Nguyên tác: A Simple Monk
Tác giả: Sulak Sivaraksa
Việt dịch: Quảng Cơ / Tuệ Uyển hiệu đính /Monday, March 21, 2022
***
Một vài năm trước, những tờ rơi đã được các người Ki Tô giáo lưu hành bên ngoài
một buổi họp công cộng lớn tại Diamond Head[1],
Honolulu, nhấn mạnh thực tế rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma tự coi mình chỉ là một tu
sĩ giản dị. Họ hỏi những câu hỏi sau: Ngài có khả năng gì? Tại sao mọi người bị
thu hút - hoặc thậm chí tôn trọng - Ngài? Thay vào đó, mọi người nên hướng về
Chúa Giê-su, người không chỉ là Con Đức Chúa Trời mà còn là Đấng Cứu Rỗi của Thế
giới.
Mặt khác, cả ở nơi công cộng cũng như nơi riêng tư, Đức Thánh Thiện thường ca
ngợi Chúa Giêsu, Mohammed và tất cả những
nhà lãnh đạo các tôn giáo. Ngài khuyến khích những người theo
đạo Thiên Chúa và người Do Thái thực hành tôn giáo của riêng họ một cách khôn
ngoan và chánh niệm. Nếu họ muốn thêm thiền định của Phật
giáo vào truyền thống tâm linh của họ, điều đó thì tốt thôi, miễn là họ không
coi thường tôn giáo của họ.
Điều này khiến tôi nhớ đến một nhà sư giản dị khác, vị thầy quá cố của tôi, Tỳ khưu
Buddhadasa[2],
người mà Đức Thánh Thiện cũng vô cùng ngưỡng mộ. Ngài yêu cầu tất
cả những môn nhân của mình phải giữ vững ba nguyên lý quan trọng: (1)
cố gắng hiểu những lời dạy cốt yếu của Đức Phật và thực hành chúng một cách vô
vị lợi nhất như có thể; (2) tôn trọng và tôn vinh tôn giáo của
người khác, không coi họ là thấp kém hơn tôn giáo của chính bạn; và (3) đoàn kết
với những người theo tôn giáo khác và những người không tín ngưỡng để cùng nhau
vượt qua tham lam, hận thù và si mê, những đặc điểm ngày
càng được thể hiện trong chủ nghĩa tiêu dùng, trung ương tập quyền và nền giáo
dục hiện đại, vốn chỉ tập trung vào thuyết duy lý và không có trí
tuệ cùng lòng từ bi.
Tỳ Kheo Buddhadasa đã tận tâm làm việc
với tư cách là người thị giả (dasa) của Đức Phật. Thật
vậy, bản thân Đức Phật là một tu sĩ giản dị. Khi Đức Phật còn
là một hoàng tử, Ngài say mê mọi thú vui thế gian, che chở cho mình khỏi những
đau khổ trong thế gian. Cuối cùng, Ngài gặp phải một ông già, một
người bệnh, một người chết và một nhà sư. Đột nhiên, Ngài nhận ra
rằng bệnh tật và cái chết là một phần của cuộc sống. Ngài
muốn vượt qua những đau khổ của cuộc đời. Ngài cảm thấy rằng từ bỏ
những thú vui nhục dục và cuộc sống gia đình và trở thành một hành khất đơn giản
có thể là một cách. Trên thực tế, Đức Phật tương lai là một
nhà sư lang thang trong sáu năm trước khi Ngài thật sự thức tỉnh khỏi tham lam,
sân hận, si mê. Sự thông hiểu của Ngài thấu đáo đến mức
không còn chút vị kỷ nào. Kết quả là tuệ trí của Ngài đã tự động
chuyển hóa thành từ bi. Đó là lý do chúng ta gọi Ngài là Đấng
Toàn giác và Từ bi.
Đối với chúng ta, trở thành một sư nam giản dị (hay một sư nữ đơn giản) thật sự
cần thiết cho bất kỳ con người nào để đạt được mục tiêu cao nhất trong cuộc sống—
vượt
qua đau khổ và ở trong trạng thái hạnh phúc thật sự mà không phụ thuộc vào các
điều kiện bên ngoài hay nhục dục.
Nếu
chúng ta không sống một cuộc sống đơn giản và phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố
khác, chúng ta không còn thời gian và năng lượng để tập trung sâu cho chánh niệm,
và
để hiểu thực tế của các hiện tượng vật lý cũng như bí ẩn của vũ trụ. Kiến
thức khoa học chỉ giúp chúng ta hiểu một số khía cạnh của vũ trụ, thường là từng
phần. Mặt
khác, thiền định sâu sắc không ích kỷ sẽ giúp chúng ta nhận ra chân lý một cách
toàn diện.
Một tu sĩ giản dị thấy dễ dàng vượt qua sự vị kỷ hơn một cư sĩ gắn bó với đời sống
gia đình, bởi vì vị ấy không bị trói buộc vào khoái lạc nhục dục giống như một
con dao hai lưỡi. Có một thực tế là mọi sự đạt được, danh
dự, hạnh phúc cảm giác hay sự khen ngợi đều có thuộc tính tiêu cực của nó: mất
mát, nhục nhã, đau khổ và mặt trái của nó. Theo Đức Phật, đây là
tám nhân duyên của thế gian. Bất cứ ai bị dính mắc vào bất kỳ điều
nào trong số này sẽ không thoát khỏi vòng sanh tử. Thật
không may, một số tu sĩ đã rời bỏ thế giới trần tục để theo đuổi chân lý vẫn bị
mắc kẹt trong một hoặc nhiều trong tám nhân duyên của thế gian. Đánh
mất sự giản dị và thậm chí đôi khi bị ám ảnh bởi danh vọng và sự giàu có, họ chỉ
là những nhà sư trên danh nghĩa. Họ không còn sống một
cuộc sống độc thân hay cao quý và đã trở thành những kẻ đạo đức giả, đánh lừa bản
thân và những người khác.
Đạo đức hay phẩm hạnh được cho là nền tảng của
sự phát triển thành công tiềm năng của con người. Theo
lời dạy của Đức Phật, sống trong giới luật của những lời nguyện của đạo đức—
cam
kết không làm hại bất kỳ sinh vật nào bằng thân thể hoặc lời nói của một người
bằng cách không nói dối, giết người, trộm cắp— là cách hiệu quả
nhất để tích lũy năng lượng nghiệp hoặc đạo đức tích cực, theo nghĩa đen là xây
dựng những thói quen tích cực về tâm thức, thân thể và lời nói.
Thệ nguyện hoặc cam kết được xem không phải là những hạn chế về mặt đạo đức tu
sĩ mà là những hướng dẫn thiết thực cho đời sống. Có
những thệ nguyện dành cho cư sĩ, nhưng thệ nguyện dành cho tăng ni được cho là
cách hiệu quả nhất để sống trong những chí nguyện đạo đức. Ví
dụ, những người xuất gia cụ túc có 227 thệ nguyện.
Về mặt logic, người ta càng có và giữ nhiều lời thệ nguyện— nghĩa
là, một người sử dụng chúng như những công cụ mà họ muốn trở thành— càng
dễ dàng phát triển tiềm năng bẩm sinh của chúng ta về tình yêu thương, lòng tốt,
sự kiên nhẫn và trí tuệ. Và điều thông thường là một người có nhiều
khả năng thành công ở một việc gì đó hơn bằng cách dành nhiều thời gian cho nó
hơn và bằng cách sống trong một môi trường— bên trong và bên ngoài
— hoàn toàn hỗ trợ nỗ lực.
Nói một cách khác, cuộc sống của một sư nam (hoặc một sư nữ) được đặc trưng
bằng
sự chính trực, kiềm chế và trong trắng trong các vấn đề liên quan đến bản năng
tình dục của cơ thể. Trong thời đại của chủ nghĩa tiêu dùng
và chủ nghĩa vật chất này, hầu hết mọi người không thấy tính đạo đức hướng dẫn
đời sống hoàn toàn độc thân.
Một nhà sư người Anh, Tỳ khưu Jayasro, diễn đạt vấn đề này một cách tuyệt vời:
Chỉ khi áp dụng tiêu chuẩn hoàn hảo
này, chúng ta mới có thể bắt đầu hiểu được toàn bộ bản chất của tình dục. Chúng
ta bắt đầu thấy bản chất có điều kiện của nó, cách nó sinh và diệt như thế nào.
Chúng ta bắt đầu thấy sự đau khổ vốn
có trong bất kỳ sự ràng buộc nào với nó, nó vô vị đến mức nào, cái gì nuôi sống
nó, cái gì mang lại sức mạnh cho nó, cho dù đó là điều kiện vật chất, thức ăn,
sự thiếu kiềm chế hay ham mê trí tưởng tượng. Chúng
ta bắt đầu coi nó như một hiện tượng có điều kiện. Nhưng chúng ta chỉ có thể có
một khoảng cách với nó, có thể suy ngẫm về nó và nhìn thấy nó là như thế nào bằng
cách kiềm chế những biểu hiện bằng lời nói và thể chất của nó.
Có một điểm quan trọng về phiền não ở đây: đó là chúng ta phải đè nén chúng xuống
ở mức độ tinh thần trước khi chúng ta có thể buông bỏ chúng.
Và cách
chúng ta ghim điều gì đó xuống ở bình diện
tinh thần là chúng ta kiềm chế một cách có ý thức hoặc chịu đựng thông qua ý định
thể hiện nó bằng thân thể hoặc bằng lời nói. Đây
là nơi mà mối quan hệ giữa giới (sila), định (samadhi) và tuệ (panna) trở nên rất
rõ ràng. Chừng
nào chúng ta vẫn thể hiện cảm xúc tình dục về mặt thể xác hoặc say mê những lời
nói khiêu dâm hoặc thiếu cẩn trọng về các vấn đề tình dục, thì chúng ta không
bao giờ có thể cô lập nó. Nó
đang chuyển động, nó vẫn đang tiếp nhận thêm năng lượng. Chúng ta vẫn giữ cho nó hoạt động,
chúng ta vẫn đang tiếp tục nuôi dưỡng ngọn lửa. Vì vậy, chúng ta tìm cách chống
lại dòng chảy của sự thèm muốn. Và
để làm điều đó thành công, chúng ta phải khao khát hoàn toàn vượt qua tình dục.
Chính khát vọng đó, cũng như sự kiềm
chế thực tế, đã phân biệt tu sĩ với cư sĩ.
Vì vậy, là những tu sĩ độc thân, chúng tôi có một lập trường hoàn toàn mới đối
với cảm xúc tình dục của mình, đối với phụ nữ - một nửa của loài người.
Chúng tôi tập nhìn vào những phụ nữ
lớn hơn chúng tôi với tư cách là mẹ, nếu họ chỉ hơn chúng tôi vài tuổi là chị
gái, nếu trẻ hơn chúng tôi vài tuổi là em gái. Chúng
tôi thay thế nhận thức lành mạnh về phụ nữ thay vì sự gợi cảm. Đây là một món quà đẹp mà chúng tôi
có thể dành tặng cho những người phụ nữ. Một
người phụ nữ hấp dẫn đi vào tu viện, và chúng tôi không để tâm đến những nhận
thức về tình dục, những suy nghĩ về tình dục về người phụ nữ đó và thay thế nó
bằng những suy tư lành mạnh, cho dù đó là cố gắng nhận thức người phụ nữ như một
người em gái hay mong muốn người đó thoát khỏi đau khổ một cách có ý thức.
Thực hành từ ái tâm(metta), chúng
tôi nguyện, "cầu mong họ cát tường".
Chúng tôi mang đến cho phụ nữ món quà là một phản ứng lành mạnh đối với họ với
tư cách là con người thay vì chạy theo sự hấp dẫn hoặc ám ảnh bản năng về cơ thể
hoặc một số khía cạnh của ngoại hình của họ. Thông
qua ý định đó, chúng ta trải nghiệm sự thăng tiến ngay lập tức từ cấp độ bản
năng mù quáng của con người chúng ta lên thành con người phi thường.
Nó là một chuyển động từ thô thiển sang
tinh tế. Thật vậy, từ tiếng Pali brabmacariya, mà chúng tôi dịch sang tiếng Anh
là độc thân, nghĩa đen là 'con đường của các vị thánh thiện' (‘the way of the
gods’). Nói
cách khác, trong lãnh vực con người, một cuộc sống thuần khiets được dẫn dắt một
cách tự nguyện và hài lòng là hình thức tồn tại tinh tế nhất, tuyệt vời nhất và
hạnh phúc nhất.
Một
nhà sư đơn giản cố gắng đạt được và duy trì upekkha - Xả tâm,
điều mà chúng ta thiếu một cách thảm hại trong thế giới phong phú bạo lực của
chúng ta. Upekkha là giai đoạn thứ tư của brahmavihara, những tình cảm thiêng
liêng hay trạng thái siêu phàm của tâm trí, và thường được định nghĩa là sự
bình thản, trung lập, hoặc đĩnh đạc. Hòa thượng P.A. Payutto, một nhà sư hàng đầu
của Thái Lan, giải thích về upekkha như sau: ‘Nhìn mọi thứ như hiện tại với tâm
trí đồng đều, ổn định, vững chắc và công bằng như một đôi cân; hiểu rằng tất cả
chúng sinh đều trải qua thiện và ác phù hợp với những nguyên nhân mà họ đã tạo
ra; [và sự sẵn sàng] để đánh giá, định vị bản thân và hành động phù hợp với
nguyên tắc, lý trí và công bằng.'
Nêu lên một ví dụ điển hình, Đại đức Bhikku lập luận rằng upekkha là sự tách rời
— mà không quan tâm đến xung quanh hoặc can thiệp. Nó được so sánh với một người
lái xe ngựa, khi những con ngựa đang chạy ổn định và tất nhiên, ngồi yên lặng
và tỉnh táo trên ghế của mình. Theo nghĩa này, một định nghĩa toàn diện hơn về
upekkha, được rút ra từ Visuddhimagga, có thể là ‘quan sát một cách thụ động
khi người khác có thể tự chịu trách nhiệm hoặc khi nào họ xứng đáng với kết quả
của những hành động mà họ phải chịu trách nhiệm’.
Một điểm cần được nhấn mạnh là upekkha không có nghĩa là cô lập kín đáo, thờ ơ,
vô cảm, hoặc sơ suất tội phạm — ngồi trên hàng rào và không làm gì cả. Upekkha
kêu gọi sự tách rời tâm trí (tạm thời) để trau dồi trí tuệ; sau này là điều kiện
tiên quyết để giúp đỡ người khác với lòng trắc ẩn và sự hiểu biết.
Trong truyền thống Theravada có mười giai đoạn hoàn thiện, và cá nhân nên thực
hành chúng. Upekkha là giai đoạn cuối cùng. Chín giai đoạn đầu tiên là:
1. Dana: cho đi, từ thiện, rộng lượng và phóng khoáng
2. Sila: đạo đức, hạnh kiểm tốt, nghĩa là tôn trọng bản thân và tất cả chúng
sinh
3. Nekkhama: từ bỏ hoặc cố gắng vượt qua những thú vui nhục dục
4. Panna: trí tuệ, sự sáng suốt và sự hiểu biết
5. Viriya: nghị lực, nỗ lực và cố gắng
6. Khanti: tính nhẫn nại, bao dung và sức chịu đựng
7. Sacca: sự trung thực
8. Adhitthana: quả cảm, quyết tâm
9. Metta: nhân hậu, thân thiện.
Trong truyền thống này, mười giai đoạn hoàn thiện được chia thành ba cấp độ. Đầu
tiên là sự hoàn hảo thông thường hoặc parami. Trong trường hợp upekkha, người
ta trở nên thờ ơ với việc khen ngợi và đổ lỗi trong việc thực hiện nhiệm vụ của
một người. (Một lần nữa, thờ ơ với việc đổ lỗi không giống như vô trách nhiệm đối
với hậu quả tiêu cực của hành động hoặc việc không hành động của một người.) Thứ
hai là sự hoàn hảo vượt trội hay còn gọi là upaparami. Ở đây người ta thờ ơ
ngay cả khi người ta đang bị tổn hại về thể chất. Cuối cùng là sự hoàn hảo tối
cao hay paramathaparami. Ở cấp độ này, người ta thờ ơ ngay cả khi người ta bị
tra tấn đến chết. Nói cách khác, thông qua sự hoàn hảo tối cao, người ta sẽ đạt
được giai đoạn thức tỉnh từ ích kỷ đến vị tha — cái ‘tôi’ hoàn toàn phi tập
trung.
Như đã chỉ ra, upekkha luôn là cuối cùng, bởi vì trước hết người ta cần phải
nuôi dưỡng lòng từ. Kinh Từ Ái (Mettakaraniyasutta) làm rõ điều này.
Người đó muốn đạt được hòa bình [trước hết]
nên tập tính ngay thẳng, khiêm tốn và có khả năng ăn nói tốt. Người đó nên biết
cách sống đơn giản và hạnh phúc, bình tĩnh các giác quan, không bị cảm xúc của
số đông cuốn theo tham vọng và lôi kéo. Hãy để người ấy từ chối làm bất cứ điều
gì sẽ bị những người khôn ngoan không chấp thuận.
[Đây là điều mà người ấy phải suy ngẫm.] Cầu mong tất cả mọi người được hạnh
phúc và an toàn và lòng họ tràn ngập niềm vui. Cầu mong cho tất cả chúng sinh
được sống trong an ninh và hòa bình — dù yếu hay khỏe, cao hay thấp, to hay nhỏ,
hữu hình hay vô hình, gần hay xa, đã sinh hay chưa sinh. Cầu mong tất cả chúng
đều được an trú trong sự yên tĩnh hoàn hảo. Đừng ai làm hại ai. Đừng ai đặt
tính mạng của ai vào nguy hiểm. Không ai vì tức giận hay ác ý mà muốn bất cứ ai
bị tổn hại.
Cũng giống như một người mẹ yêu thương và bảo vệ con mình trước nguy cơ tính mạng
của chính mình, chúng ta nên nuôi dưỡng Tình yêu vô biên và dâng hiến nó cho tất
cả chúng sinh trong toàn vũ trụ. Chúng ta nên để tình yêu thương vô bờ bến của
chúng ta lan tỏa khắp vũ trụ, trên, dưới và xuyên suốt. Tình yêu của chúng ta sẽ
không có trở ngại nào; trái tim của chúng ta sẽ hoàn toàn không còn oán ghét và
thù hận. Dù đứng để đi, ngồi hay nằm, miễn là chúng ta tỉnh táo, chúng ta nên
duy trì chánh niệm về tình yêu thương này trong trái tim của mình. Đây là cách
sống cao quý nhất.
Thoát khỏi tà kiến, tham lam và dục vọng,
sống đẹp và đạt được Hiểu biết hoàn hảo, những người thực hành Tình yêu thương
vô biên chắc chắn sẽ vượt qua Sinh tử.
Nói tóm lại, một nhà sư giản dị là người luôn khiêm tốn, thanh khiết, chánh niệm
và thực hành Tình yêu thương vô biên. Vị ấy sống một cuộc sống cao quý và độc
thân. Vị ấy muốn cho bản thân quá ít đến mức tất cả thời gian và năng lượng của
vị ấy đều được hy sinh vì hạnh phúc và lợi ich của những chúng sinh khác. Hạnh
phúc của vị ấy phụ thuộc vào suy nghĩ, lời nói và hành động của vị ấy trước hết
vì hạnh phúc của người khác.
Cuộc sống của vị ấy hài hòa trong chính bản thân vị ấy, về thể chất, tinh thần
và tâm hồn. Và sự hòa hợp này dẫn đến những mối quan hệ hòa hợp với các tăng ni
khác, cũng như với các cư sĩ. Lối sống của vị nên ảnh hưởng đến lối sống của tín
đồ, những người sau đó sẽ cố gắng noi gương cách sống giản dị và chánh niệm của
các nhà sư. Lối sống của vị ấy cũng sẽ ảnh hưởng đến các hiện tượng tự nhiên,
khiến chúng trở nên hài hòa và lành mạnh hơn. Ngay cả chim và ong cũng sẽ học
cách ít độc hại hơn và nhân ái hơn.
Cuộc sống giản dị của một tu sĩ có thể đóng góp nhiều vào phúc lợi xã hội và
cân bằng môi trường. Bên cạnh đó, một tu sĩ giản dị sẽ có thời gian để học các
môn khoa học khác nhau sẽ hữu ích trong việc giúp đỡ con người và những chúng sinh
khác vượt qua đau khổ. Vì các khoa học này có mối liên hệ với nhau và cần thiết
để ngăn ngừa cũng như chữa trị (không phải cách biệt hoặc thương mại) các bệnh
xã hội hoặc cá nhân đương thời, chúng thật sự có lợi. Đức Thánh Thiện đã tổ chức
thành công các cuộc đối thoại với các nhà khoa học hàng đầu trong vài năm qua.
Kết quả là, một số người trong họ đã trở nên khiêm tốn hơn và đã nhìn thấy giá
trị của chiều kích tâm linh trong việc giúp tri thức khoa học vượt lên trên
logic và chủ nghĩa duy vật. Các ấn phẩm về loạt bài đối thoại này có ý nghĩa nhất.
Các ấn phẩm của chính Đức Đạt Lai Lạt Ma hoặc của những người được Ngài truyền cảm hứng
cũng rất đáng kính trọng.
Một số tệ nạn gây thiệt hại lớn và khủng khiếp như cuộc xâm lược của Tàu Cộng
vào Tây Tạng và những sự kiện kinh hoàng ở đất nước đó. Tuy nhiên, điều đó được
soi sáng một cách sâu sắc khi một tu sĩ giản dị như Đức Thánh Thiện và các môn
đồ của ngài nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta hãy học cách yêu thương và cảm thông
với người dân Trung Hoa và tha thứ cho chính phủ Tàu Cộng đã thực hiện các hành
động xâm lược vì si mê hoặc vọng tưởng, không đề cập đến của tham lam và sân hận.
Ngay cả khi một nhà sư giản dị bị tra tấn về thể chất hoặc tinh thần, vị ấy vẫn
thực hành chánh niệm về lòng từ ái và bi mẫn. Mặc dù Đức Thánh Thiện không bị
tra tấn về thể xác, nhưng Ngài bị khổ não về tinh thần mỗi khi biết được sự thật
khó khăn rằng các đồng bào, các tăng ni của Ngài đang bị tra tấn không thương
tiếc. Tuy nhiên, Ngài đã chịu đựng nỗi đau này một cách hào hùng. Và Ngài nhắc
nhở tất cả chúng ta rằng cách duy nhất để vượt qua đau khổ là gieo mầm hòa bình
bên trong cùng làm việc bất bạo động và kiên nhẫn.
Là một tu sic giản dị sống lưu vong trong hơn bốn thập niên, Đức Thánh Thiện đã
chứng tỏ cho thế giới thấy rằng chân, thiện, mỹ không chỉ khả thi mà còn thiết
thực. Người ta chỉ phải chứng kiến những việc làm của Đức Thánh Thiện và những
người đi theo Ngài. Ngay cả những cư sĩ theo chân ngài cũng có lối sống giản dị
dựa trên lòng trắc ẩn và bất bạo động.
Mặc dù Đức Thánh Thiện phải đi khắp nơi trên thế giới để gặp gỡ mọi người từ mọi
tầng lớp xã hội, nhưng với tư cách là một tu sĩ giản dị, Ngài vẫn cố gắng tìm
thời gian để tổ chức các khóa tu, thực hiện các nghi lễ tôn giáo đầy đủ ý nghĩa
và dạy các tu sĩ trẻ bước đi trên con đường tám chính đạo của Đức Phật.
Tôi tin rằng ảnh hưởng của Đức Thánh Thiện trên thế giới không phải vì Ngài là
một vị Bồ tát, một nguyên thủ quốc gia lưu vong hay một nhà lãnh đạo tinh thần
của một cộng đồng Phật giáo lớn. Cũng không phải Ngài sở hữu sức mạnh siêu
nhiên. Đúng hơn, đó là bởi vì Ngài là một tu sĩ giản dị, muốn cho bản thân rất
ít và đang dành phần lớn thời gian và năng lượng của mình để giúp đỡ những người
trên thế giới đang bị dày vò bởi lòng tham lam, sân hận và si mê. Tuy nhiên, với
sự tiếu và khiêm tốn tuyệt vời, Đức Thánh Thiện, khi gánh chịu những khó khăn của
đồng bào và đất nước của mình, đang cho thế giới thấy rằng sự thật, sự tha thứ,
tình yêu và lòng trắc ẩn là sức mạnh tối thượng.
Ngay cả các nhà lãnh đạo tôn giáo của các tín ngưỡng khác, chưa kể các nguyên
thủ quốc gia khác và những người lãnh đạo ở hầu hết mọi tầng lớp xã hội, cũng
ngưỡng mộ Ngài vì Ngài không hướng đến việc cải đạo. Ngài chỉ mong muốn hạnh
phúc và cát tường cho tất cả mọi người và Ngài cho họ thấy rằng hạnh phúc tốt
nhất phụ thuộc vào sự đơn giản, trung thực và từ bi. Với sự bình an trong bản
thân, một nhà sư tu sĩ như Đức Thánh Thiện có một vị trí tuyệt vời để hướng dẫn
những người khác mong muốn hòa bình thế giới, công bằng xã hội và bền vững môi
trường. /.
Ẩn Tâm Lộ
[1] Diamond Head là một
núi lửa hình nón trên đảo Oʻahu của Hawaii và được người Hawaii gọi là Lēʻahi.
[2] Ajahn Buddhadasa (27/5/1906 – 25/5/1993), còn được biết đến với tên gọi Buddhadasa Bikkhu, là một cao tăng Phật giáo Thượng tọa bộ người Thái Lan, một luận sư Phật giáo nổi tiếng ở thế kỷ XX. 'Buddhadasa' nghĩa là người hầu của Phật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét