CHƯƠNG 6: SỰ BAO LA VÀ THẬM THÂM: HAI KHÍA CẠNH CỦA CON ĐƯỜNG
Trích từ quyển
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Thông dịch: Thupten Jinpa
Biên tập và nhuận sắc: Nicolas Vreeland
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Tuesday, October 16, 2012
Dọc theo hành trình tâm linh trong Đạo
Phật, có hai khía cạnh của con đường phản chiếu hai loại thực hành riêng biệt
mà chúng ta phải dấn thân. Mặc dù Đức Phật
nói cả hai, nhưng chúng đã trải qua hàng thế kỷ từ thầy đến trò trong hai hệ thống
truyền thừa riêng biệt. Tuy nhiên, giống
như hai cánh của con chim, cả hai đều cần thiết khi chúng ta dấn mình vào hành
trình đến giác ngộ, đấy là thể trạng mà chúng ta giải thoát khỏi khổ não cho
riêng mình mà thôi hay thể trạng giác ngộ cứu kính của Quả Phật mà chúng ta tầm
cầu nhằm để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.
Cho đến bây giờ, tôi đã tập trung diễn tả
một cách rộng rãi "sự bao la".
Sự thực tập này thường được liên hệ như khía cạnh "phương
pháp" và liên hệ một cách đặc biệt đến việc khai mở trái tim của chúng ta,
của lòng bi mẫn và từ ái, cũng như những phẩm chất như rộng lượng và nhẫn nhục
mở rộng từ một trái tim từ ái.
Ở đây, việc rèn luyện của chúng ta liên
hệ đến việc làm nổi bật những phẩm chất đức hạnh trong khi làm giảm thiểu những
khuynh hướng bất thiện.
Khai mở trái tim có nghĩa là gì? Trước tiên nhất, chúng ta thấu hiểu rằng ý tưởng
về trái tim là một ẩn dụ. Trái tim được
nhận thức trong hầu hết mọi nền văn hóa là dòng suối của bi mẫn, từ ái, thông cảm,
chánh trực, và trực giác hơn chỉ đơn thuần là một trách nhiệm cơ năng cho việc
bơm máu tuần hoàn trong cơ thể. Tuy
nhiên, trong thế giới quan của Đạo Phật, cả hai khía cạnh của con đường được thấu
hiểu là xảy ra trong tâm thức. Lạ thay,
quan điểm của Đạo Phật, tâm thức tọa lạc ở giữa ngực . Một trái tim khai mở là một tâm thức khai mở. Một sự thay đổi của trái tim là một sự thay đổi
của tâm thức. Tuy thế, khái niệm về trái
tim của chúng ta cung cấp một khí cụ lợi ích, nếu tạm thời, khi cố gắng để thấu
hiểu sự phân biệt giữa khía cạnh "bao la" và "thâm sâu" của
con đường.
Khía cạnh kia của sự thực tập là
"tuệ trí", cũng được biết như sự "thâm sâu". Ở đây trong thế giới của đầu óc, nơi sự thấu
hiểu, phân tích, và nhận thức quyết định là những khái niệm chủ đạo. Trong khía cạnh tuệ trí của con đường, chúng
ta làm việc để làm sâu sắc sự thấu hiểu của chúng ta về vô thường, bản chất khổ
não của sự tồn tại sinh tử, và thể trạng thật sự của vô ngã. Bất cứ người nào thì những tuệ giác này có thể cần đến
nhiều kiếp sống để tìm hiểu một cách trọn
vẹn. Tuy nhiên, chỉ cần nhận ra bản chất
vô thường của mọi vật thì chúng ta có thể vượt thắng sự chấp trước của chúng ta
đối với chúng và đối với bất cứ khái niệm nào về thường còn. Khi chúng ta thiếu sự thấu hiểu về bản chất
khổ não của sự tồn tại sinh tử, sự dính mắc của chúng ta với đời sống gia
tăng. Nếu chúng ta trau dồi tuệ giác nội
quán của chúng ta vào trong bản chất khốn khó của đời sống, chúng ta sẽ vượt thắng
sự dính mắc.
Một cách căn bản, tất cả những khó khăn
sinh khởi từ vọng tưởng cơ bản của chúng ta. Chúng ta tin tưởng trong sự tồn tại cố hữu (có
tự tánh) của chính chúng ta và tất cả những hiện tượng khác. Chúng ta vọng tưởng rồi bắm chặc vào, ý tưởng
về bản chất bên trong của mọi vật, một bản chất mà mọi hiện tượng không thật sự
sở hữu. Chúng ta hãy lấy một cái ghế đơn
giản để làm thí dụ. Chúng ta tin tưởng
mà không nhận ra một cách trọn vẹn niềm tin này, rằng có một thứ như vậy như bản
chất của chiếc ghế, một phẩm chất của chiếc ghế dường như hiện hữu trong những
bộ phận của nó: những cái chân, chỗ ngồi,
và chỗ dựa. Trong cùng cách như vậy, mỗi
chúng ta tin rằng có một cái "tôi" bản chất và tương tục bao hàm những
bộ phận thân thể và tinh thần làm nên mỗi
chúng ta. Phẩm chất cơ bản này chỉ đơn
thuần do chúng ta quy cho; nó không thật sự tồn tại.
Sự chấp trước của chúng ta vào sự tồn tại
cố hữu (tự tánh) là một nhận thức sai lầm nền tảng mà chúng ta phải tiêu trừ
qua sự hành thiền về con đường tuệ trí.
Tại sao? Bởi vì nó là nguyên nhân
gốc rể của tất cả những khốn khó của chúng ta.
Nó nằm trong cốt lõi của tất cả mọi cảm xúc phiền não.
Chúng ta có thể từ bỏ vọng tưởng của phẩm
chất căn bản này chỉ bằng việc trau dồi sự đối trị trực tiếp của nó, đấy là tuệ
trí nhận ra sự không tồn tại của phẩm chất này.
Xét cho cùng, chúng ta trau dồi tuệ trí thâm sâu này, như chúng ta trau
dồi sự khiêm hạ nhằm để nhổ gốc kiêu căng của chúng ta. Trước nhất chúng ta phải trở nên quen thuộc với
một cung cách thích đáng mà chúng ta nhận thức về chính mình và những hiện tượng
khác; rồi thì chúng ta mới có thể trau dồi một nhận thức đúng đắn về các hiện
tượng. Khởi đầu, nhận thức này sẽ là
thông tuệ, như trong những loại thấu hiểu mà chúng ta đạt được qua học hỏi và lắng
nghe giáo huấn.
Để làm sâu sắc hơn nhận thức này đòi hỏi
những thực tập thiền quán cụ thể hơn được diễn tả trong Chương 11, "Nhất
Tâm Bất Loạn", Chương 12, "Chín
Giai Tầng của Thiền Nhất Tâm Bất Loạn",
và Chương 13 "Tuệ Trí". Chỉ
như thế thì nhận thức mới có thể tác động chân thật quan điểm của chúng ta về
chính mình và những sự vật khác. Bằng việc
thực chứng một cách trực tiếp sự thiếu vắng bản chất cố hữu (vô tự tánh), chúng
ta mới có thể nhổ gốc chính căn bản của sự chấp trước nằm cốt lõi tất cả mọi khổ
đau của chúng ta.
Phát triển tuệ trí là một tiến trình đưa
tâm thức chúng ta phù hợp với cung cách mọi vật thật sự là. Qua tiến trình này chúng ta dần dần loại trừ
những nhận thức sai lầm về thực tại mà chúng ta đã từng có từ thời vô thỉ. Việc này không dễ dàng. Chỉ đơn thuần thấu hiểu ý nghĩa sự tồn tại cố
hữu hay thực chất bên trong hay tự tánh của sự vật là gì đòi hỏi phải học tập
và quán chiếu rất nhiều. Việc nhận thức
rằng mọi vật không có sự tồn tại cố hữu hay vô tự tánh là một tuệ giác thâm
sâu, nó đòi hỏi hàng năm học hỏi và hành thiền.
Chúng ta phải bắt đầu bằng việc làm quen chính chúng ta với những khái
niệm này, những điều chúng ta sẽ khám phá xa hơn sau này trong quyển sách này. Tuy nhiên, ngay lúc này, chúng ta hãy trở lại
khía cạnh phương pháp nhằm để khám phá ý niệm bi mẫn.
Tuesday, October 16, 2012 / 15:57:16
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét