VƯƠN
LÊN TỪ NƠI HẺO LÁNH
Tenzin
Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, là một nhân vật quen thuộc của
công chúng. Ngài nói chuyện với hàng nghìn người mỗi năm và đã viết hàng chục
quyển sách bán chạy nhất về quê hương của ngài, cuộc sống của ngài, tôn giáo niềm
tin của ngài, khí hậu thế giới, và các vấn đề thế giới. Ngài đã được cấp bằng
danh dự từ nhiều trường đại học, và đức tướng của ngài đã được công nhận một
cách rộng rãi. Tuy nhiên, “vị tu sĩ đơn giản” đã bắt đầu cuộc sống trong bóng tối
như Lhamo Thondup, người con thứ tám được sanh ra trong những gia đình nông dân
nghèo trong một làng quê nhỏ bé ở một vùng xa xôi hẻo lánh của Tây Tạng.
TAKTSER,
TÂY TẠNG
Ở vùng đông bắc lịch sử của Tây Tạng là tỉnh Amdo, và gần góc đông bắc của tỉnh
đó, chỉ cách vài dặm với biên giới Trung Hoa, là làng Taktser, có nghĩa là “Cọp
Gầm” trong tiếng Tây Tạng. Vào lúc Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sinh ra trong năm
1935 (theo lịch Tây Tạng là năm Lợn Gỗ). Amdo bị kiểm soát bởi một lãnh chúa Hồi
giáo liên minh với Trung Hoa, cho nên một số tài liệu ghi nơi sinh của Đức Đạt
Lai Lạt Ma là tỉnh Thanh Hải thay vì tỉnh Amdo của Tây Tạng. Tuy nhiên, người
Tây Tạng, luôn luôn xem Amdo là một bộ phận của quê hương họ và khằng định Đức
Đạt Lai Lạt Ma là người Tây Tạng. Ngài, dĩ nhiên là đồng ý.
Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, “[Taktser] là một làng nhỏ và nghèo nằm trên đồi nhìn
xuống một thung lũng rộng. Những cánh đồng
của nó không có người định cư hay gieo trồng mà chỉ được chăn thả bởi những người
du mục. Lý do cho việc ấy là sự bất thường của khí hậu của vùng này. Trong thời
thơ ấu, gia đình tôi là một trong khoảng hai mươi gia đình sống bấp bênh từ
mãnh đất đó.” Cha mẹ của ngài, Choekyong và Diki Tsering, trồng lúa mạch, kiều
mạch, và khoai tây trên vùng đất đầy sỏi đá. Họ cũng nuôi ngựa, cừu, dê và một
vài con gà, con dzomos, là con
thú lai giữa con yak và bò, và một con bò.
Lúa mạch họ trồng, khi rang và xay thành bột mịn, trở thành tsampa,
một thực phẩm chính trong chế độ ăn uống của người Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma
vẫn ăn tsampa trong điểm tâm mỗi ngày, trộn nó với trà, sửa, hay sửa
chua.
Gia đình Đức Đạt Lai Lạt Ma sống trong một ngôi nhà điển hình, được xây dựng bởi
đá và bùn, sơn trắng, có mái ngói. Trước nhà là khoảng sân. Một cột cờ treo những
lá cờ nhiều màu sắc, với những lời cầu nguyện của người Phật tử Tây Tạng. Đặc
trưng đặc biệt của ngôi nhà là hệ thống máng xối, những đoạn khoét của các
nhánh cây bách xù – mà sau này đóng vai trò chính trong việc xác định Đức Đạt
Lai Lạt Ma.
Trong tự truyện Tự Do Trong Lưu Đày, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã diễn tả căn nhà của
gia đình ngài:
Bên trong là sáu phòng; một nhà bếp, nơi chúng tôi dành hầu hết thời gian của
mình khi ở nhà; một phòng cầu nguyện với một bàn thờ nhỏ, nơi chúng tôi tập
trung để cúng dường lúc bắt đầu mỗi ngày; phòng cha mẹ tôi; một phòng để dành
cho khách đến thăm; một kho để thức ăn dự trử; một chuồng bò. Không có phòng ngủ
cho trẻ con chúng tôi. Như một em bé, tôi ngủ với mẹ tôi; sau này, trong nhà bếp,
gần lò nấu ăn.
Cuộc sống ở cao nguyên Tây Tạng khô cằn, gió lộng là khó khăn. Không phải mọi đứa
trẻ đều sống sót. Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh mười sáu lần. Sống còn chỉ bảy
đứa trẻ. Đức Đạt Lai Lạt Ma được sinh ra lần thứ tám, và là người thứ năm sống
sót. Khí hậu cũng làm Tây Tạng là một nơi rủi ro để gây dựng một gia đình. Mặc
dù khu vực chung quanh Taktser là nông nghiệp, nhưng chỉ có ít mưa. Thông thường,
mưa rơi xuống là mưa đá, tạo ra nạn đói. Theo mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, gia
đình ngài sống còn, đôi khi hàng năm nhờ đậu lăng, đậu xanh và lúa gạo của những
tu sĩ từ tu viện Kumbum gần đó cung cấp.
LHAMO THONDUP RA ĐỜI
Vào những năm 1930, Tây Tạng không có đường tráng nhựa, nên việc đi lại bằng
đôi chân hay trên lưng ngựa. Tiền tệ không phổ biến ở vùng xa xôi hẻo lánh, cho
nên việc mua bán chủ yếu là trao đổi – trao đổi vật thực cho những thứ khác hay
làm công. Thị trấn gần nhất, Siling, cách đó ba giờ đồng hồ bằng đi ngựa, và
cha của Đức Đạt Lai Lạt Ma đôi khi cởi ngựa đến đó để trao đổi những gì ông đã
trồng trọt cho những vật thực khác như trà, đường, bông vài, dụng cụ hoặc có
khi là một con ngựa.
Ba năm trước khi Lhamo Thondup sinh ra thì đặc biệt khó khăn đối với gia đình.
Vào thời gian ấy không có mưa thông thường – chỉ có mưa đá. Mùa màng của họ thường
bị tàn phá. Mặc dù người cha rất thông thạo về ngựa, nhưng tất cả các con ngựa
đều nổi điên, lăn lộn trong nước uống của chúng và không ăn. Cổ chúng cứng đơ,
chúng đi cà nhắc và cuối cùng mười ba con ngựa lăn ra chết cả. Người cha cảm thấy
hổ thẹn vì đó là trách nhiệm của ông, nhưng người ta không bao giờ xác định được
chúng bệnh gì. Hai tháng trước khi Lhamo Thondup ra đời, cha của ngài cũng trở
bệnh rất nặng và nằm liệt giường. Khi đứng lên, ông cảm thấy chóng mặt và ngất
xỉu. Mỗi lần đi ra ngoài, ông thấy hình tượng cha mẹ đã chết của ông. Ông không
ngủ vào ban đêm, làm vợ ông thức giấc, và làm bà khó khăn làm việc vào ban
ngày.
Một tháng trước khi đứa trẻ ra đời, Diki Tsering đã có một giấc mơ lập lại nhiều
lần. Bà thấy một con rồng xanh dương và hai con sư tử xanh lục bay trên không. Trong
hồi ký, Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Tôi,
bà viết,
Chúng cười với tôi và chào tôi trong
phong cách truyền thống của Tây Tạng: hai bàn tay, đưa lên trán. Sau này tôi được
nói lại rằng con rồng là Đức Thánh Thiện [Đạt Lai Lạt Ma thứ13], và hai con sư
tử là Nãi Quỳnh Hộ Pháp [Nechung Oracle – những vị phát biểu trong trạng thái
xuất thần của Tây Tạng], chỉ Đức Thánh Thiện đường tái sanh. Sau giấc mơ của
tôi, tôi biết rằng con trai của tôi sẽ là một vị lạt ma cao cấp nào đó, nhưng
không bao giờ trong những giấc mơ cuồng nhiệt của tôi mà tôi nghĩ đứa con ấy sẽ
là Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Vào ngày 6 tháng Bảy năm 1935, buổi sáng khi Lhamo được sinh ra, người
cha rời giường trước khi mặt trời mọc, hoàn toàn khỏe mạnh. Khi ông biết rằng vợ
ông đã sinh ra một bé trai, ông nói với bà rằng họ nên cho nó làm tu sĩ. Sau
khi sanh, trời mưa đổ xuống và không có thêm người chết hoặc những sự kiện kỳ
quặc khác xảy ra.
Một cách lịch sử thì quốc gia Tây Tạng không còn tồn tại trên bản đồ thế giới. Từ khi nó bị Cộng Sản Trung Hoa xâm lược năm 1949, nó bị sáp nhập vào các tỉnh khác nhau của Trung Hoa. Khi Tàu Cộng đặt ra Khu Tự Trị Tây Tạng (TAR), chính quyền được dựng lên năm 1965, vốn chỉ còn ít hơn một nửa đất đai lịch sử của Tây Tạng. Tây Tạng lịch sử - những gì người Tây Tạng ngày nay vẫn liên hệ đến như Tây Tạng – vốn bao gồm 965,000 dặm vuông (2,5 triệu km vuông) – tương đương với Tây Âu hay các bang phía Tây Hoa Kỳ từ sông Mississippi. Và tuy thế, mặc dù địa lý quan trọng của khu vực này đối với Á châu, nhưng người ta chỉ biết một ít về nó cho đến tương đối gần đây, chủ yếu cũng bởi vì sự xa xôi hẻo lánh và khó tiếp cận của nó. |
KÝ ỨC TUỔI THƠ
Như một đứa bé, trước khi được xác nhận bởi những lạt ma Tây Tạng, Lhamo không
bao giờ cho thấy bất cứ sự sợ hãi đối với những người xa lạ và cố nài được ngồi
ở đầu bàn. Mẹ ngài sau này diễn tả sự đặc biệt của đứa con trai bà:
Lhamo Thondup đã khác biệt với những đứa
con khác của tôi ngay từ đầu. Ngài là một đứa bé ủ rũ thường ở trong nhà một
mình. Ngài luôn luôn khăn gói áo quần và một ít đồ đạc của ngài. Khi tôi hỏi là
ngài đang làm gì, thì ngài trả lời là ngài đang chuẩn bị để đi Lhasa [thủ đô của
Tây Tạng] và sẽ đem tất cả mọi người cùng đi với ngài. Khi chúng tôi đi thăm những
người bạn hay thân nhân, ngài không bao giờ uống trà ở bất cứ ly tách nào ngoài
chiếc ly của tôi. ngài không bao giờ để bất cứ người nào ngoài tôi đụng chạm đến
chăn mền của ngài và không bao giờ để bất cứ nơi nào khác hơn là bên cạnh chăn
mền của tôi. Nếu ngài đi ngang một người hay gây gỗ, thì ngài sẽ cầm một cây gậy
và cố đánh người đó. Nếu có người khách nào của chúng tôi châm một điếu thuốc,
ngài sẽ nổi lên cơn thịnh nộ. Những người bạn của chúng tôi đã nói với chúng
tôi rằng vì một lý do không thể giải thích được nhưng họ sợ ngài, tế nhị trong
hàng năm như vậy. Tất cả những điều này là khi ngài vừa hơn một tuổi và hầu như
không thể nói chuyện. Một ngày nọ ngài nói với chúng tôi là ngài đến từ thiên
đàng.
Những ký ức của Đức Đạt Lai Lạt Ma về cha mẹ của ngài vẫn rõ ràng. Cha
ngài, qua đời năm 1947, là một người đàn ông nghiêm khắc, cao vừa phải, với một
bộ ria rậm và dễ nóng. Mẹ ngài, qua đời năm 1981, rất được tôn kính. Ngài diễn
tả bà như “không nghi ngờ gì nữa là một
người ân cần nhất mà ngài từng biết. Bà thật sự tuyệt vời và được yêu mến. Tôi
hoàn toàn chắc chắn, bởi tất cả những người biết bà.” Trong gần ba năm, Lhamo
Thondup và gia đình sống bình thường hằng ngày. Ngài nhớ rằng ngài thích đi vào
chuồng gà và lượm trứng cùng mẹ ngài. Khi xong việc, mẹ ngài đi vào nhà, nhưng
ngài vẫn ở đó, ngồi bên một ổ gà, làm những tiếng gà mái kêu. Ngài nhớ lần đầu
tiên thấy con lạc đà, nó to lớn và đáng sợ như thế nào đối với ngài. Ngài cũng
nhớ việc thấy một đám con nít đánh nhau và chạy đến giúp đở những đứa bị
thương.
Không có điều gì bất thường trong những năm ấy. Mặc cho những giấc mơ, dự đoán,
và những sự kiện tốt lành quanh sự ra đời của đứa con trai của họ, cha mẹ ngài
không bao giờ tưởng tượng rằng con trai của họ có thể là tái sanh của một người
quyền lực nhất và được tôn kính nhất ở Tây Tạng – Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 13 VĨ ĐẠI
Những người Phật tử tin tưởng tinh hoa của mỗi cá nhân – “tâm linh” hay “thần
thức” – được tái sinh vào một thân thể mới một khi thân thể trước chết đi. Họ
tin tiến trình này tiếp tục hàng thế hệ cho đến khi cá nhân ấy đạt được Giác Ngộ
- sự tỉnh thức hoàn toàn với ý nghĩa chân thật của sự sống. Vào lúc ấy cá nhân
thành tựu niết bàn – sự hòa bình an lạc cứu kính – và không trở lại đời sống vật
chất [của nghiệp lực mà là sự tái sinh của nguyện lực]. Vì các lạt ma tự nguyện
hy hiến trong việc theo đuổi tâm linh, cho nên họ được mọi người xem như sở hữu
những tâm thức “cũ” của những kiếp sống trước. Mỗi Đức Đạt Lai Lạt Ma được tin
rằng có cùng tâm thức vốn hiện hữu trong chính Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất. Nhiều
người cũng cảm thấy ngài là một hiện thân của Đức Quán Thế Âm, Bồ tát của lòng
từ bi. Một vị Bồ tát cũng là một người nào đó sẽ tiếp tục tái sinh để giúp đở
người khác thành tựu bản nguyện độ sanh.
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, Thupten Gyatso, không giống như vị tiền nhiệm của
ngài. Ngài nhìn xuyên suốt sự cô lập của Tây Tạng và nhận ra tầm quan trọng của
những quan hệ quốc tế. Ngài là Đức Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành bên ngoài
Tây Tạng – đến Mongolia, Trung Hoa, và Ấn Độ. Ngài hiện đại hóa Tây Tạng, thiết
lập một hệ thống giáo dục thế tục, một kho vũ khí, một lực lượng phòng vệ, một
hệ thống bưu điện, một lá quốc kỳ, và một bộ ngoại giao tinh vi hơn.
Đức Vĩ Đại thứ 13, như ngài được gọi, được là cho là có những tầm nhìn cho tương
lai. Trong năm 1930, ngài nhìn thấy trước những đe dọa khủng khiếp cho Tây Tạng
hai mươi năm kể từ lúc ấy. Ngài tiên đoán một giai đoạn khi “tu sĩ và tu viện sẽ
bị tàn phá…[và] tất cả mọi người sẽ bị nhấn chìm trong một sự gian khổ rộng lớn
và tràn ngập sợ hãi.” Trong năm 1932, Đức Vĩ Đại thứ 13 đã thực hiện một sự lựa
chọn quyết liệt. Ngài quyết định viên tịch để cho vị tái sinh của ngài đủ trưởng
thành để có những quyết định cần thiết khi những đe dọa đó xảy ra. Một số lạt
ma cho rằng có sự kiểm soát như vậy đối với hơi thở của họ để họ có thể đúng là
“tự ý” viên tịch.
Vào ngày 17 tháng 12 năm 1933, sau hàng tuần ngồi thiền im lặng, ngài Thupten
Gyatso viên tịch, thọ năm mươi bảy tuổi. Thi thể ngài được bảo tồn trong phong
cách truyền thống cho những lạt ma cao cấp.
Nó được nung trong bơ của con yak và muối, khuôn mặt ngài được phủ vàng,
và ngài ngồi thẳng, mặt hướng về phía nam, trong một phòng thờ của Điện Potala,
đại bản doanh của chính phủ Tây Tạng và là cung điện mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt
Ma. Theo sự tin tưởng của Phật giáo Tây Tạng, tâm thức của ngài sẽ cư trú bốn
mươi chín ngày ở Hồ Lhamo Lahtso ở phía nam Tây Tạng trước khi chuyển đến sự
tái sinh mới.
Phật tử Tây Tạng tin rằng tất cả chúng sanh được tái sinh nhưng ở những
cá nhân nào đó, được gọi là tulky, hay hóa thân, chọn trở lại hết lần này đến
lần khác để giáo huấn những người khác thành tựu đạo quả như thế nào. Cao nhất
trong những vị này là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Mười ba Đức Đạt Lai Lạt Ma, mỗi vị
là một tulku, đã ngự trị Tây Tạng cho đến lúc Lhamo Thondup sinh ra vào năm
1935. Gendun Drup, được danh hiệu Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất năm 1391. Khi
ngài viên tịch năm 1474, những lạt ma cao cấp Tây Tạng đi tìm một đứa bé có
tâm thức của Gendun Drup. Hóa thân của Gendun Drup được tìm thấy trong hài
nhi tên Gendun Gyatso, sinh năm 1475. Sau sự viên tịch của Gendun Gyatso năm
1541, các lạt ma tìm ra Sonam Gyatso (1543–1588). Tiếp theo là Yonten Gyatso
(1589–1616), Lobsang Gyatso (1617–1682), Tsangyang Gyatso (1683–1706),
Kelzang Gyatso (1708–1757), Jamphel Gyatso (1758–1804), Lungtok Gyatso (1806–1815),
Tsultrim Gyatso (1816–1837), Khendrup Gyatso (1838–1856), Trinley Gyatso
(1857–1875), và cuối cùng là Thupten Gyatso, sinh ra năm 1876. “Gyatso”có
nghĩa là đại dương trong Tạng ngữ, có nghĩa là chiều sâu và chiều rộng của tuệ
trí. |
TÌM
KIẾM VÀ THỬ NGHIỆM ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14
|
Sau khi Thupten Gyatso qua đời, các lạt ma bắt đầu tìm kiếm Đức Đạt Lai Lạt Ma
thứ 14 ngay khi những dấu hiện xuất hiện. Một cách truyền thống, những ảo mộng
và điềm lành hướng dẫn các lạt ma đến vị hóa thân tiếp theo. Dấu hiệu thứ nhất
sau khi Thupten Gyatso viên tịch đã đến từ nhục thân của chính Đức Đạt Lai Lạt
Ma. Mặc dù, nhục thân của ngài được đặt hướng mặt về phương nam, nhưng đầu của
ngài đã quay về phía đông bắc một cách kỳ bí. Do thế, các lạt ma đã tìm kiếm vị
kế nghiệp ở hướng đông bắc.
Dấu hiệu tiếp theo trong hình thức của một ảo mộng đã đến từ một lạt ma cao cấp,
Reting Rinpoché. Rinpoché là danh hiệu được ban cho những bậc thầy tâm linh. Nó
có nghĩa là “Bậc Tôn Quý.” Reting Rinpoché đã thăm hồ thiêng Lhamo Lahtso và thấy
những mẫu tự Tây Tạng Ah, Ka, và Ma nổi trên mặt hồ. Ngài chắc chắn Ah liên hệ
đến tỉnh Amdo ở vùng đông bắc Tây Tạng. Ngài cũng thấy một ảo tượng của của một
tu viện ba tầng với một mái ngọc lam và vàng kim và một ngôi nhà nhỏ với những
chiếc máng nước mưa có hình thù kỳ lạ. Một đoàn tu sĩ được gửi tới Amdo. Sau bốn
năm tìm kiếm, họ đã đến tu viện Kumbum, vốn cao ba tầng và có mái ngọc lam cùng
vàng kim. Điều này, họ chắc chắn, biểu hiện cho Ka đến từ ảo tượng của của hồ
nước. Gần đó, họ thấy một ngôi nhà với những máng xối làm từ cành cây bách xù.
Bên trong, họ thấy một gia đình nông dân với cậu bé mới biết đi — Lhamo
Thondup.
Lãnh đạo của đoàn, Khetsang Rinpoché, một tu sĩ cao cấp từ tu viện Sera gần
Lhasa, cải trang thành một nông dân, tuy thế Lhamo chưa đầy hai tuổi vẫn chạy đến
chào đón ông, và gọi, “lạt ma Sera, lạt ma Sera!” Các tu sĩ không nói gì. Họ ở
lại đêm và cảm ơn lòng mến khách của gia đình, và họ rời đi sáng hôm sau. Họ trở
lại ba tuần sau và một lần nữa ở lại với gia đình, quan sát đứa bé. Họ từ giả
mà không cho gia đình biết mục đích của một trong hai chuyến thăm viếng.
Trong cuộc viếng thăm lần thứ ba, hai tuần sau, họ mang theo một chiếc bát, một
chiếc trống lễ, một xâu chuỗi, và áo quần nào đó của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13,
cùng với những vật dụng tương tự mà không phải thuộc về ngài. Họ đưa chúng cho
Lhamo để thấy hài nhi thích thứ nào hơn. Mỗi lần như vậy, đứa bé nhanh chóng chọn
những thứ sở hữu của Đức Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm, và nói, “nó là của tôi. Nó
là của tôi.” Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhớ lại một cách sống động một trong những
thử nghiệm như vậy: “Khetsang Rinpoché mang theo hai cây quyền trượng khi ngài
đi vào hiên nhà, nơi Lhamo … đang nô đùa. Rinpoché để hai cây quyền trượng ở
trong một góc. Con trai của tôi đi tới những cây quyền trượng, đặt một cây nằm
xuống và cầm lấy một cây khác. Ngài đập nhẹ cây quyền trượng vào lưng Rinpoché
và nói của ngài và tại sao Khetsang Rinpoché lấy nó.”
Chi đến lúc ấy, các tu sĩ mới cho biết mục đích chính của họ — để xác định đúng
hóa thân vị lãnh đạo quá cố của họ. Họ đã thử nghiệm vài ứng viên có thể trong
vùng nhưng được thuyết phục đây là
hài nhi mà họ tìm kiếm. Sau khi thăm hỏi Lhamo riêng tư trong ba giờ nữa, các
tu sĩ nói với bà mẹ là con trai bà đã nói chuyện với họ, mà không khó khăn gì với
phương ngữ Lhasa của chính họ. Ngài chưa bao giờ nghe phương ngữ đó lần nào.
Họ đã bị thuyết phục. Sau khi cho gia đình biết, họ đã gửi một sứ giả đến Lhasa
để thông báo cho chính quyền lâm thời — quan nhiếp chính vương — rằng Đức Đạt
Lai Lạt Ma mới đã được tìm thấy. Biết rằng việc này sẽ mất vài tuần để nhận được
trả lời, nên họ đã quyết định rằng Lhamo nên đến tu viện Kumbum để được làm lễ
nhập môn và bắt đầu việc tu tập của ngài. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhớ lại, “Tôi được
làm lễ nhập đạo trong một buổi lễ xảy ra vào lúc rạng đông. Tôi nhớ sự kiện này
đặc biệt khi tôi ngạc nhiên vì bị đánh thức và mặc áo quần trước khi mặt trời mọc.
Tôi cũng nhớ được ngồi trên một trên một chiếc ngai.” Như vậy đã bắt đầu cuộc
hành trình đã đưa Đức Đạt Lai Lạt Ma vượt xa Tây Tạng.
Chờ Đợi Lâu tại
Kumbum |
***
Ẩn
Tâm Lộ, Sunday, March 7, 2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét