CHƯƠNG 2: THIỀN TẬP
- SỰ KHỞI ĐẦU
Thursday, September 27, 2012
TRONG CHƯƠNG NÀY, chúng ta khám phá những
kỷ năng cho việc thay đổi tâm thức từ những thói quen để những cung cách đạo đức
hơn. Có hai phương pháp của thiền tập được
sử dụng trong sự thực tập của chúng ta.
Một là, thiền phân tích[1],
là phương tiện mà qua đấy chúng ta tự làm quen với những ý tưởng và thái độ
tinh thần mới. Thứ kia là thiền ổn định[2],
tập trung tâm thức trên một đối tượng chọn lựa.
Mặc dù tất cả chúng ta tự nhiên thiết
tha mong mõi được hạnh phúc và ao ước vượt thắng khổ não, nhưng chúng ta tiếp tục
trải nghiệm đau đớn và khổ sở. Tại sao là
như thế? Phật Giáo dạy rằng chúng ta thật
sự được kết hợp lại trong những nguyên nhân và điều kiện và chúng đã tạo nên những
sự bất hạnh của chúng ta, và thường không sẳn lòng dấn thân trong những hành vi
có thể đưa đến niềm hạnh phúc bền lâu.
Việc này là như thế nào? Trong
cung cách thông thường của đời sống, chúng ta tự để bị khống chế bởi những tư
tưởng và cảm xúc mạnh mẽ, những thứ rồi thi cho phát sinh các tình trạng tiêu cực
của tâm thức. Chính là do vòng lẩn quẩn này mà chúng ta làm tồn tại mãi mãi không chỉ sự bất hạnh cho
chúng ta mà cũng cho những người khác.
Chúng ta phải xây dựng một lập trường để cải đổi những khuynh hướng này
và thay thế chúng với những thói quen mới.
Như một cành tươi non ghép trên một thân cây cằn cổi cuối cùng hòa nhập
đời sống với cây ấy và tạo nên một cây mới, chúng ta phải nuôi dưỡng khuynh hướng
ấy bằng việc trau dồi một cách cẩn trọng những sự thực tập đạo đức. Đây là ý nghĩa và đối tượng chân thật của thiền
tập.
Quán chiếu về bản chất khổ não của đời sống,
xem xét những phương pháp nhờ đó nỗi khổ của chúng ta có thể được đưa đến chỗ
chấm dứt, là một hình thức của thiền tập.
Quyển sách này là một hình thức của thiền tập. Tiến trình mà qua đó chúng ta chuyển hóa thái độ bản năng hơn của chúng ta đối với
đời sống, thể trạng ấy của tâm thức chỉ hài lòng sự khao khát và lẫn tránh sự
không thoải mái, là ý nghĩa của những gì khi chúng ta sử dụng từ ngữ thiền tập. Chúng ta có khuynh hướng bị khống chế bởi tâm
thức chúng ta, tuân theo nó cùng với lối mòn vị kỷ của nó. Thiền tập là một tiến trình mà nhờ đó chúng
ta đạt được kiểm soát đối tâm thức và hướng dẫn nó trong một phương hướng đạo đức
hơn. Thiền tập có thể được nghĩ như một
kỷ năng mà nhờ đó chúng ta giảm bớt năng lực của thói quen tư tưởng cũ và phát
triển những thói quen tốt đẹp mới. Nhờ
thế, chúng ta bảo vệ chính mình khỏi dấn thân trong những hành vi của tâm ý, lời
nói, hay thân thể đưa đến khổ não cho chúng ta.
Thiền tập như vậy được sử dụng một cách rộng rãi trong sự thực tập tâm
linh của chúng ta.
Kỷ năng này không ở trong và của chính
Phật Giáo. Giống như người nhạc sĩ rèn luyện đôi tay của họ, những
vận động viên với sự uyển chuyển và kỷ năng của họ, nhà ngôn ngữ học với đôi
tai của họ, nhà bác học với nhận thức của họ, vì thế chúng ta hướng đến tâm thức
và trái tim của chúng ta.
Làm quen chính mình với những khía cạnh
khác nhau của việc thực hành tâm linh do thế là một hình thức của thiền tập. Chỉ đơn giản đọc qua một lần không có lợi lạc
gì nhiều. Nếu các bạn thích thú, thật hữu
ích để quán chiếu những đề tài được đề cập, như chúng tôi đã đề cập ở chương
trước với hành vi không đức hạnh về nói với vô nghĩa, và rồi nghiên cứu chúng một
cách bao quát hơn để mở rộng sự thấu hiểu của chúng ta. Càng khám phá chủ đề và chinh phục nó đến sự
nghiên cứu kỷ lưỡng tinh thần, chúng ta càng thấu hiểu nó một cách sâu sắc
hơn. Điều này có thể cho phép chúng ta
phán xét nó một cách có cơ sở vững chắc.
Nếu qua sự phân tích chúng ta minh chứng điều gì đó là vô giá trị, thế
thì chúng ta đặt nó qua một bên. Tuy
nhiên, nếu chúng ta kiến lập điều gì đó một cách độc lập là đúng đắn, thế thì
niềm tin của chúng ta trong chân lý ấy là một sự kiên cố đầy năng lực. Toàn bộ tiến trình nghiên cứu và sự quan sát
kỷ lưỡng này phải được nghĩ như là một hình thức của việc hành thiền.
Chính Đức Phật đã nói rằng, "Này
các môn đệ và những người thông tuệ, đừng chấp nhận lời nói của ta chỉ đơn giản
vì sự tôn kính. Các con phải đưa chúng
ra phân tích phê bình và chấp nhận chúng trên căn bản sự thấu hiểu của các
con." Tuyên bố nổi tiếng này có nhiều
ngụ ý. Rõ ràng Đức Phật đang nói với
chúng ta rằng khi chúng ta đọc một bản văn chúng ta không nên chỉ dựa vào danh
tiếng của tác giả nhưng đúng hơn là căn cứ vào nội dung của tác phẩm. Và khi nắm bắt nội dung, chúng ta nên dựa
trên vấn đề chủ đề và ý nghĩa hơn thể loại văn chương. Khi liên hệ đến chủ đề, chúng ta nên dựa trên
sự thấu hiểu kinh nghiệm hơn là trên sự nắm bắt thông minh. Nói cách khác, chúng ta phải phát triển một
cách căn bản hơn là chỉ đơn thuần trên kiến thức trừu tượng không thực tế của
Giáo Pháp. Chúng ta phải hợp nhất chân
lý giáo huấn của Đức Phật vào trong chiều sâu của chính con người chúng ta, vì
thế chúng trở thành được phản chiếu trong đời sống chúng ta. Bi mẫn chỉ có giá trị nhỏ bé nếu nó tiếp tục
vẫn là một ý tưởng. Nó phải trở thành
thái độ của chúng ta đối với người khác, phản chiếu trong tất cả mọi tư tưởng
và hành vi. Và khái niệm khiêm tốn đơn
thuần không giảm thiểu tính kiêu căng của chúng ta; nó phải trở thành thể trạng
thật sự của con người cũng như sự biểu hiện.
QUEN THUỘC VỚI CHỦ ĐỀ CHỌN LỰA
Tạng ngữ cho thiền tập là gom, có nghĩa
là "làm quen thuộc". Khi chúng
ta sử dụng thiền trên con đường tâm linh, đấy là để làm quen thuộc chính mình với
một đối tượng chọn lựa. Chủ đề này không
nhất là một vật thể vật lý chẳng hạn một hình tượng của Đức Phật hay Giê-su
trên thánh giá. "Đối tượng chọn lựa"
có thể là một phẩm chất chẳng hạn như kiên nhẫn, là điều chúng ta thực hiện việc
trau dồi bên trong chính chúng ta bởi phương tiện thiền quán chiếu. Nó cũng có thể là chuyển động nhịp nhàng của
hơi thở, là điều chúng ta thực hiện để làm tĩnh lặng tâm tư bất ổn của chúng
ta. Và nó cũng có thể chỉ là một phẩm chất
của trong sáng và hiểu biết - tâm thức của chúng ta - bản chất của việc chúng
ta tìm kiếm để thấu hiểu. Tất cả những kỷ
năng này được diễn tả trong chiều sâu của trang sách kế tiếp. Bằng những phương tiện này kiến thức chúng ta
về đối tượng lựa chọn được lớn mạnh.
Thí dụ, khi chúng ta tìm kiếm một loại
xe hơi để mua, đọc ưu và khuyết của những hảng xe khác nhau, chúng ta phát triển
một cảm nhận về những phẩm chất của một sự chọn lựa đặc thù. Bằng việc quán chiếu những phẩm chất này, sự
đánh giá của chúng ta về chiếc xe này sâu sắc hơn, với mong muốn sở hữu
nó. Chúng ta có thể trau dồi những đức hạnh
chẳng hạn như kiên nhẫn và bao dung trong cùng cách rất giống như thế. Chúng ta cũng làm thế bằng việc quán chiếu những
phẩm chất đã cấu thành sự kiên nhẫn, sự hòa bình của tâm thức phát sinh trong
chúng ta, môi trường hòa hiệp được tạo nên như một kết quả của nó, sự tôn trọng
nó đem lại trong những người khác. Chúng
ta cũng hành động để nhận ra những hạn chế của sự thiếu kiên nhẫn, sự giận dữ
và thiếu bao dung chúng ta khổ sở trong ấy, sự sợ hãi và thù địch nó mang đến
những người chung quanh chúng ta. Bằng việc thực hành một cách cần mẫn theo những
dòng tư tưởng này, sự kiên nhẫn của chúng ta tiến bộ một cách tự động, tăng trưởng
mạnh hơn và mạnh hơn, ngày qua ngày, tháng qua tháng, và năm này qua năm
khác. Tiến trình thuần hóa tâm thức là một
tiến trình lâu dài. Tuy nhiên, một khi
chúng ta đã làm chủ sự kiên nhẫn, niềm hoan hỉ xuất phát từ đấy tồn tại lâu hơn
bất cứ niềm vui nào có được từ chiếc xe hơi ta mua được.
Chúng ta thật sự dấn thân trong việc
hành thiền như thế rất thường xảy ra trong đời sống hằng ngày của chúng
ta. Chúng ta đặc biệt làm lớn mạnh rất tốt
một cách quen thuộc đối với những khuynh hướng bất thiện! Khi không hài lòng với người nào đó, chúng ta
có thể quán chiếu đến lỗi lầm của người đó và phát sinh một niềm tin chắc chắn
về bản chất đáng nghi ngờ của người đó.
Tâm thức chúng ta tiếp tục duy trì sự tập trung trên 'đối tượng' trong
việc hành thiền của chúng ta, và sự quán chiếu của chúng ta cho người đó do thế
gia tăng mãnh liệt. Chúng ta cũng quán
chiếu và phát triển sự quen thuộc với những đối tượng chọn lựa khi chúng ta tập trung trên sự việc nào đó
hay người nào đó mà chúng ta yêu thích. Rất ít sự khích động cần đến để duy trì
sự tập trung của chúng ta. Thật khó khăn
hơn để duy trì tập trung khi chúng ta trau dồi đạo đức. Đây là một biểu hiện chắc chắn của vấn đề những
cảm xúc của luyến ái và tham dục tràn ngập như thế nào!
Có nhiều loại thiền tập. Có một số loại không đòi hỏi nghi thức hay một
tư thế đặc thù nào. Chúng ta có thể hành
thiền trong khi lái xe hay đi bộ, trên xe buýt hay xe lửa, và ngay cả trong khi
tắm rửa. Nếu chúng ta nguyện ước dành một
thời gian đặc thù nào đó cho việc thực thành tập trung tâm linh, thật lợi ích để
áp dụng vào buổi sáng sớm cho một buổi hành thiền nghi thức, thời gian mà tâm
thức tỉnh táo và trong sáng nhất. Thật lợi
ích để ngồi trong một môi trường tĩnh lặng với lưng thẳng, vì nó giúp chúng ta
duy trì sự tập trung. Tuy nhiên, thật
quan trọng để nhớ rằng chúng chúng ta phải trau dồi những thói quen đạo đức
tinh thần bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào có thể. Không thể giới hạn việc hành thiền trong những
buổi thiền nghi thức.
THIỀN PHÂN TÍCH
Như tôi đã nói, có hai loại thiền tập được
sử dụng trong quán chiếu và tiếp thu những chủ đề tôi thảo luận trong quyển
sách này. Thứ nhất, có thiền phân
tích. Trong hình thức thiền này, việc
làm quen với một đối tượng chọn lựa - thí dụ như chiếc xe ta mong muốn hay lòng
từ bi hay kiên nhẫn chúng ta mong cầu phát sinh - được trau dồi qua tiến trình
phân tích dựa trên lý trí. Ở đây, chúng
ta không chỉ tập trung trên một chủ đề.
Đúng hơn, chúng ta đang trau dồi một cảm nhận gần gũi hay thấu cảm với
chủ đề chọn lựa bằng việc áp dụng một cách cần mẫn khả năng quả quyết của chúng
ta. Đây là hình thức của thiền quán tôi
sẽ nhấn mạnh khi chúng ta khám phá những chủ đề khác nhau và cần được trau dồi
trong sự thực tập tâm linh. Một số chủ đề
này là đặc biệt đối với một sự thực tập của Phật tử, một số thì không. Tuy nhiên, một khi chúng ta đã phát triển sự
quen thuộc với một chủ đề bằng phương tiện của sự phân tích như vậy, thật quan
trọng để sau đó duy trì tập trung trên nó bằng phương tiện thiền ổn định nhằm để
giúp nó thâm nhập một cách sâu sắc hơn.
THIỀN ỔN ĐỊNH
Loại thứ hai là thiền ổn định. Việc này xảy ra khi chúng ta an trụ tâm thức
trên một đối tượng chọn lựa mà không tiến
hành phân tích hay suy tư. Khi hành thiền
trên bi mẫn, thí dụ thế, chúng ta ta phát triển sự thấu cảm cho người khác và
hoạt động trong việc nhận ra nổi khổ não mà họ trải nghiệm. Điều này chúng ta thực hiện bằng phương tiện
của thiền phân tích. Tuy nhiên, một khi
chúng ta có một cảm nhận bi mẫn trong trái tim của chúng ta, một khi chúng ta
thấy rằng thiền tập đã thay đổi một cách tích cực thái độ của chúng ta đối với
người khác, chúng ta an trụ trên cảm nhận ấy, mà không đi vào suy tư. Điều này giúp làm sâu sắc hơn sự bi mẫn của
chúng ta. Khi chúng ta cảm thấy rằng cảm
nhận bi mẫn của chúng ta bị yếu đi, chúng ta có thể tiến hành lại trong thiền
phân tích để đem lại sức sống cho sự thông cảm và quan tâm trước khi trở lại
thiền ổn định.
Khi chúng ta trở nên thuần thục hơn,
chúng ta có thể khéo léo hoán chuyển giữa hai loại thiền tập nhằm để tẳng cường
phẩm chất mong muốn. Trong Chương 11,
"Nhất Tâm Bất Loạn", chúng tôi sẽ thẩm tra kỷ năng của việc phát triển
thiền ổn định đến điểm mà chúng ta có thể duy trì tập trung nhất niệm trên chủ
đề thiền tập bao lâu tùy chúng ta muốn.
Như tôi đã nói, "chủ đề thiền tập" này không nhất thiết là điều
gì đấy chúng ta có thể "thấy".
Trong một ý nghĩa, chúng ta hợp nhất tâm thức với chủ đề nhằm để trau dồi
một sự quen thuộc với nó. Thiền ổn định,
giống như những hình thức khác của thiền tập, không phải vốn là đạo đức trong bản
chất. Đúng hơn, nó là đối tượng chúng ta
tập trung và động cơ thúc đẩy điều mà chúng ta tiến hành trong sự thực tập quyết
định phẩm chất tâm linh trong sự thiền tập của chúng ta. Nếu tâm thức chúng ta tập trung vào lòng bi mẫn,
việc hành thiền là đạo đức. Nếu nó được
đặt vào sự giận dữ, thì nó không phải đạo đức.
Chúng ta phải hành thiền trong luồng
thái độ, việc trau dồi sự quen thuộc với một đối tượng được chọn lựa dần dần. Việc học hỏi và lắng nghe với một vị thầy phẩm
hạnh là một bộ phận quan của tiến trình này.
Sau đó chúng ta quán chiếu những gì chúng ta đã đọc hay nghe, nghiên cứu cẩn thận nó để loại
trừ bất cứ sự rối rắm, nhận thức sai lầm, hay nghi ngờ nào chúng ta có thể
có. Tiến trình này tự nó giúp tác động
tâm thức. Rồi thì, khi chúng ta tập
trung trên đối tượng của chúng ta một cách nhất
niệm, tâm thức chúng ta trở nên hợp nhất với nó trong một thái độ mong
muốn.
Thật quan trọng là trước khi chúng ta
hành thiền trên những khía cạnh vi tế hơn của triết lý Phật Giáo, chúng ta có
thể giữ tâm thức chúng ta tập trung trên những chủ đề đơn giản hơn. Việc này giúp chúng ta phát triên khả năng
phân tích và duy trì tập trung nhất niệm trên những chủ đề vi tế chẳng hạn như
sự đối trị đối với tất cả những sự khổ não của chúng ta, đấy là tánh không của
sự tồn tại cố hữu (vô tự tánh).
Hành trình tâm linh của chúng ta là một
hành trình dài. Chúng ta phải lựa chọn
con đường chúng ta một cách cẩn trọng, bảo đảm rằng nó bao hàm tất cả những
phương pháp đưa chúng ta đến mục tiêu mong ước.
Có những lúc hành trình là gian khó.
Chúng ta phải biết điều chỉnh tốc độ chậm như sên trong việc quán chiếu
sâu sắc trong khi cũng bảo đảm rằng chúng ta không quên những vấn nạn của hàng
xóm chúng ta hay những con cá bơi lội trong những đại dương ô nhiễm hàng nghìn
dặm xa nơi nào ấy.
Saturday, October 13, 2012 / 20:01:41
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét