Một cách lý
tưởng, thế thì một sự thấu hiểu về tánh không là quan trọng khi quy y tam bảo.
Thí dụ, khi chúng ta nói, "Tôi quy y Phật", thuật ngữ Phật (Buddha)
trong Phạn ngữ có hai ý nghĩa khác biệt. Nó có thể có nghĩa là tẩy sạch những
sai lầm hay nhiễm ô, nhưng nó cũng gợi ý sự nẩy nở, phát triển như những
cánh hoa sen nở ra. Trong Tạng ngữ, hai
khía cạnh này được phối hợp, và thuật ngữ kết hợp được đọc là sang gyay (sangs rgyas). Sang (sangs) có nghĩa là "tỉnh thức"
hay "được tẩy sạch", trong khi gyay
(rgyas) có nghĩa là ''nở ra" hay "phát triển". Giống như thế,
Phạn ngữ cho Giác Ngộ, bodhi hay bồ đề,
được dịch sang Tạng ngữ như jang chup
(byang chub), một lần nữa lại có cả nghĩa của thuật ngữ được hình thành như
một đơn ngữ kết hợp[1].
Ở trình độ của Quả Phật sự tẩy sạch hoàn toàn tất cả
những nhiễm ô và sự toàn hảo tất cả những phẩm chất Giác Ngộ là đồng thời,
nhưng cùng với cung cách, nó là một tiến trình của việc tẩy trừ những chướng ngại.
Đây là bởi vì phẩm chất tinh thần Giác Ngộ của Đức Phật, cung cách lĩnh hội của
Đức Phật về thế gian, là - trong một ý nghĩa - được trình bày một cách tự nhiên
trong tâm thức chúng ta. Nó không phải là điều gì mới mà chúng ta cần tạo lại lần
nữa. Sự thực hành con đường tu tập liên hệ việc tẩy trừ những chướng ngại làm mờ
mịt sự biểu hiện năng lực tự nhiên của chúng ta để biết mọi thứ như chúng là.
Cho đến khi mà những chướng ngại vẫn còn, chúng làm vẫn đục tâm thức và ngăn ngừa
sự nhận thức phẩm chất tự nhiên của nó.
Do thế, trong sang gyay, Tạng ngữ cho
Phật đà (Buddha), âm sang - "tẩy
sạch" - được đặt trước và gyay -
"phát triển" - đến tiếp thứ hai.
Vấn đề là để thật sự biết quy y có ý nghĩa gì, quý vị
cần thấu hiểu đối tượng của quy y; điều xét cho cùng đòi hỏi sự thấu hiểu giáo
lý tánh không. Quý vị phải thấu hiểu Quả Phật thật sự có ý nghĩa là gì và vấn đề
nó được định nghĩa trong dạng thức tan biến tất cả nhiễm ô trong tự bản chất của
tâm thức là thế nào. Không có điều này, quý vị sẽ không thấu hiểu Giác Ngộ và sự vắng mặt của niết bàn và luân hồi,
liên quan đến căn bản tự nhiên của chính tâm thức là như thế nào. Vì thế sự thấu
hiểu tánh không là thiết yếu.
Giống như thế,
khi chúng ta nói, "Tôi quy y Pháp", Phạn ngữ Pháp (dharma) có nghĩa
là điều gì đấy thủ hộ hay bảo hộ quý vị. Để thấu hiểu điều này một cách trọn vẹn,
quý vị phải thấu hiểu tánh không. Và khi quý vị quy Tăng, cộng đồng tâm linh
(sangha), Tạng ngữ của sangha có nghĩa là những ai hướng tới tinh hoa. Vì tinh
hoa ở đây có nghĩa là sự ngừng dứt chân thật (diệt đế), cho nên quý vị phải thấu
hiểu sự ngừng dứt chân thật và tánh không nhằm để lãnh hội trân bảo thứ ba như
một đối tượng để quy y.
Trước khi quý vị thật sự quy y tam bảo, quý vị cũng
phải thấu hiểu nghiệp chướng, mối quan hệ của hành động và hiệu quả. Vì mục
đích này, quý vị phải thấu hiểu nhân quả bởi vì những hoạt động của nghiệp chướng
là một thí dụ của nhân quả; nghiệp là bộ phận của một loại rất đặc thù của mối
quan hệ nhân quả. Nghiệp theo nghĩa nghĩa đen là "hành động", nhưng
khi thuật ngữ được sử dụng trong Phật Giáo, hành động nghiệp phải là tác nhân với
một khuynh hướng. Nhân quả nghiệp báo là một tiến trình mà trong ấy những hành
vi được định trước sẽ tạo ra một chuỗi hiệu quả. Một cách chính yếu, ở đây
chúng ta được liên kết với những hành vi làm sinh khởi những trải nghiệm của
đau đớn và vui sướng, hạnh phúc và khổ não. Những trải nghiệm này là những hiện
tượng tinh thần, thế nên những nguyên nhân chính của chúng cũng phải là tinh thần.
Thuật ngữ "nghiệp" (karma), thế thì, một cách đặc thù liên hệ đến một
nhân tố phối hợp với thể trạng tinh thần của một người đang hành động. Trong
các trường phái Phật Giáo, Tỳ Bà Sa và Cụ Duyên Tông đôi khi cũng xem chính những hành vi thân thể như nghiệp, nhưng những trường
phái khác xem nghiệp một cách chính yếu như một nhân tố tinh thần.
Ẩn Tâm Lộ ngày Tuesday, June 17, 2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét