Nguyên tác: Stages of Meditation
Nhà
xuất bản: Snow Lion Publication - 2003
Tác
giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh
dịch: Venerable Geshe Lobsang Jordhen
Losang
Choephel Ganchenpa
Jeremy
Russel
Việt
dịch: Tuệ Uyển – 07/05/2011
LỜI
NGƯỜI DỊCH
Trước
khi đọc vào nội dung chính của quyển sách này chúng ta lại biết thêm
rằng với cương vị là nguyên thủ Tây Tạng - quốc chủ một nước
và Pháp Vương Hay Tăng Thống, một Đức Đạt Lai Lạt
Ma của Phật Giáo Tây Tạng tức là lãnh tụ thế quyền lẫn giáo quyền
của Tây Tạng, bản thân ngài lại có bằng Geshe Lharampa, bằng tiến
sĩ Phật giáo cao nhất của Tây Tạng nhưng tinh thần tham
cầu học hỏi của ngài không ngừng nghĩ. Dù đã sống lưu vong ở Ấn
Độ, bận rộn trăm bề với quốc sự và Phật sự, đi khắp nơi
trên thế giới để vận động cho vấn đề Tây Tạng, giảng
dạy Phật Pháp cho Phật tử và hoạt động vì hòa
bình thế giới nhưng ngài vẫn luôn luôn tìm hiểu để thấy những
bộ luận nào của Tây Tạng mà ngài vẫn chưa biết để tham cầu học hỏi như
bộ luận Những Giai Tầng Thiền Tập này. Khi những trưởng
lão giáo thọ trong tông phái Gelugpa có truyền thừa về
bộ luận này viên tịch ngài không ngần ngại tìm cầu học
hỏi đến những vị truyền nhân của các tông phái khác những
có truyền thừa bộ luận này như trưởng lão Khenpo Sangye
Tenzin Rinpoche của tông phái Sakya. Thường thì khi học hỏi một tài
liệu mới ngài thỉnh thị ý kiến trưởng lão giáo thọ của
ngài là Yongzin Ling Rinpoche. Nhưng Ling Rinpoche đã viên tịch. Nên ngài
cũng cẩn thận trước khi học bộ luận này ngài đã hỏi ý kiến trước
với Trưởng lão Gen Nyima và khi được trả lời, đấy là một ý
tưởng tốt thì ngài mới bắt đầu học hỏi bộ luận này truyền
khẩu (vì dường như không có bản chữ viết) từ trưởng
lão thủ tọa Khenpo Sangye Tenzin Rinpoche của tông
phái Sakya (có tiểu sử ở phía sau quyển sách này). Chúng
ta thật phải cực kỳ tôn kính với tính tham cầu học hỏi và cẩn
mật của Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhờ thế chúng ta mới
có cơ duyên để học hỏi những lời luận giải Những
Giai Tầng Thiền Tập từ quyển sách này do Đức Đạt Lai Lạt
Ma giảng.
Đây
là một quyển sách khác mà thầy Viện Trưởng đã trao cho tôi. Sau một bửa ăn
tại nhà Đại Bi Tu viện Kim Sơn, thầy đến trước mặt tôi,
đưa cao quyển sách này lên cho tôi thấy bìa trước quyển sách và nói, "Nè Từ
Đức!" và đưa quyển sách cho tôi. Tôi chỉ mĩm cười lẵng lặng nâng hai tay
nhận quyển sách này.
Xin
trích một lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong quyển sách này: "
Tôi khuyên quý vị hãy lắng nghe với động cơ lành mạnh, hãy nghĩ "tôi
sẽ lắng nghe Những Giai Tầng Thiền Tập bộ trung của Đại
sư Liên Hoa Giới nhằm để đạt đến Quả Phật vô thượng vì
lợi ích của tất cả chúng sanh bao la như hư
không vô biên".
Xin thành
kính dâng tất cả phước đức của việc chuyển dịch quyển sách này
lên Đức Đạt Lai Lạt Ma, Thầy Viện Trưởng,Cha Mẹ tôi và đạo hữu Làng
Đậu Võ Quang Nhân đã cung cấp cho tôi tên những bộ kinh bằng
chữ Nho có trong quyển sách này cũng vô vàn giúp đở khác trong việc chuyển
ngữ những tác phẩm của Đức Đạt Lai Lạt Ma và tất cả những
ai đã góp phần cho quyển sách này hiện diện và những ai được lợi
lạc từ dịch phẩm này.
Nam
mô A Di Đà Phật
Tu
Viện Kim Sơn ngày 7-11-2012
Tuệ
-Uyển
Thích
Từ-Đức
LỜI
MỞ ĐẦU
Chúng
tôi vui mừng vì có thể giới thiệu ở đây một bản dịch Những
Giai tầng Thiền Quán của Liên Hoa Giới (Kamalashila) với lời
luận giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Khi Đức Thánh Thiện thuyết
giảng tác phẩm này tại Manali vào năm 1989, chúng tôi được
truyền cảm hứng với một nguyện ước làm cho nó có thể hiện diện
như một quyển sách. Kể từ ấy, chúng tôi đã hành động
trong mục tiêu ấy khi chúng tôi có thể và thật vui mừng rằng cuối
cùng nó đã đi đến kết quả hiện thực.
A
xà lê[1] Liên Hoa
Giới là một đại học giả thánh thiện của thế kỷ thứ chín và
là một đệ tử của đại viện trưởng Tịch Hộ [2]. Qua những
hành động từ bi của những đại đạo sư như thế này một hình
thức hoàn thiện và không sai sót những giáo huấn của Đức
Phật đã rộ nở ở Tây Tạng. Liên Hoa Giới đã đóng một vai
trò đặc biệt trong điều này bởi vì ngài là một học giả Ấn Độ đầu
tiên đã sáng tác một tác phẩm nổi tiếng ở Tây Tạng với
một quan điểm đáp ứng những nhu cầu của người Tây Tạng và
với khuynh hướng xóa tan những sự hiểu biết sai lầm đang lan
tràn lúc ấy. Bất hạnh thay, qua xáo trộn trong thời
gian của chúng ta, và đặc biệt thảm họa đã xãy đến ở Tây
Tạng, những học nhân và hành giả chân chính từ lâu đã
bị cướp mất cơ hội nghe, đọc, và tư duy, hay thiền quán về những tác
phẩm quan trọng như thế. Nhận ra điều này, mặc dù
có nhiều thứ đòi hỏi cấp bách, nhưng Đức Đạt Lai Lạt
Ma đã thực hiện những nổ lực quan trọng đề bảo tồn truyền
thống này, mà điều ấy đã nuôi dưỡng việc học hỏi và
đưa vào trong thực tập những ý nghĩa quan trọng và hiếm hoi
của những luận điển như tác phẩm này. Kết quả, ngài dã giảng dạy Những
Giai tầng Thiền Tập trong một vài cơ hội.
Chúng
tôi vui mừng đã cho hiện diện những lời luận giải mà
ngài đã thuyết giảng ở Manali, một thành phố nhỏ ở địa đầu Thung Lũng
Kullu trong tiểu bang Himachal Pradesh đã từng liên hệ lâu đời với
người Tây Tạng và người dân Ấn-Tạng ở vùng biên giới. Nguyện
ước chân thành của chúng tôi là nổ lực khiêm tốn của chúng
tôi sẽ cống hiến cho việc bảo tồn những giáo huấn không
chút nhiễm ô của A xà lê Liên Hoa Giới. Chúng
tôi hy vọng rằng bất cứ ấn tượng tích cực nào
mà độc giả có thể phát sinh từ điều này có thể cống hiến cho
tất cả chúng sinh trong việc đạt đến hạnh phúc tối thượng của Phật
quả.
Chúng
tôi xin hồi hướng bất cứ công đức nào có thể hình
thành qua công việc này đến việc phát triển Phật Pháp, đến hòa bình
trong chúng sinh, và đến sự trường thọ của Đức Đạt Lai Lạt
Ma cùng những đại đạo sư và hành giả tâm
linh. Chúng tôi biết ơn Susan Kyser, chủ bút của chúng
tôi tại Snow Lion, vì những đề nghị vô giá của bà đã cải
thiện cho bản thảo cuối cùng, và đến mọi người đã trực tiếp
và gián tiếp đóng góp làm cho chương trình này được hoàn
thành.
Quyển
sách này đã được phiên dịch và nhuận sắc bởi đội ngũ của: Geshe
Lobsang Jordhen, tốt nghiệp từ Học Viện Biện Chứng Phật Giáo,
Dharamsala, người từ năm 1968 đã là phụ tá tôn giáo và thông dịch
viên cá nhân cho Đức Đạt Lai Lạt Ma; Losang Choephel Ganchenpa,
người cũng đã được rèn luyện tại Học Viện Biện Chứng Phật
Giáo và đã làm việc như một thông dịch viên hơn một thập niên, đầu tiên tại
Thư Viện Hoạt Động và Lưu Trử Tây Tạng, Dharamsala, và sau này ở
Úc Đại Lợi; và Jeremy Russell, là chủ bút của Cho-Yang, Tiếng Nói của Tôn
Giáo và Văn Hóa Tây Tạng, xuất bản bởi Học Viện Norbulingka,
Dharamsala.
***
DẪN
NHẬP
Trong Phạn
ngữ là Bhavanakrama, trong Tạng ngữ là Gompai Rimpa, trong Hoa ngữ là Quảng
Thích Bồ Đề Tâm Luận, và trong Việt ngữ là Giảng Rộng Luận Tâm
Giác Ngộ:
Kính
lễ Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử, con sẽ giảng giải tóm tắt những
Giai tầng Thiền Tập cho những ai đi theo hệ thống kinh
điển Đại Thừa. Những người thông tuệ với nguyện ước thân chứng toàn
tri toàn giác một cách cực kỳ nhanh chóng nên thi hành những
nổ lực thận trọng để hoàn thành những nguyên nhân và điều
kiện của việc này.
Đại
đạo sư tâm linh Liên Hoa Giới đã sáng tác tác phẩm này
gọi là Những Giai tầng Thiền Tập trong ba phần: Những Giai tầng Sơ
Khởi của Thiền Tập, Những Giai tầng Trung Cấp của Thiền Tập, và
Những Giai tầng Cuối Cùng của Thiền Tập. Ở đây tôi sẽ giải
thích Những Giai tầng Trung Cấp của Thiền Tập. Những chủ đề căn
bản của luận điển này là tư tưởng tỉnh thức của tâm
giác ngộ và quan điểm hoàn thiện. Những con đường tâm
linh đưa đến mục tiêu tối hậu của Phật quả là
hai phương diện: phương pháp và trí huệ. Hai phẩm chất
này sản sinh thân thể vật lý, sắc thân (rupakaya),
và thân thể trí huệ, pháp thân (dharmakaya), tương ứng từng
thứ. Sắc thân đại diện cho sự hoàn thiện của hành động vì
lợi ích người khác, và pháp thân biểu thị sự toàn hảo
cho mục tiêu của chính mình. Những phương pháp cho việc
phát sinh tâm giác ngộ cùng trí huệ thân chứng tính
không hình thành nền tảng những giáo huấn của Đạo Phật, và
luận văn này cung cấp một sự trình bày rõ
ràng hai phương diện này trong lộ trình Phật Giáo đến giác
ngộ.
Khi chúng
ta có một cái nhìn gần gũi hơn những giáo huấn này, chúng
ta đi đến thấu hiểu rằng tư tưởng từ bi là gốc rể của tâm
giác ngộ, hay tư tưởng tỉnh thức. Tư tưởng giác ngộ này
phải được đặt vào thực hành trong sự kết hợp với trí
huệ thân chứng tính bản nhiên tối hậu của mọi hiện tượng,
là tính không. Trí huệ này phải là một sự nhất thống của tuệ
giác đặc biệt và tâm tịch tĩnh bất biến tập
trung nhất niệm trên đối tượng của nó, là tính không.
Hầu
hết quý vị đang nghe điều này đến từ những vùng Lahaul, Kinnaur, Spiti của Ấn
Độ, và hầu hết quý vị đã có một trình độ học vấn nào đấy. Tuy thế,
kỷ thuật giảng dạy tôi sẽ thực hiện ở đây được hướng một
cách chính yếu đến những người không tin tưởng trong tôn
giáo. Trong chương trình, tôi muốn chỉ cho thấy làm thế nào người ta
có thể phát sinh sự thích thú trong tôn giáo một cách phổ
quát và với Phật Giáo trong đặc thù. Có nhiều nguyên tắc lý
trí có thể giúp chúng ta phát triển sự hấp dẫn trong tôn
giáo. Trong cách này chúng ta có thể nhận ra rằng tôn
giáo không đặt nền tảng trên sự tin tưởng đơn thuần, nhưng
là tin tưởng sinh khởi trong sự kết hợp với lý
trí và lý luận hợp lý (logic). Một cách cơ bản có hai
loại tín ngưỡng: một là không căn cứ trên bất cứ lý trí nào
và hai là được ủng hộ bởi lý trí. Trong trường hợp của
loại tín ngưỡng thứ hai, chúng ta thẩm tra đối tượng tin
tưởng của mình và khảo sát sự liên hệ của nó đến nhu cầu và
đòi hỏi của mình. Tín ngưỡng được phát sinh sau khi thấy những lý
do và tại sao nó thuận lợi. Trong Đạo Phật, tổng quát,và
trong con đường Đại Thừa đặc thù, chúng ta thẩm tra nội
dung của giáo huấn và chấp nhận những thứ hợp
lý và có lý trí và từ chối những thứ vô lý. Đối với những trường
hợp như vậy khi những giáo huấn là từ chính kim khẩu của Đức
Phật không nên được tiếp nhận theo từng chữ, mà phải được diễn
giải. Giáo huấn kinh điển không thể đứng vững với sự phân
tích hợp lý không nên được tiếp nhận từ chữ một, nhưng đòi
hỏi sự diễn giải. Về mặt khác, giáo huấn kinh điển có
thể đứng vững với sự phân tích hợp lý nên được tiếp nhận từ
chương. Tuy thế, nếu chúng ta tìm kiếm cho một thẩm
quyền kinh điển khác để phân biệt những kinh điển nào
được thấu hiểu từ chương và những kinh điển nào phải được diễn
giải, chúng ta sẽ rơi vào ý tưởng sai lầm của sự thoái
bộ vô tận. Chúng ta phải thẩm tra cả hai loại giáo huấn kinh
điển với luận lý (logic). Do thế, chúng ta có thể thấy rằng
trong nghiên cứu về kinh điền Phật Giáo, hợp lý và
phân tích là một chỗ rất quan trọng.
Trước
khi chúng ta bắt tay vào sự khảo sát, điều cần yếu là chúng
ta học hỏi những kỷ thuật để thẩm tra đối tượng sự phân tích của chúng
ta. Đối với những người muốn tiếp nhận giáo huấn của Đạo
Phật trong thực hành, tín ngưỡng đơn thuần không đủ. Tín
ngưỡng nên được hổ trợ bởi lý trí. Khi chúng ta nghiên
cứu, hãy đi theo một phương pháp hợp lý. Trong khi tôi
đang giảng dạy, tôi muốn quý vị hãy đặt sự toàn tâm toàn ý; ghi chú hay dùng những phương
tiện khác để có thể ghi nhớ những gì tôi giảng dạy.
Hãy
để tôi bắt đầu bằng việc giải thích những gì tôi muốn nói về gia
hộ, khi chúng tôi nói về sự gia hộ của đạo sư hay
của Giáo Pháp trong phạm vi Đạo Phật. Sự gia hộ phải sinh
khởi từ trong tâm thức của chính chúng ta. Không phải
là điều gì đến từ bên ngoài, mặc dù chúng tôi nói về sự gia hộ của
một đạo sư hay của Tam Bảo. Khi những phẩm chất tích cực trong tâm
thức chúng ta tăng trưởng và điều tiêu cực giảm thiểu,
đấy là ý nghĩa của gia hộ. Tạng ngữ cho sự gia hộ là
byin rlab có hai phần – byin có nghĩa là “năng lực siêu việt” và rlab có nghĩa
là “chuyển hóa”. Vì thế gia hộ có nghĩa là sự chuyển
hóa thành năng lực siêu việt. Do thế, gia hộ liên
hệ đến việc phát triển những phẩm chất tinh thần mà chúng
ta không có trước đây và cải thiện những phẩm chất mà chúng
ta đã khai triển rồi. Nó cũng có nghĩa là giảm thiều những ô nhiễm của tâm
thức đã làm chướng ngại sự phát sinh các phẩm chất thánh
thiện. Vì vậy, sự gia hộ thật sự được tiếp nhận khi những
đức tính tốt đẹp đạt được sức mạnh và những đặc trưng khiếm
khuyết của nó bị yếu đi hay giảm xuống.
Luận
điển nói, “Những người thông tuệ nguyện ước thực chứng toàn
tri toàn giác cực kỳ nhanh chóng nên thực hiện một nổ lực thận
trọng để hoàn thành nguyên nhân và điều kiện của
nó.” Những gì điều này muốn nói là quyển sách này chủ yếu đối
phó với đề tài bị bác bẻ hay được trình bày trong một hành động
triết lý hơn. Không phải có hai hệ thống luận điển Phật
Giáo riêng rẻ và không liên hệ - mà một số luận điển
chỉ là chủ đề của nghị luận và những thứ khác toàn là thực
hành. Tất cả mọi kinh luận chứa đựng giáo huấn giúp để thuần
hóa và kiểm soát tâm thức. Tuy nhiên, chắc chắn có
thể có những trình độ nhấn mạnh khác nhau. Những sự thực
tập và tài liệu nào đấy là thích hợp một
cách chính yếu đến sự học tập và quán chiếu, và có những luận điển
nào đấy được dạy với sự nhấn mạnh đặc biệt về những trình tự thiền
quán. Luận điển này thuộc về bộ phận thứ hai. Do vậy, như tựa đề đã
nói lên, tài liệu này diễn tả con đường tâm
linh có thể được phát triển như thế nào trong dòng suối tâm của hành
giả trong một hệ quả đúng đắn, chứ không phải trong kiểu từng mãng
rãi rác.
Trong
ba phần của Những Giai Tầng Thiền Tập, đây là phần giữa. A xà
lê Liên Hoa Giới đã dạy một cách tóm tắt trong chính Ấn ngữ
của ngài. Luận điển bắt đầu với đầu đề Phạn ngữ, đề cập mục
tiêu làm lợi ích người đọc bằng việc tạo nên khuynh hướng của ngôn
ngữ thánh thiện này trong tâm thức độc giả. Trích dẫn chuẩn
độ trong ngôn ngữ văn học Ấn Độ cũng có một không
gian lịch sử. Vì bình minh của nền văn hóa Tuyết Sơn và với
sự phát triển dần dần của quốc gia Tây Tạng, có một sự phối
hợp tự nhiên với các xứ sở láng giềng. Trong việc nhìn lại thì
thấy rằng đồng bào Tây Tạng đã tiếp nhận nhiều yếu tố văn
hóa xã hội từ láng giềng của họ. Thí dụ, Ấn Độ, láng giềng
phương Nam của chúng tôi, là nguồn gốc của những hệ thống và chủ
đề văn hóa và tôn giáo làm phong phú tâm thức. Tương
tự thế, những yếu tố văn hóa và khoa học cổ xưa như y dược,
triết lý Đạo Phật, Phạn ngữ, v.v… được đưa vào từ Ấn Độ, quê
hương của nhiều đại học giả. Vì vậy, đồng bào Tây Tạng có một truyền
thống tôn kính Ấn Độ như Linh Địa. Trung Hoa cũng được biết
vì thức ăn khoái khẩu và sự phong phú về rau trái.
Trong ngôn ngữ Tây Tạng, chúng tôi dùng cùng một chữ cho
rau trái như người Trung Hoa, và ngay cả ngày nay, chúng tôi tiếp tục sử
dụng những từ ngữ cho nhiều rau trái. Đây là những gì chúng
tôi nhập cảng từ Trung Hoa. Tương tự thế, vì áo quần Mongolia rất thích
hợp khí hậu lạnh giá, cho nên đồng bào Tây Tạng đã sao chép một
số kiễu mẫu của họ. Do thế, qua nhiều thế kỷ, đồng bào Tây Tạng đã từng tiếp
xúc với những láng giềng của họ, chúng tôi đã nhập cảng nhiều thứ tốt
đẹp và đã phát triển những đặc trưng văn hóa xã hội cá biệt của
riêng chúng tôi. Khi luận điển bắt đầu với câu, "Trong Ấn ngữ, "
nó biểu thị sự chính thống xác thực của tài liệu -
rằng nó phát nguồn trong những luận điển của các đạo sư Ấn Độ.
Rồi
luận điển nói, "Trong Tạng ngữ," và tựa đề Tây Tạng được
đưa ra. Điều này cho biết rằng luận điển được chuyển dịch
sang ngôn ngữ của một quốc gia khác, Tây Tạng. Tạng ngữ giàu
có đủ để truyền đạt một cách chính xác những luận điển
lớn, kể cả kinh điển và những luận giải. Qua hàng thế kỷ, Tạng
ngữ đà là một môi giới quan trọng cho cả những khía cạnh phạm
trù và thực hành Phật Pháp. Ngay cả ngày nay, đã thấy rằng Tạng
ngữ hầu như là một ngôn ngữ duy nhất trên thế giới có
thể trao đổi toàn bộ tam tạng giáo điển Đạo Phật bao
gồm Tiểu Thừa, Đại Thừa, và Mật Thừa. Tạng ngữ vì thế là một ngôn
ngữ rất quan trọng và một cách đặc biệt giá trị trong mối liên
hệ với Đạo Phật.
"Kính
lễ Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử ". Đây là câu kệ tôn
kính và thỉnh cầu của dịch giả. Các dịch giả bắt đầu công việc của
họ bằng việc bày tỏ lòng tôn kính vì thế họ có thể hoàn tất công
việc của họ mà không phải đối diện với những chướng ngại. Nó
cũng tượng trưng cho sự ngưỡng mộ để hoàn thành những mục
tiêu tạm thời và rốt ráo của họ. Sự thỉnh cầu được
hướng đến Bồ tát Mạn Thù Thất Lợi theo sau một chiếu chỉ được
ban bố bởi những vị vua Phật Giáo trước đây. Xu hướng biểu
thị một cách rõ ràng đến ba tạng giáo điển của Đức
Phật hay những luận giải liên quan. Lời thỉnh cầu được
hướng đến chư Phật và Bồ tát nếu một tài liệu thuộc Kinh
tạng. Và nếu một tài liệu thuộc về Luận tạng, lời thỉnh cầu được
hướng đến Mạn Thù Thất Lợi Bồ tát. Nhằm để biểu thị rằng một tài
liệu nào đó thuộc Luật tạng, lời thỉnh cầu hướng đến Đấng Toàn
Giác. Vì vậy, lời thỉnh cầu bởi dịch giả thích ứng với
sự thực tập truyền thống. Chính đề của luận điển này quan
tâm đến việc thiết lập vô ngã bằng việc dựa vào sự
tập trung nhất tâm là một sự hợp nhất của tuệ giác nội
quán (tuệ) và tịch tĩnh bất động (định) và như nó thuộc về tạng
Luận (tập hợp của tri thức), nên lời thỉnh cầu được hướng đến Mạn
Thù Thất Lợi Bồ tát.
Với
câu, "Cho những ai đi theo hệ thống kinh điển Đại Thừa." tác
giả bộc lộ tiến trình thiền tập cho những ai học hỏi luận
điển này. Bây giờ câu hỏi sinh khởi: Mục tiêu cứu kính của những
ai thực hành giáo huấn Đại Thừa là gì? Và câu trả
lời là Quả Phật. Quả Phật có nghĩa là gì? Bậc sở hữu trí huệ siêu
việt tất cả là một Đức Phật, và thể trạng này được liên hệ như
Quả Phật. Vì mục tiêu cuối cùng của giáo huấn Đại Thừa là
để đạt đến thể trạng toàn tri toàn giác, cho nên hành
giả cần khảo sát một cách thân cận phương tiện và phương
pháp đưa đến sự thực chứng này. Qua sự khảo sát như vậy, hành
giả phải cố gắng để theo đuổi quy trình đúng đắn và hoàn
toàn cho việc thực chứng thể trạng toàn tri toàn giác.
Đây là tóm lược về chủ đề của quyển sách này.
***
GIỚI
THIỆU
Trong từ
ngữ của Bồ tát Long Thọ,
Nếu
con muốn đạt đến thể trạng Giác Ngộ vô thượng
Cho
chính con và thế giới,
Gốc
rể là sự phát tâm vị tha
Điều
ấy vững vàng và kiên cố như một ngọn núi,
Một lòng
bi mẫn ôm ấp tất cả,
Và
một trí huệ siêu việt thoát khỏi nhị nguyên.
Những
ai trong chúng ta khao khát hạnh phúc cho người khác
và chính mình tạm thời và lâu dài nên được động viên để đạt đến thể
trạng toàn tri toàn giác. Lòng bi mẫn, tâm vị tha,
và quan điểm hoàn thiện là những nền tảng và sự quyết định của con
đường đến Giác Ngộ vô thượng. Ở việc này, chúng
ta có niềm tin trong giáo thuyết của Đức Thế
Tôn và đến gần với giáo huấn của Ngài. Chúng
ta tự do khỏi những chướng ngại quan trọng và đã gặp những
nhân tố bổ sung mà chúng ta có thể học hỏi những khía cạnh
rộng lớn và thâm sâu của giáo huấn Đạo Phật, việc quán
chiếu những nội dung, và thiền quán trên ý nghĩa ấy. Vì
vậy, chúng ta phải sử dụng tất cả những cơ hội vì thế chúng
ta không phải hối hận trong tương lai và vì thế chúng
ta không chứng tỏ tàn nhẫn với chính mình. Những gì mà Kadam
Geshe Sangpuwa nói đánh thẳng vào trung tâm của chủ đề. Câu kệ
này làm tôi xúc động mạnh từ trái tim:
Giảng
dạy và lắng nghe là thích đáng khi chúng lợi lạc cho
tâm. Thái độ kiểm soát và nguyên tắc là dấu hiệu của việc có lắng
nghe giáo huấn. Phiền não được giảm thiểu như một dấu
hiệu của thiền tập. Một hành giả du già là người thấu hiểu thực
tại.
Một việc
phải nên thật rõ ràng là Phật Pháp chỉ có một mục
tiêu: rèn luyện tâm. Các giáo thọ phải chú ý và thấy nó rằng
sự giảng dạy của họ làm lợi lạc cho tâm học nhân của họ. Sự
hướng dẫn của họ phải căn cứ trên kinh nghiệm cá nhân của họ về
việc thấu hiểu Phật Pháp. Các học nhân cũng vậy, phải chú
tâm với giáo huấn với một lòng khao khát làm lợi
ích cho tâm của họ. Họ phải thực hiện một cố gắng tổng
lực để kiểm soát tâm vô nguyên tắc của họ. Vì thế, tôi khuyến
nghị rằng chúng ta phải cần mẫn trong việc tuân
theo những giáo huấn của những đại Geshe[3] Kadam[4]. Các ngài
khuyên rằng phải có sự hợp nhất giữa tâm và giáo Pháp. Trái lại, nếu tri
thức và thực hành được cư xử như những thực thể không liên
hệ và khác biệt, thế thì sự rèn luyện có thể chứng tỏ là
không tác dụng. Trong tiến trình thực tập tâm linh của chúng
ta, chúng ta phải thẩm tra toàn bộ và sử dụng Phật
Pháp như một tấm gương mà trong ấy để thấy phản chiếu những khuyết
điểm của thân thể, lời nói và tâm ý. Cả những vị thầy và
các học nhân phải được động viên để làm lợi lạc cho chính họ
và người khác qua sự thực tập Phật Pháp. Như chúng ta thấy
trong lời cầu nguyện của con đường tiệm tiến Lamrim:
Được
động viên bởi lòng bi mẫn đầy năng lực,
Nguyện
cho tôi có thể dẫn giải kho tàng Phật Pháp,
Chuyên
chở nó đến những nơi chốn mới
Và
phát triển nó những nơi mà nó đã bị suy tàn.
Giáo
thuyết của Đức Phật không phải là điều gì đấy vật lý. Do thế, việc
khôi phục và lan tỏa Phật Pháp tùy thuộc vào tâm
linh nội tại của chúng ta, hay sự tương tục của
tâm chúng ta. Khi chúng ta có thể giảm thiểu những nhược
điểm của tâm, những phẩm hạnh của nó gia tăng. Thế nên, tác động của
những chuyển hóa tích cực là là sự bảo tồn và thúc
đẩy phương tiện giáo thuyết Phật Pháp. Rõ ràng rằng Phật
Pháp không phải là một thực thể hữu hình, rằng nó không thể
được bán hay mua trong siêu thị hay được xây dựng một cách vật thể. Chúng
ta phải chú ý vào những nền tảng, như sự thực hành về
ba phương diện chính yếu của con đường Giác Ngộ[5] - viễn
ly, tâm giác ngộ (bodhicitta), và sự thực chứng trí huệ tánh
không.
Trách
nhiệm của việc bảo tồn và phát triển Phật Pháp thuộc về chúng
ta những người có niềm tin trong giáo huấn ấy; điều
này lại tùy thuộc vào sự hấp dẫn của chúng ta với Đức
Phật và tôn kính Ngài. Nếu chúng ta không làm
gì xây dựng mà mong đợi người khác làm, thế thì rõ
ràng không điều gì có thể. Bước thứ nhất là trau dồi trong tâm ta những phẩm
chất tích cực được dạy bởi Đức Phật. Sau việc rèn luyện một
cách thích đáng tâm ta, sau đó chúng ta mới có thể hy
vọng giúp đở rèn luyện tâm người khác. Đại sư Tông
Khách Ba đã tuyên bố rõ ràng rằng những ai không tự rèn
luyện thì khó mà có cơ hội cho việc rèn luyện người khác. A
xà lê Pháp Xứng đã dạy những nguyên tắc này trong những dạng thức rất trong
sáng:
Khi
kỷ năng chướng ngại [đối với bạn].
Sự giải
thích thì khó khăn một cách tự nhiên.
Chư Bồ
tát với một mục tiêu hướng cứu kính như vậy để đạt đến thể
trạng Giác Ngộ. Vì mục tiêu này, họ dấn thân trong những sự thực
tập loại trừ những cảm xúc phiền não quấy nhiễu tâm. Cùng
lúc các ngài nổ lực trau dồi những tuệ giác tâm linh.
Do tuân theo một tiến trình loại trừ những phẩm chất tiêu cực và
trau dồi những thứ tích cực như vậy mà chư Bồ
tát trở thành có thể giúp đở những chúng sanh khác. Luận
giải về Nhận Thức Luận cũng nói:
Những
bậc bi mẫn áp dụng mọi phương tiện
Làm
nhẹ bớt những nổi khốn khổ của chúng sanh.
Do
vậy, ai trong chúng ta tin tưởng trong giáo huấn của Đức
Phật phải cố gắng khả năng bậc nhất để phát sinh đức hạnh.
Điều này cực kỳ quan trọng. Một cách đặc biệt liên hệ vào thời
kỳ mạt pháp này. Những người Tây Tạng chúng tôi đang
làm ồn ào và chỉ trích Trung Cộng vì những tàn phá mà họ đã
làm ở quê hương chúng tôi. Nhưng điều quan trọng là như những Phật
Giáo đồ chúng tôi phải tôn trọng triệt để những nguyên
tắc của Đạo Phật một cách cẩn thận. Giáo huấn chỉ
có ý nghĩa khi chúng ta thấy những thuận lợi của
việc thực tập, tiếp nhận nguyên tắc, và nổ lực tích cực để chuyển
hóa trong trái tim của chúng ta. Việc lắng nghe giáo huấn về
những chủ đề khác nhau có một mục tiêu khác nhau - ở đấy chúng
ta hướng để thu thập những ý tưởng và tài liệu.
Chúng
ta có thể tự hỏi những gì là dấu hiệu của việc thực hành Phật
Pháp đúng đắn. Việc thực hành nên được bắt đầu với những nguyên
tắc đạo đức (giới luật) của việc kềm chế khỏi mười hành
vi bất thiện. Mỗi hành vi tiêu cực của thân thể, lời
nói và tâm ý phải được xác định một cách thích đáng và những đối
trị phải được thấu hiểu một cách trọn vẹn. Với kiến thức căn
bản này, hành giả nên loại trừ những hành vi tiêu cực như trộm
cắp, dối trá, v.v… và thực hành lương thiện, tử tế, và những hành
vi đức hạnh khác. Những sư thầy, sư cô thọ giới phải tuân
theo giới luật xuất gia. Những điều này có nghĩa để rèn luyện cách đắp
y, giao tiếp với người khác, v.v… Thậm chí thái độ ngắm nhìn người
khác và những cung cách biểu lộ đến người khác cũng được dạy trong
quy điều của giới luật xuất gia.
Đối
với một hành giả Phật Pháp, một trong những thử thách quan
trọng là để đối phó với những cảm xúc tiêu cực và cuối
cùng tự giải thoát khỏi chúng. Sự khó khăn của điều này là
qua sự thật đơn giản là những cảm xúc phiền
não có từ thời vô thỉ làm cho chúng ta khốn khó đủ loại khổ sở.
Nếu ai đấy bắt nạt chúng ta hay một kẻ thù ngược
đãi chúng ta, thế thì chúng ta kêu la và than khóc. Tuy
nhiên, những kẻ thù ngoại tại tàn bạo thì chỉ ảnh hưởng
chúng ta trong kiếp sống này. Chúng không có năng lực để
làm tổn hại chúng ta vượt khỏi kiếp sống này. Trái lại, những cảm
xúc phiền não là những kẻ thù bên trong của chúng
ta và chắc chắn có thể tạo nên thảm họa trong những kiếp sống
tương lai. Trong thực tế, các thứ này là những kẻ thù tệ hại nhất
của chúng ta.
Thử
nghiệm thật sự đối với một hành giả Phật Pháp đến từ khía cạnh
này: nếu những cảm xúc phiền não được giảm thiểu, thế thì sự thực
hành của chúng ta đã tác động. Đây là tiêu chuẩn chính
để quyết định một hành giả chân chính, bất chấp người ấy xuất
hiện bên ngoài thánh thiện như thế nào. Toàn bộ mục
tiêu của việc hành thiền là để làm giảm thiểu những phiền
não lừa dối của tâm ta và cuối cùng loại trừ chúng từ gốc rể. Bằng
việc học hỏi và thực hành những khía cạnh thậm
thâm và rộng rãi của giáo huấn, một hành giả với
sự quen thuộc lâu dài và hành thiền về vô ngã cuối
cùng đạt đến một sự thấu hiểu về thực tại.
Chúng
ta dấn thân trong việc giảng dạy và lắng nghe, và thật thiết yếu để biết
những cung cách thích đáng, những phương pháp hiệu quả, của việc
lắng nghe để giảng dạy. Điều này cấu thành sự loại trừ ba loại thất bại
của một người lắng nghe (giống như một chiếc thùng), và trau dồi sáu xu hướng thuận
lợi.
-
Thất bại thứ nhất là lắng nghe như một chiếc thùng úp xuống. Điều này có nghĩa
là một cách hình thức [thân thể] chúng ta có thể
đang tham dự [học hỏi] đối với giáo lý nhưng một
cách tinh thần [tâm ý] chúng ta đang bận rộn nơi nào khác.
Cho nên khi ai đấy giảng dạy, trong thực tế chúng ta hoàn
toàn không lắng nghe gì cả. Trong một trường hợp như vậy, chúng
ta không hứng thú gì với sự giảng dạy, và trong thực tế không
nghe bất cứ điều gì được giảng dạy. Điều này rõ ràng là một chướng
ngại để học hỏi, và chúng ta phải loại trừ vấn nạn này
và tham dự sự giảng dạy với sự say mê mãnh liệt.
-
Thất bại thứ hai là lắng nghe trong một cách giống như chiếc thùng bị lủng. Điều
này có nghĩa là mặc dù chúng ta đang lắng nghe giáo lý,
nhưng chúng ta không ghi nhớ nội dung của chúng. Trong trường hợp này, chúng
ta thiếu chánh niệm và ghi nhớ. Việc thực hành Phật
Pháp có nghĩa là chúng ta phải có lợi ích từ những
gì chúng ta đã nghe. Không phải là một trò tiêu khiển, như nghe
một câu chuyện. Giáo huấn cho chúng ta sự hướng dẫn
trên vấn đề chúng ta sống một cuộc sống đầy đủ ý
nghĩa như thế nào và phát triển những thái độ thích
đáng như thế nào. Do vậy, nhằm để lợi lạc từ sự giảng dạy, chúng
ta phải ghi nhớ chúng với chánh niệm. Trong tất cả mọi tiến trình học
hỏi, lắng nghe, và đọc, v.v… phải hoàn toàn chú ý và phải cố gắng để
ghi nhớ nội dung của chúng. Khi sự quan tâm của chúng ta là
nửa trái tim, chúng ta chỉ nhớ một nửa, và chỉ nhớ trong một thời
gian ngắn. Chúng ta phải quán chiếu và nghĩ về bất cứ
điều gì chúng ta đã nghe, hết lần này đến lần khác. Trong cách
này, kiến thức sẽ ở lại trong tâm ta trong một thời
gian dài. Một kỷ năng khác để ghi nhớ những hướng dẫn là tranh
luận giống như được thực hành trong những ngôi trường tranh
luận truyền thống.
-
Thất bại thứ ba của một người lắng nghe liên hệ đến động cơ, và giống
như một chiếc lọ chứa thuốc độc. Khi chúng ta lắng nghe những sự giảng
dạy, chúng ta phải tránh những động cơ lừa dối. Tất cả mọi hành
vi, đặc biệt trong sự thực hành Phật Pháp chẳng hạn
như lắng nghe và đọc kinh luận, phải được hoàn thành với một
động cơ lành mạnh. Chúng ta phải hướng đến việc kiểm
soát tâm vô nguyên tắc và rồi dần dần đạt đến thể
trạng Quả Phật để làm lợi ích tất cả chúng sanh.
Tôi
khuyên quý vị không nên xem kiến thức Phật Pháp giống như bất cứ
loại tri thức nào chỉ để kiếm sống.
Bây
giờ để tôi trở lại chủ đề chính, luận điển của Liên Hoa Giới được
biết như Những Giai Tầng Thiền Tập. Tác giả ân cần vô hạn đối
với Tây Tạng. Đại sư Tông Khách Ba liên hệ đến ngài
như một học giả tôn quý và danh hiệu là thích hợp.
Trong vài luận điển ngài viết, Bừng Sáng Con Đường Trung Đạo và luận
điển này là được tôn trọng cao độ nhất.
Dòng
truyền thừa của ba luận điển "Những Giai Tầng Thiền Tập"
là rất hiếm hoi. Ở miền trung và tây nam Tây Tạng, sự truyền thừa này
không được biết một cách rộng rãi. Có thể nó đã được biết đến ở những
nơi cô lập và xa xôi. Khunnu Lama Tenzin Gyaltsen[6] đã tiếp
nhận sự truyền thừa ở Kham, và Serkong Rinpoche tiếp nhận nó
từ ngài. Vào lúc ấy, tôi không thể tiếp nhận sự truyền thừa,
mặc dù tôi muốn. Tôi nghĩ rằng vì luận điển không quá dài nên sẽ không quá khó
để tiếp nhận nó sau này. Thay vì thế, tôi đã đặt nổ lực của tôi vào
việc tiếp nhận giáo huấn đến một số luận điển
quan trọng như Đại Luận Giải Thời Luân[7] bởi Buton
Rinchen Drup, Toát Yếu Mật thừa Tantra về Thời Luân[8], và sáu quyển Phụ
thích Đại Luận Giải Tịnh Quang[9].
Tôi
đã ở Thụy Sĩ khi tôi nhận một điện tín nói rằng Serkong Rinpoche đã viên tịch và
Yongzin Ling Rinpoche đang bệnh nặng. Thế thì nó đã làm tôi ân hận, tôi đã
phải trả giá cho sự lười biếng của tôi vì tôi đã không tiếp nhận giáo
huấn Những Giai Tầng Thiền Tập. Tâm tư tôi đầy những đau buồn
và một cảm giác mất mát. Sau này, tôi đã hỏi ai giữ dòng truyền
thừa này bất cứ khi nào tôi gặp các vị Lạt Ma hay Geshe. Một
lần nọ tôi ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi đã gặp vị Thủ Tọa Sakya
Sangye Tenzin[10]. Ông nói với
tôi rằng ông đã tiếp nhận giáo huấn Những Giai Tầng Thiền Tập từ
một vị lạt ma già từ Kham đang hành hương tại Lhasa. Sau
này, tôi nghĩ rằng vì Khunnu Lama Rinpoche cũng tiếp nhận giáo huấn từ
Kham, dòng truyền thừa phải là như nhau. Tôi cũng đã nghĩ rằng không
có gì trở ngại để tiếp nhận giáo huấn.
Trước
đây, khi tôi bắt tay vào một tài liệu mới, thì tôi sẽ thỉnh thị ý
kiến của Yongzin Ling Rinpoche. Nhưng ngài đã viên tịch. Vào lúc
ấy, Trưởng lão Gen Nyima cũng ở Đạo Tràng Giác Ngộ. Cho nên
tôi nói với ngài hoàn cảnh và hỏi ý kiến của ngài. Ngài nói
rằng đấy là một ý tưởng tốt. Trong trường hợp như vậy tôi
đã tiếp nhận sự truyền thừa giáo huấn từ Thủ Tọa Sakya
Sangye Tenzin. Tôi cảm thấy rất vui và may mắn, và tự động làm
tôi thoát khỏi cảm giác hối hận. Vị Thủ Tọa Sakya này
là một người rất nổi tiếng và là một đạo sư tôn
kính trong chính dòng Sakya. Bây giờ ngài đã tám mươi tuổi. Dường như
không có luận giải bằng chữ viết của tài liệu này; tối
thiểu là tôi chưa từng thấy. Đại sư Tông Khách Ba đã trích
dẫn nhiều trong Đại Luận Giải Những Giai Tầng của Con Đường[11], cho nên tôi
nghĩ cũng thích hợp nếu tôi bổ sung lời luận giải của tôi từ
đấy.
Liên
Hoa Giới đã thực hiện một sự phụng sự diệu kỳ đối với giáo
lý Đạo Phật. Với một động cơ vững chắc và ân cần, ngài
đã thiết lập một nền tảng hoàn thiện đối với giáo huấn của Đức
Phật trong thời gian ngài ở Tây Tạng. Phật tử Quốc
vương Trisong Detsen đã mời thỉnh A xà lê Tịch Hộ và Đạo
sư tôn quý Liên Hoa Sanh. Ba bậc đại sĩ này cực kỳ ân
cần đối với Quê Hương Tuyết Sơn Tây Tạng. Chính qua sự phối
hợp của các ngài mà một hình thức hoàn toàn của Đạo Phật,
kể cả mật thừa tantra, được thiết lập một cách thích đáng ở Tây
Tạng. A xà lê Tịch Hộ đã thấy khả năng của việc thấu hiểu sai
và diễn dịch sai triết lý, và vì thế ngài rời những sự hướng dẫn và mời Liên
Hoa Giới đến Tây Tạng và sáng tác Những Giai Tầng Thiền
Tập. Vào lúc kết thúc phần đầu, tác giả tuyên bố rằng
ngài viết luận điển này do lời thỉnh cầu của quốc
vương Trisong Detsen.
Vì
lợi ích của đồng bào Tây Tạng và để thiết lập giáo huấn Đức
Phật giữa họ, đại sư Liên Hoa Giới đã vô cùng ân
cần đến Tây Tạng. Ba phần của Những Giai Tầng Thiền Tập được
viết ở Tây Tạng và tu sĩ Trung Hoa Hvashang[12] trở
thành chất xúc tác cho việc trước tác. Nội dung triết lý phổ
thông của ông là một vấn đề khác, nhưng sự diễn dịch của
Hvashang về quan điểm của Đạo Phật hoàn toàn sai lầm. Đại
sư Liên Hoa Giới đã viết văn bản này để chặn trước sự tiến triển của
những quan điểm sai lầm ấy. Những gì chúng ta có thể
chú ý ở đây là những bậc đại nhân của thời ấy đã biểu lộ nhiều sức
mạnh học giả và đạo đức. Họ thường sử dụng những ngôn
ngữ tinh lọc trong khi bác bẻ những quan điểm sai lầm và
không nhằm vào các đối thủ của họ một cách cá nhân. Những gì các
ngài thật sự làm là để phát biểu một cách có hệ thống như một
sự trình bày rõ ràng và trong sáng về quan điểm triết
lý nền tảng, thiền tập, và hạnh kiểm như được dạy bởi Đức Phật. Trong
kiễu mẫu ấy, giáo lý Đức Phật chiếu sáng những quan điểm thấp
kém và sai lầm, những thứ đã suy tàn trong chính chúng. Vì
thế, luận điển quý giá này có một nối kết nghiệp quả đặc biệt với Tây
Tạng, quê hương Tuyết Sơn.
Rõ
ràng rằng tác giả Liên Hoa Giới ân cần vô hạn với đồng
bào Tây Tạng. Nhưng lịch sử cho thấy rằng người Tây Tạng đã
làm một số lỗi lầm thay vì biểu lộ lòng biết ơn thích
đáng. Những việc ngẫu nhiên nào đó đã xảy ra. Nhìn vào nó từ một khía
cạnh khác, đấy là một điều gì đó được nói trong người Tây Tạng,
"Nơi Phật Pháp rộ nở, quỷ ma cũng năng động". Nhằm để
những hướng dẫn trần gian và tâm linh được thiết lập vững
vàng trường cửu ở Tây Tạng, Đạo sư quý báu Liên
Hoa Sanh đã tạo những điều kiện thuận lợi và gia hộ môi
trường. Ngay cả trong những lúc như vậy, có những người đã nói những thứ vô
bổ. Dường như rằng vào những lúc ấy, ngay cả quốc vương cũng
không hoàn thành tất cả những mong ước của ngài Liên
Hoa Sanh.
Thật
buồn để chú ý những điều này. Dĩ nhiên, có những phương
cách khác để nhìn vào những việc ấy. Chư Phật và Bồ tát không
làm gì để cứu độ trong sự mong mõi của chúng sanh. Đức Quán
Thế Âm có một mối quan hệ đặc biệt với Tây Tạng và
đã thực hiện những việc làm vô cùng ân cần qua vô
số biểu hiện. Tuy nhiên, những người Tây Tạng chúng
tôi đối diện những vấn nạn không dứt ngay cả cho đến thời hiện
tại. Nhưng chúng tôi không đánh mất lòng tin. Hoàn cảnh thế
giới uyển chuyển và thay đổi liên tục. Có sự hổ trợ cho sự thật và sự
thật là quý giá. Chúng tôi đến bây giờ đã thiết lập những
nền tảng cho tương lai của chúng tôi. Chúng ta phải làm việc một
cách cần mẫn để hoàn thành những quan tâm riêng của chúng
tôi cho kiếp sống này và những kiếp sống tương lai, chú ý một
cách tương ứng, đến vấn đề thông thường. Tất cả chúng
ta may mắn có thể học hỏi văn bản kỳ diệu này. Thật
là thông tuệ để nghiên cứu những nguyên tắc hướng dẫn về phần chúng
ta để chuyển hóa đời sống của chúng ta.
Trong phạm
vi của giáo huấn nhà Phật, việc phát sanh thái độ tích
cực là rất quan trọng. Tôi khuyên quý vị hãy lắng nghe với động
cơ lành mạnh, hãy nghĩ "tôi sẽ lắng nghe Những Giai Tầng Thiền
Tập bộ trung của Đại sư Liên Hoa Giới nhằm để đạt
đến Quả Phật vô thượng vì lợi ích của tất cả chúng
sanh bao la như hư không vô biên". Phẩm chất nào của bất
cứ hành vi thân, miệng và ý một cách chính yếu được quyết
định bởi động cơ. Vì vậy bất cứ hành động nào được hoàn
thành bởi động cơ tích cực sẽ đem đến đạo đức và hạnh
phúc và trở thành một nguyên nhân để đạt đến Quả
Phật về lâu về dài. Trái lại, nếu một động cơ thánh thiện và lành
mạnh bị vắng bóng, thế thì ngay cả những thực hành tâm
linh rõ ràng có thể mang đến những hậu quả tiêu cực trong vị
trí của đức hạnh. Vì ranh giới giữa chúng đôi khi có thể rất
mõng manh, chúng ta cần phải chú ý rất nhiều đến khía cạnh này.
Trong
luận điển này tác giả trình bày tinh hoa của con đường cả Tiểu
Thừa và Đại Thừa. Ngài mở rộng kiểu mẫu thực
hành tâm bồ đề quy ước và sáu ba la mật với sự nhấn
mạnh đặc biệt trên thiền tịch tĩnh bất động (định)
và tuệ giác nội quán (tuệ). Những ai trong các bạn là mới mẻ với Phật
Giáo và không quen với kiễu mẫu và tiến trình thực
hành giáo huấn phải cố gắng để định hình sự thấu
hiểu mạch lạc luận điển này, bởi vì trên căn bản của kiến thức này chúng
ta sẽ có thể thấu hiểu những luận điển khác mà không khó khăn lắm. Luận điển
này có thể giống như một chìa khóa mở ra cánh cửa đến tất cả những kinh điển Phật
Giáo quan trọng khác.
***
Tiểu
sử của KHENPO SANGYE TENZIN RINPOCHE
vị truyền miệng "Những Giai Tầng Thiền Tập" của Liên Hoa
Giới cho
Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
Thật
không thể trình bày hết toàn thể những hành vi bao la của
Khenpo Sangye Tenzin Rinpoche.
Ngài
sinh ra ở Tây Tạng vào năm 1904, vào kỷ nguyên Sakya, theo cùng với
nhiều dấu hiện cát tường. Vào lúc mười tuổi ngài trở thành một vị sa
di, tiếp nhận những giới sa di từ Khenpo Rinzin
Gyaltsen. Ngài cho hỏi Phật lý với nhiều vị thầy nổi tiếng, chẳng hạn
như Drayab Thupten Zangpo, và trở thành được biết như một học
nhân tò mò và cần mẫn. Khi ngài tốt nghiệp, ngài đã được tưởng thưởng
với những bằng cấp cao nhất trong Kinh tạng và Mật tạng của
nền giáo dục Sakya, và thêm nữa đã nhận những tặng phẩm công nhận từ
chính quyền địa phương của tỉnh Sakya ở Tây Tạng.
Vào
tuổi 37, ngài đã thọ Đại giới Cụ túc với sự hiện diện của
Zimhog Rinpoche của dòng truyền thừa thuộc đại tu viện Sakya.
Theo sự hướng dẫn của thầy ngài, sau đó ngài đã trở thành chủ trì của tu
viện Ngor Ewam Choden trong ba năm, và rồi thì tiếp tục vào tu
viện Tanak Thupten Namgyal, được khai sơn bởi Gho Ramjampa.
Trong tu viện này ngài đã phục vụ như một vị viện trưởng
trong 15 năm.
Đến
ngày khi ngài phải bắt đầu chuẩn bị để tị nạn ở quốc gia láng giềng Ấn
Độ. Đào thoát khỏi sự chính quyền Trung Cộng là một hành
trình rất gian khó, nhưng ngài đã thành công và đến Ấn Độ,
được hướng dẫn bởi giấc mơ về Đức Liên Hoa Sanh. Cuộc đào
thoát của ngài đã đưa ngài đến Mustang và Nepal, nơi ngài đã thấy dấu
chân nổi tiếng trên đá của Đạo sư Liên Hoa Sanh, được biết
như Bậc Thầy của loài người. Sau đó ngài đã nhớ lại những tiên
tri của Đạo sư Liên Hoa Sanh đã làm trong giấc mơ, và đã bắt
đầu khóc với lòng biết ơn. Trái tim của ngài đã tuôn tràn với những lời cầu
nguyện vì lợi ích của tất cả chúng sanh và quảng
bá Phật Pháp toàn thế giới.
Năm
1961, theo sự gợi ý của His Holiness Sakya Trizin Rinpoche, ngài đã đến
Darjeeling và được chỉ định làm viện trưởng của tu viện Sakya
Guru ở Ghoom. Kể từ lúc ấy về sau ngài đã hướng dẫn tu viện với
lòng nhiệt tình vô hạn. Với hoạt động của ngài vào năm 1979 một viện
Cao Đẳng Triết Lý Phật Giáo đã được thành lập tại tu
viện. Kiến thức của ngài về Phật lý là ngoại hạng, và ngài
đã sáng tác nhiều luận giải. Căn cứ trên kinh nghiệm và kiến
thức của ngài, ngài đã có thể làm sáng tỏ những tác phẩm như
"Sự Minh Bạch của Ba Lời Nguyện" của Sakya Pandita, và
"Kho Tàng Lời Hướng Dẫn Thánh Thiện" của ngài và nhiều tác phẩm khác
về triết lý Phật Giáo.
Khenchen
Sangye Tenzin là một học giả vượt khỏi ranh giới của những tông
phái. Theo lời thỉnh cầu của chính phủ lưu vong Tây Tạng,
ngài đã dạy cho những tu sĩ bất chấp tông phái của họ về
triết lý và văn học Phật Giáo tại trung tâm Tôn
Giáo Buxa, bang Tây Bengal.
Cùng
với những viện trưởng của ba tu viện quan trọng của tông Gelug là
Ganden, Sera, và Drepung, và vài rinpoche khác, ngài đã tham gia thảo
luận liên hệ đến việc bảo tồn giáo huấn của Đức
Thế Tôn trong lưu vong. Vì mục tiêu này ngài đã du
hóa đến Mussoorie và Kushinagar,nơi mà để cảm ơn đến những tham
luận của ngài về vấn đề làm thế nào để áp dụng một
cách tốt nhất những phương tiện cho mục tiêu này, ngài đã
được để cử làm người thuyết giảng chính ở 'the Mool Shastra',truyền
thống của những đạo sư Ấn Độ ở Na Lan Đà, chẳng hạn
như Long Thọ, Thánh Thiên, Vô Trước, Thế Thân, Nguyệt
Xứng, Trần Na và Pháp Xứng, tại Học Viện Trung
Tâm Nghiên Cứu Phật Giáo Cao Cấp ở Sarnath, Varanasi, thuộc bang
Uttar Pradesh.
Những sự
kiện nổi bật nhất trong sự nghiệp học giả của ngài kể
cả việc giảng dạy "Sự Khác Biệt Minh Bạch của Ba Lời Nguyện",
với luận giải của ngài, cho ngài His Eminence Chobgye Trichen
Rinpoche, và truyền miệng "Những Giai Tầng Thiền Tập" của Liên
Hoa Giới cho Đức Đạt Lai Lạt Ma 14. Cho đến ngày hôm
nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn bày tỏ lòng biết ơn của ngài đến
Khenchen Sangye Tenzin vì đã ban cho sự trao truyền hiếm
hoi này.
Vào
ngày 11 tháng Mười Một, năm 1990, Khenchen Sangye Tenzin đã nhập niết bàn.
Ngài đã duy trì trong trạng thái nhập định "Tug-Dam",
của một bậc thầy trong thời gian chín ngày. Mặc dù trái tim của ngài
đã ngừng đập, thân thể của ngài đã không có một biểu hiện nào của
sự phân hủy, và tâm của ngài đã duy trì sự nhập định trong tâm
linh quang.
Ẩn Tâm
Lộ ngày 3-7-2013
VÀI
NÉT VỀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
ĐỨC ĐẠT
LAI LẠT MA sinh ngày sáu tháng Bảy, năm 1935, trong một gia
đình nông dân nghèo vùng Đông Bắc Tây Tạng. Vào năm hai tuổi,
ngài được xác nhận là Đạt Lai Lạt Ma, lĩnh tụ tâm
linh và thế tục của Tây Tạng, thứ mười bốn trong một sự kế
tục trãi dài từ sáu trăm năm trước. Vào năm sáu tuổi, ngài đã bắt đầu
sự rèn luyện kéo dài cả đời người như một tu
sĩ Phật Giáo. Từ năm 1959, ngài đã sống lưu vong khỏi Tây
Tạng ở Dharamsala, Ấn Độ. Nổ lực không mệt mõi của ngài vì quyền con
người, hòa bình thế giới, và giá trị căn bản của loài
người đã đưa ngài đến tầm vóc quốc tế. Ngài là người nhận nhiều sự
vinh danh và phần thưởng, trong ấy có giải Nobel Hòa Bình năm 1989 và Huân
Chương Vàng Quốc Hội Hoa Kỳ.
Khi
được hỏi về vai trò của ngài trong đời sống, Đức Đạt
Lai Lạt Ma thường liên hệ chính ngài như một "thầy tu giản
dị". Nhiều người khác xem ngài là một trong những lãnh tụ tâm
linh nổi tiếng nhất của thời đại chúng ta và một trong
những học giả và đạo sư Phật Giáo hàng đầu của thế
giới. Trong phạm vi những cuộc du hành rộng
rãi, ngài cũng nói cũng biện hộ cho chí nguyện của
ngài trong đời sống. Thứ nhất, ngài nguyện cố gắng để thúc
đẩy cho những giá trị căn bản của con người, hay những
gì ngài thường liên hệ như những "đạo đức thế tục". Thứ
hai, ngài nguyện thúc đẩy hòa hiệp và thông hiểu trong những truyền
thống tôn giáo quan trọng của thế giới. Và thứ ba, ngài
nguyện đối với "vấn đề Tây Tạng", dâng hiến đến những lợi
ích của đồng bào Tây Tạng, hành động như một phát ngôn viên trong sự
đấu tranh của họ vì nhân quyền, sự tự trị, và tự do rộng
rãi hơn. Bất cứ nơi nào ngài đến, Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài đã biểu
hiện một sự cởi mở chân thành đến thính chúng cho
lòng ân cần từ tế, từ bi, bao dung và trách nhiệm phổ
quát.
Đề tìm
hiểu thêm về Đức Đạt Lai Lạt Ma, kể cả chường trình giảng dạy của
ngài, xin hãy thăm trang www.dalailama.com
BÀI
LIÊN HỆ
Giới Thiệu Quyển Những Giai Tầng Thiền Tập
https://hoavouu.com/a25491/gioi-thieu-quyen-sach-nhung-giai-tang-thien-tap
https://thuvienhoasen.org/a16427/tam-la-the-nao
Rèn Luyện Tâm
https://thuvienhoasen.org/p26a18889/14/ren-luyen-tam
Trình
Tự Tu Thiền
Stages of Meditation
TRÌNH TỰ TU THIỀN
https://thuvienhoasen.org/a8552/trinh-tu-tu-thien
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét