy xuống từ các ngài – một dòng cam lồ tịnh hóa những tiêu cực của chúng ta và trao truyền cho chúng ta năng lực cảm hứng.

Một tiến trình của việc quán tưởng đối tượng quy y được biết như Kyatu Norbu Lug (Truyền Thống Trân Bảo của Hiện Thân); một phương pháp thứ hai được gọi là Lama De-nga (Năm Hội chúng Đạo sư), như được diễn tả trong thực hành lamrim Jorhcho được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ ba sáng tác. Chính ý tưởng này chung nhất cho việc quán tưởng đối tượng quy y và cho việc phát tâm bồ đề. Một truyền thống thứ ba được thấy ở đây trong Lama Chopa, thì rất giống với Năm Hội chúng, và là điều được diễn tả bên dưới.

Đối tượng của quy y được quán tưởng như: Ở phía trên, trong không trung ở trước mặt chúng ta, ở khoảng cách chẳng hạn nếu ta lạy phủ phục (nằm dài xuống) thì ta có thể chạm được với đầu những ngón tay, là một bảo tọa rất đắt giá được nâng đở bởi tám sư tử. Ở trung tâm và bốn hướng chính hãy quán tưởng năm bảo tọa nhỏ hơn. Ở bảo tọa trung tâm, vốn hơi lớn hơn, hãy quán tưởng bậc đạo sư của giáo huấn,  Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hình ảnh tinh thần của ta về  Đức Phật không nên giống như một bức tượng mà thay vì thế sống động và rực sáng.  Đức Phật phía tay phải là Di Lặc; bên trái là ngài Văn Thù Sư Lợi. Ngài Di Lặc được vây quanh bởi những đạo sư của dòng truyền thừa thực hành rộng lớn, bắt đầu bởi Vô Trước (Asanga), và ngài Văn Thù được vây quanh bởi những đạo sư của dòng truyền thừa quan điểm thậm thâm, bắt đầu với ngài Long Thọ. Phía sau  Đức Phật, hãy quán tưởng Kim Cang Trì vây quanh bởi những đạo sư của dòng truyền thừa kinh nghiệm. Thuật ngữ dòng truyền thừa kinh nghiệm (experience lineage) có nhiều ý nghĩa: ở đây, hãy lấy dòng truyền thừa thiền tập bổn tôn mà chúng ta thực tập chính yếu.

Phía trước, ở trung tâm hãy quán tưởng đạo sư gốc của mình, người ân cần trong ba cách và trong ngài ta có niềm tin mãnh liệt nhất. Thật sự, những thực hành sùng kính đạo sư thì ta không nên có bất cứ cảm giác cục bộ nào, thay vì thế ta phải thấy các ngài như những vị Phật thật sự, bắt đầu với vị thầy đầu tiên dạy ta những mẫu tự (abc). Nhưng đối với người bắt đầu chưa phát triển một thái độ như vậy, thì rất lợi ích để tập trung hơn vào một vị đạo sư, vị mà ta cảm thấy cuốn hút nhất và niềm tin mạnh mẽ nhất, và rồi sau này hãy hướng cảm giác đúng đắn vào những vị khác. Hãy quán tưởng rằng vị đạo sư trước mặt trong hình thể thông thường của ngài, nhưng nếu ngài có bất cứ khuyết điểm nào ở trên mắt ngài và v.v... thì không nên quán tưởng. Bằng trái lại, thì ngài nên được quán tưởng trong hiện tướng thông thường của ngài. Ngài được vây quanh bởi những vị đạo sư khác mà ngài đã tiếp nhận giáo huấn, tất cả các ngài ngó thẳng phía trước các ngài. Vì thế, tất cả có năm hội chúng đạo sư.

Hãy quán tưởng những bổn tôn thiền quán của bốn lớp tantra, sắp xếp có thứ tự trong những vòng tròn chung quanh năm hội chúng đạo sư. Trong vòng tròn trung tâm là những bổn tôn của tantra yoga tối thượng: tiếp theo là của tantra yoga, sau đó là tantra thực hiện, và rồi thì là tantra hoạt động. Bên ngoài những bổn tôn thiền quán là chư Phật, Bồ tát, anh hùng, dakini, v.v...

Chính mình được vây quanh với tất cả chúng sanh của sáu cõi. Như được Gungtang Rinpoche giải thích, thì thật tốt lành để quán tưởng tất cả trong hình tướng của con người vì đây là những hình tướng thích hợp cho việc thành tựu các chứng ngộ. Nhưng chúng ta cũng có thể quán tưởng họ trong hình tướng cá nhân của của họ vì thế chúng ta có thể phát lòng từ bi mạnh mẽ hơn tập trung vào số phận khổ đau của họ. Tôi nghĩ rằng trước nhất chúng ta có thể quán tưởng họ trong hình thể cá nhân của họ  và sau này, khi chúng ta làm quán tưởng về những dòng cam lồ chảy xuống và tịnh hóa những tiêu cực, thì hãy quán tưởng họ được chuyển hóa thành dáng vẻ con người. Như những bậc thầy quá khứ đã nói, “Những đối tượng của quy y trùm khắp không gian trong khi chúng sanh tràn ngập mặt đất.” Khi chúng ta quy y, hãy tưởng tượng tự mình giống như umdze, người chỉ huy tán tụng (duy na), trong khi trì tụng nghi thức quy y.

Quy y là có ý nghĩa gì, đó là ta đang tìm kiếm nơi trú ẩn cho một sự sợ hãi nào đó. Tất cả những đối tượng ở trước mặt ta được biết như nguyên nhân của quy y, vì tất cả phục vụ như nguyên nhân để mang đến kết quả của quy y trong ta. Chúng ta phải tự giao phó mình cho những đối tượng này từ chiều sâu của tâm khảm ta, và ta phải thấy những đối tượng này như những bậc bảo vệ ta. Thể trạng kết quả của những sự thực chứng của chính ta, việc trở thành một bậc thánh giả và thành tựu Phật Quả. – vốn tùy thuộc vào sự thực chứng của chính ta trên con đường – được gọi là kết quả của sự quy y. Một người khó khăn trong việc tìm kiếm sự giúp đở của một viên chức cao cấp là giống với một người nào đó đang tìm kiếm sự quy y trong nguyên nhân quy y. Nhưng tùy thuộc vào sự bảo vệ của những người khác mãi mãi không là một sự can đảm trong cuộc sống; do thế, tự ta phải cố gắng để đạt được một thể trạng nơi mà ta không còn phải lệ thuộc trên một sự quy y như vậy, và điều này giống như việc quy y trong kết quả Phật, Pháp, và Tăng. Đó là tiến trình của việc tiếp nhận quy y của một người có năng lực và can đảm cao độ. Việc thực hành này phải được hoàn tất không chỉ vì lợi ích của chính ta thôi mà đúng hơn là vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Khi chúng ta trau dồi một sự ngưỡng mộ như vậy tập trung hướng đến việc thành tựu thể trạng toàn giác toàn tri, là rất giống với việc phát tâm bồ đề. Một hành giả  Đại thừa(13) là can đảm hơn và cũng là có những năng lực cao nhất.

Nhằm để có một sự thực tập thích đáng về quy y, thì chúng ta nên nghĩ về những lý do cho việc tiến hành quy y với những đối tượng như vậy. Ở đây chúng ta phải quán chiếu trên những nguyên nhân của quy y. Nếu ta tự do với tất cả mọi sự sợ hãi và khổ đau, thế thì chúng ta không phải quy y với ai; nhưng vì không phải như vậy, cho nên chúng ta phải tiếp nhận sự quy y trong những vị nào đó đã đạt được một thể trạng thoát khỏi khổ đau. Do thế, thật cần thiết để quán chiếu để phản chiếu vào những khổ đau chung và đặc thù của cõi luân hồi và để thấu hiểu rằng Tam Bảo sở hữu năng lực để cứu chúng ta khỏi những nguy hiểm như vậy. Điều này không chỉ áp dụng cho riêng ta mà cũng là cho tất cả chúng sanh. Hãy quán chiếu khổ đau của chính mình và cũng như của những chúng sanh khác: chúng ta bị làm đau khổ hiện tại như thế nào và cũng có khả năng cho chúng sanh bị tác hại bởi khổ đau trong tương lai. Những nguyên nhân cho khổ đau tương lai mà chúng ta có là chính bên trong chúng ta giống như kho tàng dự trử của những vị vua. Nếu không có sự giải thoát khỏi khổ đau và sợ hãi như vậy, thì đó là một vấn đề, nhưng không là trường hợp như vậy. Cho nên chúng ta phải tìm kiếm phương tiện mà nhờ đó chúng ta có thể thoát khỏi chúng. Một sự tự do như vậy có thể đạt được bằng việc hiện thực hóa những sự diệt độ (ngừng dứt), vốn đòi hỏi sự thực tập về lẽ thật của con đường. Vì điều này, thì thật cần thiết để tìm kiếm sự bảo vệ của  Đức Phật là bậc có thể chỉ cho chúng ta con đường thích đáng. Cũng thế, chúng ta cần một cộng đồng tăng già như những người đồng hành. Và chúng ta cần đạo sư với một sự hướng dẫn chúng ta thật sự trên con đường.

Về ba đối tượng quy y này, điều quan trọng nhất là giáo pháp, vốn bao hàm những sự diệt độ và thực chứng của con đường hướng dẫn tới đấy. Chính giáo pháp vốn thật sự bảo vệ chúng ta khỏi sự sợ hãi; thí dụ, những sự diệt độ trong dòng tương tục tinh thần của Đức Phật bảo vệ ngài khỏi tất cả mọi sự sợ hãi. Vì vậy thì nhất thiết phải có một sự thông hiểu rất tốt về những gì gọi là giáo pháp. Vì điều này, tôi nghĩ, cần thiết phải có một sự thông hiểu rất tốt về
tứ diệu đế (bốn sự thật). Điều này hóa ra đòi hỏi một sự thông hiểu về nhị đế (hai sự thật), mà không có thì khó mà phát sinh một sự tin tưởng chắc chắn trong tứ diệu đế. Cho nên,  Đức Phật đã ban cho những giáo huấn của ngài trên căn bản, hay trên sự lệ thuộc, vào nhị đế. Nếu niềm tin của ta căn cứ trên sự thông hiểu về tứ diệu đế, hay nhị đế, thì chúng ta sẽ có một niềm tin mãnh liệt trong tính không thể sai lầm của những đối tượng quy y; chúng ta sẽ có thể nhận ra sự sợ hãi và cũng trau dồi niềm tin vững chắc mà những đối tượng của quy y như vậy có năng lực để bảo vệ chúng ta khỏi sự sợ hãi này.

Vì vậy nếu chúng ta tìm sự quy y trong một bậc như  Đức Phật vốn đã thực chứng một thể trạng như vậy, thì ngài có thể chỉ cho chúng ta con đường xuyên qua mà ngài có kinh nghiệm.  Đức Phật ngay trước mặt ta đã hiện thực những gì được gọi là lẽ thật của con đường, những sự thực chứng, và đã loại trừ tất cả những đối tượng của tiêu cực và đạt được diệt độ (ngừng dứt), một thể trạng như vậy là có thể và tồn tại như một đối tượng của tri thức. Chúng ta có thể thấy sự khả dĩ của một thể trạng như vậy qua những lý luận(14) được sử dụng để minh chứng nhận thức trực tiếp của hành giả du già (yoga). Kể từ ấy chúng ta sẽ thấu hiểu chư Phật trước mặt ta là tồn tại ngay bây giờ và không chỉ là những nhân vật lịch sử, và những người khác có thể có khả năng để thực chứng một thể trạng như vậy. Nó vượt xa yêu cầu mà chúng ta mong muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, cho nên chúng ta phải hiện thực những gì gọi là lẽ thật của con đường nhằm để thành tựu kết quả. Do thế, thật cần thiết để có một sự hướng dẫn, một đạo sư, vị có thể chỉ cho chúng ta con đường đúng đắn. Vì thế chúng ta nhận ra rằng Tam Bảo như những đối tượng của quy y là không thể thiếu được và cũng là Tam Bảo không lừa dối khi người ta tìm kiếm nơi nương tựa trong Tam Bảo.

Với sự quán chiếu như vậy, thì việc quy y Phật, Pháp, Tăng, là tự giao phó bản thân mình cho Tam Bảo từ chiều sâu của trái tim ta. Mục tiêu tối hậu của việc làm như vậy là để trau dồi những sự thực chứng mang đến sự diệt độ (ngừng dứt) vọng tưởng và những dấu vết của chúng trong dòng tương tục tâm thức của chính mình và của những chúng sanh khác. Vì vậy, hãy xem  Đức Phật như vị hướng đạo người sẽ hướng dẫn chúng ta trên con đường; giáo pháp như con đường thật sự; và tăng đoàn như những người đồng hành quý báu trên con đường. Trên căn bản của một cảm nhận mạnh mẽ như vậy về niềm tin, hãy đọc lại những nghi thức quy y hoặc là chung với nhau – “Tôi quy y Phật, Pháp, Tăng” – hay một cách cá nhân. Cộng thêm với Tam Bảo, một đối tượng của quy y nữa là đạo sư. Trong thực tế không có đạo sư riêng biệt; đạo sư thật sự bao gồm hoặc trong Phật hay Tăng già, nhưng bởi vì chính là đạo sư người giới thiệu chúng ta, và mang đến sự ngưỡng mộ và gia hộ của Tam Bảo trong tâm thức chúng ta, cho nên chúng ta đặc biệt quy y trong đạo sư trước nhất.

Chúng ta không nên xem đạo sư như một bậc nào đó hơn Đức Phật. Tôi có một người bạn Âu Mỹ, đã nói với tôi trên đường hành hương rằng, những vị thật sự được xem như đạo sư thì như hơn chính Đức Phật. Ông ta nói ông không thích như vậy, và tôi cảm thấy rằng ông đúng. Nếu thái độ của người ta đối với Đức Phật, sự hiện hữu của ngài là không bằng chính đạo sư của người đó, như vậy thì không tốt lắm. Bởi vì đạo sư yoga được nhấn mạnh rất nhiều trong Phật Giáo Tây Tạng, cho nên một số người hiểu sai, nghĩ rằng người Tây Tạng có bốn đối tượng quy y, thêm một (quy y tứ bảo), và do thế thật thích đáng để gọi Phật Giáo Tây Tạng là Lạt Ma Giáo!

Đạo sư là một người mà với người ấy chúng ta có thể tiếp xúc thân mật và với người ấy ta có một mối quan hệ đạo sư-môn nhân. Chỉ qua đạo sư của chúng ta mà chúng ta mới có thể tiếp nhận giáo huấn và hướng dẫn.  Chính Đức Phật là một bậc siêu việt như vậy; về phần chúng ta thì đạo sư chỉ là một đối tượng của sự ngưỡng mộ và cầu nguyện. Chúng ta có thể đến những nơi thiêng liêng như Bồ Đề Đạo Tràng và Kushinagara và cầu nguyện với ngài, nhưng đó là tất cả mà chúng ta có thể làm, mặc dù có thể có một vài ngoại lệ nơi mà một người nào đó có thể có một sự tiếp xúc thật sự. Do thế, người ân cần nhất đối với chúng ta là đạo sư. Như được nói:

Nếu ta thông hiểu, không chỉ đơn thuần là từ ngữ,
Cung cách mà trong đó chư Phật và chư Bồ tát của quá khứ
Cứu giúp chúng sanh trong thời hiện tại,
Nó hướng xuống đến những đạo sư phẩm chất.


Thi kệ này rất là mạnh mẽ.

Cho nên chúng ta phải giao phó chính mình cho bốn đối tượng này của quy y từ chiều sâu của tâm khảm ta, không chỉ của ngôn ngữ mà thôi, và vì thế lập lại nghi thức. Trong nghi thức quy y Tam Bảo mà chúng ta thông thường trì tụng, dòng có liên quan đến đạo sư là rất tác động và mạnh mẽ.

Khi chúng ta quy y, hãy hướng sự tập trung của mình chính yếu vào đạo sư gốc của mình, nhưng cũng vào những đạo sư khác, những vị mà chúng ta đã từng học hỏi. Sau đó lập lại nghi thức, “Tôi quy y đạo sư (NAMO GURUBHYAH)” cho đến khi có tác động nào đó vào tâm ta. Sự thực tập của chúng ta về quy y không nên được đánh giá bằng số lần trì tụng mà ta làm! Hãy tượng tượng rằng tất cả chúng sanh cùng loại thái độ và năng lực mạnh mẽ của tâm thức và cũng đang trì tụng cùng nghi thức trong sự đồng thanh. Hãy làm cho những lời cầu nguyện nhiệt thành từ chiều sâu của tâm khảm ta, và hãy tưởng tượng những dòng cam lồ tuôn chảy từ đạo sư, đặc biệt từ đạo sư gốc của ta, đi vào thân thể ta và thân thể của chúng sanh. Hãy tưởng tượng rằng những dòng cam lồ chuyển động xuống những tia sáng rực rỡ vốn hiển hiện từ thân của đạo sư gốc. Chúng tịnh hóa tất cả những tiêu cực mà chúng ta đã làm qua những kiếp sống quá khứ, đặc biệt là những tiêu cực đã quấy rầy tâm thức của chư đạo sư, và những tiêu cực hiện hữu trong mối quan hệ tới những thân, miệng, và ý của chư đạo sư, và đã từng gây chia rẽ hay xúc phạm đạo sư. Tất cả những điều này không ngoại lệ được tịnh hóa, và chúng hiện ra từ thân của chính ta và tất cả chúng sanh trong khía cạnh đen, dung dịch đen như mực. Hãy tưởng tượng rằng tất cả những tiêu cực được tịnh hóa, và hãy nghĩ rằng chúng ta tiếp nhận sự truyền cảm hứng và những sự gia hộ.

Tiếp theo, hãy trì tụng nghi thức quy y Phật, sử dụng cùng loại quán tưởng. Khi ta trì tụng việc quy y Pháp, ta phải tập trung vào giáo pháp thật sự, sự diệt độ (ngừng dứt) và những sự thực chứng, quán tưởng trong hình thức những kinh điển trước mỗi sơ đồ ruộng công đức. Chúng ta phải tưởng tượng những luồng cam lồ tuôn chảy từ những kinh điển này và làm những sự quán tưởng của việc tịnh hóa.

Trong khi quán tưởng tất cả những việc quy y này, hãy tưởng tượng những tiêu cực được tịnh hóa và đặc biệt những tiêu cực đã làm trong mối liên hệ đến liên quan đến đối tượng quy y. Thí dụ, giáo pháp, những tiêu cực của việc phủ nhận giáo pháp, để những kinh sách trên nệm hay bước qua, v.v... và những tiêu cực đã làm bởi những người thủ lợi từ việc buôn bán kinh điển và hình tượng, v.v... Có nhiều tiêu cực đã làm trong mối liên hệ với giáo pháp. Khi chúng ta sống trong cộng đồng tăng đoàn, chúng ta đã tạo ra nhiều tiêu cực đặc biệt trong mối quan hệ với tăng đoàn. Đôi khi chúng ta phỉ báng hay nói năng chống lại những người nào đó và v.v... Gungtan Rinpoche đã nói rằng tất cả những hạnh phúc của chúng sanh, kể cả loài người và chư thiên, tùy thuộc vào giáo huấn, mà sự tồn tại vốn tùy thuộc vào cộng đồng tăng già. Do thế, nếu ai đấy biển thủ sở hữu của cộng đồng tăng già, thì đó là một tiêu cực lớn. Hãy tưởng tượng rằng tất cả những tiêu cực hay thiếu sót có thể đã làm trong mối liên hệ đến những đối tượng của quy y đã được tịnh hóa.

Hãy quy y trong bốn đối tượng – đạo sư, Phật, Pháp, Tăng – và trì tụng nghi thức cùng thực hiện sự quán tưởng những dòng cam lồ tuôn xuống và v.v... hãy tưởng tượng rằng tất cả những tiêu cực của tất cả chúng sanh chung quanh ta, đặc biệt những người đã làm trong mối quan hệ với Tam Bảo và đạo sư, phát ra từ thân thể họ trong dạng những dung dịch đen như mực và thấm vào lòng đất. Hãy tưởng tượng rằng tất cả những tiêu cực này tuôn vào miệng của những linh thức tổn hại, làm hài lòng họ, hay vào miệng của Diêm Ma (Yama) cư trú dưới mặt đất, và làm ông ta hài lòng. Qua năng lực những sự gia hộ của Tam Bảo và cũng là năng lực của chính sự cầu nguyện của ta, những tiêu cực thật sự trở thành như cam lồ và làm hài lòng họ. Như được nói rằng, một khi hài lòng, miệng của họ được niêm lại với một bánh xe bằng vàng. Tầm quan trọng của việc quán tưởng phải được thực hiện với một sự thực tập cho việc kéo dài tuổi thọ. Hãy quán tưởng rằng ta và tất cả những chúng sanh khác được đặt dưới sự chăm sóc của những đối tượng quy y này. Vì vậy, thực hiện việc quán tưởng ba đặc trưng của sự thực tập quy y: tịnh hóa, tiếp nhận những cảm hứng, và được đặt dưới sự chăm sóc của nhứng đối tượng quy y. Đó là việc tạo thành sự quy y. Nếu có thời gian ta nên lập lại sự thực tập này càng nhiều càng tốt, cho đến khi điều gì đó tác động trong sự tương tục tinh thần của ta.

Phát Tâm Vị Tha

Tiếp theo là phát tâm bồ đề. Hãy quán chiếu trên sự kiện rằng tất cả chúng sanh chung quanh ta đã từng là mẹ ta trong vô lượng kiếp sống. Chúng ta cũng có thể phản chiếu trên kỷ năng hoán đổi tự thân và người khác. Tất cả chúng sanh vô số như hư không là bình đẳng trong điều là họ không muốn khổ đau và thật muốn hạnh phúc. Hãy nghĩ rằng hạnh phúc và số phận của chúng sanh vô số như hư không thật rất quan trọng. Hãy phản chiếu trên sự kiện rằng tất cả chúng sanh đã từng ân cần tử tế với ta trong nhiều cách. Như được giải thích trong
Nhập Bồ tát Hạnh (Bodhisattvacharyavatara), thì có nhiều lý do cho việc trau dồi tâm bồ đề. Hãy tập trung trên những điều đó và phát tâm từ bi cho chúng sanh. Rồi thì, trên căn bản của lòng từ bi và tình yêu chúng ta phải trau dồi tâm bồ đề thật sự. Cũng thế, hãy nhớ rằng tất cả chư Phật trong quá khứ đã đạt được Giác Ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh và rằng hành động của các ngài là nhằm mục đích mang đến lợi lạc cho chúng sanh; cho nên, như một môn đồ của  Đức Phật thì nhiệm vụ của chúng ta là phải làm trọn vẹn những nguyện ước của chư Phật. Do vậy hãy nghĩ rằng: Về phần tôi thì tôi không được từ bỏ chúng sanh; ngay cả nếu nó là rất nhỏ, tôi phải làm một sự cống hiến đến hạnh phúc của những chúng sanh khác – ngay cả nếu nó chỉ là lời trì tụng cầu nguyện; do thế, tôi phải dành mọi nỗ lực và khả năng mà tôi có nhằm để cung ứng hạnh phúc cho tất cả chúng sanh; và ngoại trừ tôi đạt được thể trạng Giác Ngộ, thì không có cách nào khác mà tôi có thể mang đến lợi lạc cho họ.

Hãy trau dồi một tâm bồ đề đem lại bởi thái độ tuyệt vời cùng tình yêu và từ bi. Chúng ta có thể làm điều ấy trên căn bản của việc trì tụng thi kệ “Sangye Chotsogma”(15). Như hai câu đầu liên hệ đến quy y, ta phải lập lại chúng nhiều lần khi chúng ta tiếp nhận quy y. khi ta trì tụng hai câu tiếp theo, hãy phản chiếu trên việc phát tâm bồ đề. Nếu chúng ta thực hành điều này trên căn bản của nghi thức này, hãy lập lại nó cho đến khi có điều gì đó tác động trong tâm ta.

Ở đây, chúng ta có thực tập điều được gọi là “tâm bồ đề, tiếp nhận đem kết quả vào con đường.” Hãy tưởng tượng rằng khi ta đang dấn thân trong những sự thực tập vô cùng giá trị của việc quy y và trau dồi thái độ vị tha của tâm bồ đề, Đức Phật rất vui lòng, và những dòng cam lồ tuôn chảy xuống từ ngài. Một mô hình bản sao của Đức Phật xuất hiện và hòa tan vào trong ta. Hãy trau dồi tâm bồ đề và hãy tưởng tượng rằng ta phát sinh thành chính Đức Phật. Những nhân bản của Đức Phật, tương đương với số chúng sanh, xuất hiện từ thân thể ta và hòa tan vào trong chúng sanh. Những tiêu cực được tịnh hóa và họ trở thành Giác Ngộ và xuất hiện trong hình dạng của Đức Phật. Điều đó được gọi là “phát sinh tâm tiếp nhận kết quả vào trong con đường.” Vì trong thực tế chúng ta chưa trở thành Giác Ngộ, nên sự thực tập này được hoàn thành chỉ trong cấp độ tưởng tượng. Sau đó hãy nghĩ: Mặc dù tôi đã trau dồi một thể trạng cao quý như vậy của tâm thức, nhưng nó chỉ là trong sự tưởng tượng của tôi; điều gì đã ngăn trở sự thực chứng của tôi về thể trạng ấy trong thực tế? Chúng ta sẽ thấy rằng đó là bởi vì tâm chúng ta bị bám chặc bởi các cảm xúc và thái độ thành kiến đối với người khác.

Chúng ta phải chịu đựng đau khổ mặc dù chúng ta không muốn. Chúng ta biết rằng nguyên nhân của nó là năng lực của những cảm xúc phiền não của chính chúng ta. Nhằm để vượt thắng những năng lực tiêu cực này và cân bằng thái độ của chúng ta đối với tất cả chúng sanh, thì chúng ta phải dấn thân trong sự thực tập trong bốn vô lượng tâm(16), bắt đầu với hành xả. Mỗi vô lượng tâm tự nó có bốn nhân tố - mong muốn vô lượng, nguyện ước vô lượng, thái độ vô lượng, và cầu nguyện vô lượng. Hãy nghĩ: Mặc dù tôi đã hoàn tất việc hành thiền này, nhưng nó chỉ ở trên mức độ tưởng tượng. Nhân tố vốn ngăn trở ta hiện thực một thể trạng như vậy là sự thay đổi thất thường của những cảm xúc phiền não mà ta đã trải nghiệm trong mối quan hệ với những chúng sanh khác. Sau đó hãy trau dồi bi mẫn vô lượng và hành xả vô lượng và v.v..., thỉnh cầu đạo sư-bổn tôn cho phép chúng ta trau dồi chúng trong chính chúng ta. Sự thực tập bốn vô lượng tâm là một thúc đẩy cho việc thực hành tâm bồ đề.

Từ chỗ này trở đi, luận giải sẽ căn cứ trên những thi kệ của chính Lama Chopa.

1-Từ trong đại lạc tôi biểu hiện như một đạo sư-bổn tôn;
Từ thân thể tôi một sự dồi dào các tia sáng tỏa chiếu ra khắp mười phương
Chuyển hóa môi trường và chúng sanh ở trong ấy.
Tất cả sắp hàng một cách hoàn hảo nhất với chỉ những phẩm chất thuần khiết vô cùng.

Trong văn bản này, những sự thực tập của tự phát sinh và thánh hóa của môi trường đến trước nhất. Có một truyền thống nơi những điều này được tiến hành sau, nhưng chúng cũng có thể được hoàn tất trong thứ tự này, bởi vì không ai nên thực hành Lama Chopa nếu chưa nhận sự quán đảnh mật tông cao cấp. Chúng ta quán tưởng kinh nghiệm của đại lạc trong lễ quán đảnh và vì vậy đã được giới thiệu với tuệ trí này của đại lạc và tánh không. Ở điểm này, ta nên nghĩ về kinh nghiệm của đại lạc. Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và sắp trở nên tỉnh táo sau sự say ngủ, thì sẽ rất tốt nếu ta có thể nghĩ rằng ta đang tỉnh giác bởi những bài ca của tánh không. Bạn có làm thế không? Ta nên làm, ngay cả nếu chỉ ở cấp độ tưởng tượng, kinh nghiệm về linh quang của giấc ngủ và từ trong ấy linh quang phát sinh như bổn tôn. Tiến trình của việc phát khởi thành bổn tôn vào buổi sáng không nên dần dần như con quạ bé biến thành màu đen, mà thay vì thế ta phải phát sinh thành bổn tôn ngay thời khắc ta tỉnh giấc. Mặc dù trong thực tế, ta là người bình thường, nhưng tối thiểu trên cấp độ tưởng tượng thì ta có thể phát sinh thành thủ chúng bổn tôn thiền tập mà ta thực tập – đó là, bổn tôn hành động của bổn tôn thiền tập đặc thù ấy. Nếu, thí dụ, chúng ta đang thực hành Yamantaka, thì ta phải sinh khởi thành Yamantaka đơn giản, một mặt và hai tay. Cũng thế, hãy trau dồi sự trong sáng của việc quán tưởng. Bất chấp ta đã chánh niệm về bổn tôn hay không vào buổi sáng, thì sẽ rất tốt để phát khởi như bổn tôn vào lúc bắt đầu của buổi tu tập. Do thế, cũng thích hợp để tiến hành những sự thực tập này phù hợp với thứ tự thấy trong văn bản, vốn là truyền thống của Khedup Sangye Yeshe.

Việc sử dụng thuật ngữ “biểu hiện như một đạo sư-bổn tôn” là để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thấy bổn tôn thiền quán như không tách rời với đạo sư. Vì đạo sư yoga giống như sinh mệnh của con đường, để thấy tầm quan trọng cực kỳ của nó Khedup Sangye Yeshe và Gyalwa Ensapa tạo ra những thuật ngữ như “Lama Lozang Thubwang Dorje Chang,” “Guru Chakrasamvara,” “Guru Akshobhya”, và v.v... Như đạo sư của Sangye Yeshe là Ensapa Lozang Dhondrub, ngài thậm chí mở rộng việc gọi những bổn tôn thiền quán của ngài bằng những tên Lozang, như “Lozang Chakrasamvara,” “Lozang Akshobhya,” và v.v...

Ở điểm này, chúng ta có thể hành thiền về ba thân. Cho việc ấy, trước nhất hãy tự hòa tan vào tánh không và thiền quán về tánh không. Hãy quán chiếu, tối thiểu với nỗ lực, trên sự kiện rằng tất cả mọi hiện tượng không tồn tại cố hữu. Hãy tưởng tượng rằng tâm ta phản chiếu về tánh không đang trải nghiệm đại lạc. Trên căn bản của điều ấy, hãy nghĩ rằng đây là thân chân thật, và hãy trau dồi niềm tự hào thiêng liêng tập trung vào đấy. Sau đó, qua xu hướng của việc sinh khởi thành thân thụ hưởng, hãy quán tưởng một chùm tia sáng. Tiếp theo, qua năng lực của xu hướng để phát sinh thành một thân hóa hiện, hãy tưởng tượng ngay lập tức sinh khởi thành một Yamantaka đơn giản, một mặt, hai tay.

Từ toàn bộ thân thể của bổn tôn, và đặc biệt từ âm tiết HUM tại trái tim, những tia sáng tỏa ra khắp mười phương và tịnh hóa môi trường cũng như các chúng sanh trong ấy, chuyển biến tất cả thành một biểu hiện của đại lạc và tánh không. Vì chúng ta tưởng tượng rằng chúng ta phát sinh tuệ trí hạnh phúc tập trung trên tánh không, và vì tất cả mọi hiện tượng là những biểu hiện của tánh không, cho nên qua sự tưởng tượng của chúng ta thì chúng ta có thể thấy rằng tất cả mọi hiện tượng cũng là sự biểu hiện của đại lạc kết hợp với tánh không. Đó là vấn đề chúng ta thánh hóa môi trường và chúng sanh trong ấy. Cho nên, môi trường ô nhiễm trở thành khu lâu đài cực lạc thuần khiết và chúng sanh trong ấy là những bổn tôn nam nữ thanh tịnh, thiêng liêng.

Chúng ta có thể trau dồi những thái độ này ngay sự thực tập đầu tiên khi chúng ta thức giấc, sau đó dấn thân trong những sự thực tập khác chẳng hạn như lễ phủ phục, đi nhiễu quanh, và v.v..., và rồi thì làm những việc thường ngày của ta chẳng hạn như ăn điểm tâm sáng. Nếu thực hành tu tập nghi quỹ rất sớm, thì hãy làm việc ấy sau khi ta đã tắm rửa. Mặc dù chúng ta đã trau dồi sự quán tưởng trong sáng và niềm tự hào thiêng liêng như một bổn tôn, thì cũng không mâu thuẩn để thực hành việc quy y và v.v... Giống như ta làm trong khi thiền quán và trì tụng Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva) vốn được tiến hành vào lúc khởi đầu của một nghi quỹ, hãy duy trì hiện tướng thiêng liêng và niềm tự hào thiêng liêng mà không nhấn mạnh chúng trong những sự thực tập như vậy.

2- Từ thể trạng của một tâm cao thượng, đạo đức trắng,
Tôi và tất cả vô lượng chúng sanh, mẹ tôi ngày xưa
Từ lúc này cho đến sự Giác Ngộ tối thượng của chúng tôi
Xin nguyện quy y đạo sư và Tam Bảo
.
3- NAMO GURUBHYAH,
NAMO BUDDHAYA,
NAMO DHARMAYA,
NAMO SANGHAYA.

Ở đây, động cơ thích đáng là tâm bồ đề, thái độ vị tha. Ta nên trau dồi một tâm như thế, ngay cả nếu là mô phỏng, thì cũng mạnh mẽ nhất như có thể.

Hãy quán tưởng những đối tượng quy y như được giải thích phía trước, hay ta có thể quán tưởng Tam Bảo giống như ruộng công đức, bỏ đi cây như ý và biển sữa. Rồi thì, đã quán tưởng như vậy, từ chiều sâu của tâm ta thì ta nên phản chiếu sự sợ hãi, niềm tin, và sự chắc chắn. Qua sự tổng hợp của những nhân tố này, hãy tìm cầu sự quy y với niềm tin mạnh mẽ và rồi trì tụng NAMO GURUBHYAH, cho đến khi có điều gì tác động trong tâm ta. Nếu bạn không thể tìm thấy phiên bản Sanskrit rất ảnh hưởng, thì ta có thể nói những câu ấy bằng tiếng Tạng hay ngôn ngữ của chính mình. Nhưng nếu dễ dàng cho ta, thì hãy sử dụng phiên bản Sanskrit vì nó có năng lực đặc biệt. Cho nên, hãy đọc những lời cầu nguyện thỉnh cầu đến những đối tượng quy y và thực hiện sự quán tưởng những dòng cam lồ chảy xuống và v.v... như đã được diễn giải phía trước.

4- Vì lợi ích của tất cả những bà mẹ chúng sanh
Tôi phải trở thành một đạo sư-bổn tôn,
Và vì vậy hãy đặt tất cả chúng sanh
Vào trong thể trạng tối thượng của một đạo sư-bổn tôn


Đây là phát tâm bồ đề. Vì lợi ích của tất cả những bà mẹ chúng sanh, đã trở thành đạo sư-bổn tôn, tôi phải đặt tất cả họ trong cùng thể trạng mà tôi đã tự hiện thực. Đối tượng của xu hướng cho việc trau dồi tâm bồ đề là vô lượng chúng sanh. Chúng ta đem lại lợi ích cho chúng sanh bằng việc đặt để họ trong thể trạng của Phật Quả, và cung cách mà trong ấy chúng ta có thể hoàn thành sự lợi lạc như thế là bằng việc chỉ cho họ con đường đúng đắn. Chỉ có một  Đức Phật , bậc có đủ khả năng để mang lại một lợi ích như vậy; do thế, vì lợi ích của những bà mẹ chúng sanh, hãy phát triển động cơ: Tôi phải đạt đến thể trạng có một khả năng như vậy.

5- Vì lợi ích của tất cả những bà mẹ chúng sanh
Tôi phải nhanh chóng, nhanh chóng, trong chính kiếp sống này,
Đạt được thể trạng của một  Đức Phật nguyên sơ, đạo sư-bổn tôn

6- Tôi phải giải thoát tất cả những bà mẹ chúng sanh khỏi khổ đau
Và hướng dẫn họ đến đại lạc của Phật Quả.
Để đạt đến kết quả này, bây giờ tôi phải thực tập
Con đường thậm thâm của đạo sư-bổn tôn yoga.

Đây là những gì được biết như sự phát sinh đặc biệt của tâm, vốn không thể được trau dồi bởi những vị Bồ tát với lòng can đảm hạ liệt. Nó nguyện: Tôi sẽ giải thoát tất cả những bà mẹ chúng sanh khỏi khổ đau và hướng họ đến đại lạc của Phật Quả. Hãy nghĩ: Vì lợi ích của việc giúp đở tất cả chúng sanh tôi phải đạt đến thể trạng Giác Ngộ - sự kết hợp của thân huyển ảo và linh quang – trong một thời gian ngắn nhất như có thể, và vì mục đích ấy tôi sẽ dấn thân trong sự thực tập đạo sư yoga này. Thái độ nguyện ước mang đến lợi ích như vậy và đặt tất cả chúng sanh trong Phật Quả không chỉ là một thể trạng giải đải của tâm, đúng hơn nó là một tâm khẩn thiết. Đó là một tâm khao khát đạt được Giác Ngộ trong một kiếp sống, và trong một thời gian ngắn nhất như có thể. Đối với những từ “nhanh chóng, nhanh chóng,” từ “nhanh chóng” thứ nhất liên hệ đến thời điểm mười hai năm, từ “nhanh chóng” thứ hai liên hệ đến thời gian ngắn nhất như có thể, đó là ba năm.

Loại thái độ tốt nhất là, đã phản chiếu trên số phận của chúng sanh: Tôi không thể chịu đựng khi thấy khổ đau của chúng sanh thêm một khắc nữa. Nếu một tâm thức băn khoăn như thế được gây ra bởi động cơ này, thì đó là loại thái độ tuyệt vời nhất. Trái lại, nếu ta nghĩ: Tôi phải đạt được Phật Quả một cách nhanh nhất như có thể vì thế tôi có thể hưởng thụ một trạng thái hạnh phúc, thì năng lực của tâm ta sẽ không quá mạnh mẽ. So sánh với động cơ sau, thì việc trau dồi quyết tâm để thành tựu Phật Quả vì lợi ích của tất cả chúng sanh ngay cả nếu ta phải trải qua những sự thực hành trong ba vô lượng kiếp, như trong kinh thừa hiển giáo – theo một quan điểm cho thấy can đảm hơn. Chư Bồ tát là những vị đã tích lũy công đức trong vô lượng kiếp thứ nhất trên con đường tích lũy và chuẩn bị, vô lượng kiếp thứ hai đối với Bồ tát sơ địa và vô lượng kiếp thứ ba đối với ba địa (Bất Động, Thiện Huệ Và Pháp Vân Địa) sau cùng thì thật sự là rất can đảm. Các ngài có một sự quyết tâm và kiên định mạnh mẽ như vậy!
Bảo Hành Vương Chính Luận của Long Thọ giải thích vấn đề chư Bồ tát tích lũy công đức cần thiết như thế nào cho việc đạt được những tướng chánh và phụ của một  Đức Phật, và vấn đề ngay cả để đạt được một cọng lông ở lỗ chân lông của  Đức Phật thì cũng đòi hỏi những sự tích lũy công đức lớn lao như thế nào. Nếu ta phản chiếu trên những sự kiện này thì ta sẽ thấy chúng thật sự là không thể tưởng tượng được.

Thí dụ, thái độ của chúng ta không nên như khi bắt đầu một khóa tu dài hạn là với sự quyết tâm và kỳ vọng mạnh mẽ là ta có thể bay lúc kết thúc, tuy thế khi hiện ra vào lúc cuối và không thấy có gì khác biệt nhiều (và có lẽ trái lại thấy rằng như một kết quả của việc ngồi quá lâu thì ta thậm chí đi hơi khập khiểng một chút!) ta đánh mất hy vọng và can đảm và nghĩ: Ô, không có hy vọng gì cho tôi! Loại tiếp cận như thế là sai.

Chúng ta phải phản chiếu trên sự cần thiết của việc tích lũy công đức trong vô lượng a tăng kỳ kiếp. Nếu như vậy làm ta cảm thấy nản lòng, thì nó giúp để phản chiếu trên sự kiện rằng một sự tích lũy như vậy có thể đạt được trong một thời gian ngắn qua những sự thực hành mật tông. Nó cũng giúp để quán chiếu trên Phật tánh vốn có trong mỗi chúng sanh, và cũng là chư Phật đang dấn thân năng động trong việc giúp đở chúng ta. Trong Phật Giáo, nhiều kỷ năng được dạy, từ nhiều triển vọng khác nhau, và đây phải là trong sự phối hợp với việc thực tập của chúng ta. Nhằm để thuần hóa tâm thức thô thiển của chúng ta, thì nhất thiết phải tìm cầu một sự tiếp cận qua tất cả mọi con đường khả dĩ.

Ở tại điểm này thì ta cũng có thể thực tập những gì được gọi là “sự phát tâm mang kết quả vào con đường.” Như được giải thích trước đây, thật là tốt để thực hành những sự thực tập chuẩn bị hiếm hoi hay đặc biệt trong sự nối kết với Yamantaka bằng thực hiện sự tự sinh tức thời của Yamanta. Có ba cách để làm sự hòa tan đối tượng quy y như thấy trong những sự thực tập cho việc đem sự chết vào trong con đường như pháp thân: hấp thu nó giữa trán ta và tự gia hộ mình và sau đó làm sự tự phát sinh; hòa tan nó bằng việc quán tưởng những chúng sanh khởi hành đến nơi ở tự nhiên của họ; và giữ nó như chúng sanh tuệ trí vốn có thể hòa tan vào trong ruộng công đức, là được quán tưởng sau này.

Những giải thích về quy y, về phát tâm bồ đề, và về bốn vô lượng tâm đã qua. Đến điểm này thì chúng ta nói xong về những sự thực tập chuẩn bị sơ bộ tổng quát, và những gì tiếp theo bây giờ là những sự thực tập chuẩn bị hiếm hoi đặc biệt.

II- NHỮNG SỰ THỰC TẬP CHUẨN BỊ ĐẶC BIỆT

Hãy phát triển một niềm tin mạnh mẽ tập trung trên những đối tượng quy y trước mặt ta, vốn làm vui lòng các ngài; qua năng lực hoan hỉ của các ngài thì tất cả hòa tan trong ta; hãy tưởng tượng rằng qua năng lực của các đối tượng quy y hòa tan thì chúng ta nhận được sự gia hộ và những cảm hứng của các ngài trong dòng tương tục tâm linh của ta. Hãy tưởng tượng rằng thân, miệng, ý của chúng ta trở thành không thể tách rời và là một vị với thân, miệng, ý của đạo sư và qua đó ta trải nghiệm đại lạc. Trong thể trạng này, hãy thiền quán về tánh không. Sau đó, hòa tan trong tánh không. Như được giải thích rằng ở điểm này ta nên làm việc hành thiền đem sự chết vào con đường như thân chân thật (pháp thân). Chúng ta có thể làm việc này phù hợp với tiến trình được biết như “sự hòa tan của toàn bộ tiến trình.”(17) Sau đó chúng ta có thể thực hành việc đem thể trạng trung ấm vào con đường như thân hưởng thụ (báo thân) bằng việc quán tưởng sự phát sinh vào một chùm tia sáng xanh dương nhạt, và rồi phát khởi như Yamantaka theo khả năng tự sanh tức thời, và phát sinh niềm tự hào là thân biểu hiện (hóa thân). Đó là phiên bản ngắn của việc phát sinh thành bổn tôn.

Nếu bạn muốn công phu hơn, thì tại điểm này hãy phát sinh như Yamantaka với phối ngẫu. Từ âm tiết HUM tại trái tim ta, những tia sáng chiếu khắp mọi phương hướng, chuyển hóa môi trường thành những lâu đài cực lạc và những chúng sanh trong đó thành những Yamantaka, hòa tan vào trong hành giả. Sau đó hãy tưởng tượng việc trải nghiệm những hiện tướng khác nhau phối hợp với sự hòa tan vào các yếu tố: trước nhất, viễn tưởng như ảo hóa, dấu hiệu bên trong của sự hòa tan vào yếu tố đất (địa đại), khi phối ngẫu hòa tan vào trong ta và ta hòa tan trong âm tiết HUM từ bên trên và bên dưới. Tiếp theo là đến viễn tượng khói, dấu hiệu của yếu tố nước (thủy đại) hòa tan, khi nguyên âm U của HUM hòa tan vào thân thể của HA. Sau đó, phối hợp với sự hòa tan của các yếu tố, một viễn tượng như đom đóm sinh khởi như HA hòa tan vào dòng trên cùng của nó. Khi dòng trên cùng bắt đầu tan biến thành vòng bán nguyệt, gió (phong đại) sẽ hòa tan thành sự xuất hiện và chúng ta tưởng tượng sự trải nghiệm ánh sáng rực rỡ tương tự như một ngọn đèn bơ. Sự hòa tan của hiện tướng hóa ra phân chia thành ba: điểm phát trắng, sự gia tăng đỏ, và gần thành tựu đen. Những điều này tương ứng với sự  hòa tan của hình bán nguyệt, vòng tròn và nada. Rồi thì chúng ta trải nghiệm linh quang (ánh sáng trong suốt); xuất hiện ở điểm này giống như bầu trời trong lúc bình minh trong mùa thu vốn không có mặt trời, mặt trăng, và bóng tối. Trong thể trạng này ngay cả ba hiện tướng cũng được tịnh hóa.

Ở giai đoạn này sự xuất hiện là tánh không, nhưng hành giả không nên xem hiện tướng trống rỗng như chỉ là sự vắng mặt của các hiện tượng, hay chân không (không một vật), thay vì thế đúng hơn là định tính chất nó bằng việc hiểu tánh không của sự tồn tại cố hữu. Ý thức nhận ra rằng tánh không phải được tưởng tượng như đồng thời với hạnh phúc; trên căn bản này, hãy trau dồi niềm tự hào thiêng liêng là kết quả thân chân thật (pháp thân).

Nếu ta duy trì trong thiền quân bình (định tuệ song hành) trong ấy mở rộng thân chân thật, thì ta không thể làm tròn lời cam kết của mình là mang đến lợi ích cho những chúng sanh khác. Do thế để làm tròn lời thệ nguyện này mà ta đã làm vào lúc trau dồi tâm bồ đề, ta sinh khởi như thân hình tướng, trong trường hợp này  như bổn tôn Yamantaka, với một mặt và hai tay, vốn là thân thụ hưởng. Hãy phát sinh niềm tự hào thiêng liêng là thân thụ hưởng.

Nếu bạn duy trì trong thể trạng của thân thụ hưởng thì ta không thể thấy và trực tiếp có thể tới gần những chúng sanh thông thường. Do thế, hãy phát triển thái độ: Nhằm để làm lợi ích cho chúng sanh thông thường thì tôi sẽ sinh khởi thành thân biểu hiện. Hãy phát sinh như Yamantaka, và đánh dấu ba phần thân thể ta với những âm tiết OM, AH, HUM. Hãy đặt ba âm tiết này trên thân của Yamantaka cấu thành sự phát sinh thành thân biểu hiện trọn vẹn. Điều này đã được giải thích trong văn bản Kachem Lung Kurma (Đưa Theo Gió Di Sản Truyền Miệng).

Cung cách công phu nhất để phát khởi thành bổn tôn như được thấy trong chính nghi quỹ Yamantaka – tiến trình dần dần, trước tiên quán tưởng mandala với những nghĩa địa và mọi thứ khác, và sau đó là bổn tôn thật sự. Cho nên, có ba cách về việc phát sinh thành bổn tôn: sự phát sinh tức thời, ngắn nhất; trung bình, như được diễn tả ở trên; và dài nhất, như được thấy trong nghi quỹ. Bất chấp độ dài, điều quan trọng là có đầy đủ những điểm chính của việc đưa ba thân vào con đường. Điều này có thể được hoàn tất trong việc nối kết với bất cứ thiền quán bổn tôn nào mà ta thực tập cũng được bằng việc phát khởi thành bổn tôn đặc thù đó. Bản chất tuệ trí của đại lạc và tánh không trước nhất xuất hiện như một chùm tia sáng, hình thể của thân thụ hưởng, và sau đó ta sinh khởi thành bổn tôn. Hãy trau dồi sự trong sáng và niềm tự hào thiêng liêng.

Thánh Hiến Những Sự Cúng Dường

7- OM AH HUM, OM AH HUM, OM AH HUM.

8- Những đám  mây thuần khiết bên ngoài, bên trong, và bí mật cúng dường,
Và những sự cúng dường phong phú của những nghi thức yêu cầu lan tỏa không thể tưởng tượng nổi,
Tràn ngập khắp không gian, mặt đất và bầu trời;
Trong tinh túy chúng là sự tỉnh giác nguyên sơ, trong khía cạnh của sự cúng dường bên trong và nhiều đối tượng khác nhau của cúng dường.
Chức năng của chúng như những đối tượng được hưởng thọ qua sáu giác quan
Là để phát sinh sự tỉnh giác nguyên sơ phi thường của tánh không và đại lạc.

Để tiến hành thánh hiến những cúng dường công phu hơn, chúng ta có thể theo nghi quỹ Yamantaka: trước tiên sự thánh hiến của cúng dường bên trong và rồi thì thánh hiến những cúng dường khác. Phương pháp ngắn hơn được tiến hành  bằng việc quán tưởng ba âm tiết OM AH HUM trong không gian ở trên những vật phẩm cúng dường. Những tia sáng tỏa ra từ các âm tiết, khẩn cầu những gia hộ của thân kim cang, khẩu kim cang, tâm kim cang – những bổn tôn của ba kim cang: Vairocana, Amitabha, và Akshobhya (Tỳ Lô Giá Na, A Di Đà, và A Súc Bệ)– vốn hòa tan vào ba âm tiết một cách tương ứng. Hãy tưởng tượng rằng âm tiết HUM gia hộ những vật phẩm cúng dường, vì vậy tịnh hóa những khía cạnh bất tịnh chẳng hạn như mùi, vị và hình dạng. Âm tiết AH biến chúng thành cam lồ. Có ba loại cam lồ: cam lồ bất tử, cam lồ tuệ trí, và cam lồ vô nhiễm. Âm tiết OM – âm tiết hạt giống của Vairocana – gia tăng tất cả những cúng dường: hãy tưởng tượng rằng tất cả tất cả những sự cúng dường này trở thành không thể cạn kiệt.

Những sự cúng dường được phú cho ba thuộc tính, bản chất của chúng là tuệ trí của đại lạc và tánh không. Thí dụ, chúng ta có thể nói rằng mặc dù về bản chất một thực phẩm nào đó của Tây Tạng được gọi là baktsa marku được làm bằng bột mì, nhưng nó có những đặc tính riêng biệt của nó. Về bản chất, bánh mì là bột mì, nhưng có những  loại bánh mì khác nhau: hiện tướng là bánh mì, nhưng nó có thể có dầu hoặc không, và v.v... Về mặt khác, nếu chúng ta nói về momo, thì phải có thịt ở bên trong. Vì chúng có những hình tướng khác nhau cho nên chúng cũng có những hương vị khác nhau: kapsey, bánh quy Tây Tạng, có hương vị đặc trưng của nó, và timo, là momo hấp, cũng có hương vị riêng của nó. Hình dạng của chính chúng cũng là những vật phẩm cúng dường! Mỗi thứ của chúng cũng có một hương vị thích thú đối với lưỡi. Giống như thế, những vật phẩm cúng dường này có những chức năng khác nhau. Thí dụ, những hình dạng đem lại niềm vui sướng trong mắt và những vật cúng dường khác đem lại hạnh phúc cho những giác quan khác. Nếu ta có đủ khả năng để làm như vậy thì ta nên thật sự dâng lên những đối tượng cúng dường này, sau đó tịnh hóa, chuyển hóa, và gia tăng chúng. Hãy tưởng tượng chúng như là được phú cho với ba thuộc tính: bản chất tuệ trí của đại lạc và tánh không, một hiện tượng cá thể, và một chức năng đem lại hạnh phúc trong các giác quan của đối tượng cúng dường. Điều này kết thúc sự giới thiệu về những sự thực tập chuẩn bị sơ bộ./.

Ẩn Tâm Lộ, 4/2024

Phụ giải:
(12). Bảy đặc điểm của tư thế Vairochana là các vị trí của các bộ phận sau đây của cơ thể, như đã thảo luận trong chú giải: 1/. chân, 2/. tay, 3/. vai, 4/. cột sống, 5/.  đầu, 6/. môi và răng, và 7/. lưỡi.
(13)Hành giả  Đại thừa – mahayanist: có hai ý nghĩa khác biệt, một từ quan điểm triết học và một từ nhận thức thực tiển. Liên hệ tổng quát là điều sau, vì nó đặt trên căn bản của những năng lực tinh thần của các hành giả, vốn khác biệt giữa Đại thừa và tiểu thừa.
(14) Chi tiết thảo luận về những lý luận này được thấy trong những văn bản lý luận của Phật Giáo như Pramana-samucchaya của Trần Na và Pramanavartika của Pháp Xứng. Giả thuyết của những luận lý như vậy tuy nhiên yếu kém là một sự thấu hiểu ban đầu về vô thường và vô ngã, nhưng nếu theo đuổi với những kỷ năng thiền tập đúng đắn, thì cuối cùng sẽ đưa đến kinh nghiệm trực tiếp. Bởi vì sự thấu hiểu như vậy là gốc rễ của một sự hỗ trợ có giá trị của tâm thức, không như kỷ năng cao độ của thể thao, một khi phát triển nó có khả năng hiện hữu một cách tự phát.
(15) Xem chương 6
(16) Bốn vô lượng tâm là bi mẫn vô lượng, từ ái vô lượng, hỉ lạc vô lượng, và hành xả vô lượng.
(17) Tiến trình hòa tan hoàn toàn là sự thiền quán trong việc hòa tan thân thể của hành giả vào trong tánh không, nơi mà ta quán tưởng toàn bộ thân thể tan chảy thành ánh sáng và sau đó hòa tan cả từ bên trên và bên dưới thành giọt không thể phá hủy tại trái tim. Cuối cùng giọt vi tế cũng hòa tan vào tánh không.

***


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét