Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

(4) TRÍCH DẪN TỪ LUẬN GIẢI VỀ SỰ RÈN LUYỆN NHƯ TIA SÁNG





Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Như chúng tôi đã nói, điều cực kỳ quan trọng là tâm thức chúng ta và mọi thứ trong chúng ta thì hoàn toàn phù hợp với giáo huấn. Giữ gìn giáo huấn nhất định không phải chỉ trên đôi môi chúng ta. Chúng cần phải được hợp nhất với tâm thức chúng ta, trong sự hòa hiệp với vị thế của mỗi hành giả.
It is extremely important that our minds and everything within us be totally consistent with the teachings. Holding the teachings must not only be on our lips. They need to be integrated with our minds, in harmony with the disposition of each practitioner.
Suy nghĩ trong dạng thức của cuộc sống con người quý giá, chúng ta cần nhận ra tất cả những khía cạnh của những sự giải thoát hay thư thái mà chúng ta có, và tất cả những sự phong phú mà chúng ta có. Một khi chúng ta nhận ra chúng, thì chúng ta có thể thật sự đón lấy những sự thuận lợi về chúng. Đây là bởi vì một khi chúng ta đánh giá đúng những gì chúng ta có, thì tự nhiên chúng ta muốn lợi dụng sự thuận lợi của nó.
Thinking in terms of the precious human life, we need to recognize all the aspects of the liberties or respites that we have, and all the enrichments that we have. Once we recognize them, we can actually take advantage of them. This is because once weappreciate what we have, we will naturally want to take advantage of it.

Chúng ta phải trở nên tỉnh thức rằng ngoại từ công phu tu tập và những biện pháp ngăn ngừa đủ loại mà chúng ta đã xây đắp trong sự tương tục tinh thần [của dòng suối tâm] của chúng ta, thì không có điều gì có thể hổ trợ vào lúc lâm chung.
We must become aware that except for the Dharma and the various preventive measures that we have built up on our mental continuum, nothing is going to help at the time of death.
Bất chấp loại hoàn cảnh nào mà chúng ta sống trong ấy, thật cực kỳ quan trọng để dự tính vấn đề làm thế nào để sử dụng một cách tốt nhất thời gian cho việc thực hiện tiến trình tâm linh vĩ đại nhất.
No matter what kind of situation we’re in, it is extremely important to plan how to make the best use of it for making the greatest spiritual progress.
Thật rất quan trọng là những người cư sĩ cũng được tu tập rèn luyện tinh tế trọn vẹn. chúng ta có thể thấy điều này là đúng từ bất cứ quan điểm nào mà chúng ta thực hiện để thẩm tra  nó.
It is extremely important that lay persons as well be refined and well trained. We can see this is true from any viewpoint we take to examine it.
Ngay cả nếu chúng ta không thuộc về một tôn giáo nào, thì cũng cực kỳ quan trọng trong việc tự trau dồi như một người tốt.  Nếu sau đó chúng ta thật sự trở thành một hành giả tâm linh, thì chúng ta sẽ không chỉ nghĩ trong dạng thức của một kiếp sống này mà thôi, nhưng trong tất cả những kiếp sống tương lai và vấn đề chúng ta có thể làm lợi lạc người khác như thế nào.
Even if we are not particularly religious, it’s extremely important to cultivate ourselves as a good person. If we then actually become a spiritual person, we won’t think exclusively in terms of this lifetime, but of all future lifetimes and how we can benefit them.

Ở bất cứ trình độ mà chúng ta đang hành động - cho dù chỉ vì kiếp sống này hay cho những kiếp sống tương lai - chúng ta cần đặt tất cả mọi nổ lực của chúng ta vào việc cải thiện chính mình, làm việc với chính mình, trưởng thành, trở thành một người tốt hơn, một người ân cần hơn. Trong cách này, đời sống của chúng ta sẽ trở nên hạnh phúc hơn và xã hội mà chúng ta sống cũng sẽ hạnh phúc hơn.
At whatever level we are working – whether just for this lifetime or for future lifetimes – we need to put all our efforts into improving ourselves, working on ourselves, growing, becoming a better and kinder person. In this way, our lives will become happier and the society in which we live will be happier.
Nếu chúng ta đã hành động cả đời sống này trong việc trở thành một người tốt đẹp hơn và đã phát triển những tiềm lực tích cực khác nhau, thế thì vào lúc lâm chung chúng ta sẽ không chết với một cảm giác ân hận cùng cực rằng chúng ta đã lãng phí kiếp sống của chúng ta.
If we have worked all this life on becoming a better person and have developed various positive potentials, then at the time of death we won’t die with a great feeling of regret that we have wasted our life.
Nếu chúng ta đã từng xây đắp những tiềm lực tích cực mạnh mẽ trong kiếp sống này, thế thì trong những kiếp sống tương lai chúng ta sẽ gặp gở những hoàn cảnh dễ thương, mọi thứ sẽ tiếp tục cải thiện, và chúng ta sẽ có thể tiếp tục với sự trưởng thành và tiến triển tâm linh.
If we have built up strong positive potentials in this life, then in future lifetimes we will meet with pleasant situations, things will continue to improve, and we will be able to continue with our spiritual growth and progress.
Cho dù chúng ta thật sự có thể nhận ra hay không nhận ra bất cứ con đường tâm linh nào của tâm thức trong kiếp sống này, chẳng hạn 5 tâm đạo[1], thì từ việc xây đắp tiềm lực tích cực trong kiếp sống này, chúng ta sẽ có thể chết với hy vọng rằng trong những kiếp sống tương lai chúng ta sẽ thật sự nhận ra một trong những tâm đạo và trở thành một chúng sanh thực chứng cao cấp, một bậc tôn quý, một tôn giả (arya[2]).
Whether or not we have actually been able to realize any of the spiritual pathways of mind in this lifetime, such as the fivepathway minds, from having built up positive potential in this life, we will be able to die with the hope that in future lives we will actually realize one of them and become a highly realized being, an arya.

Luật tạng nói, "Chấm dứt kết quả của việc lên cao là rơi xuống thấp. Chấm dứt kết quả của việc đến với nhau là phân tán, tan ra từng mãng." Đấy là bản chất thật sự của thực tại.
The Vinaya texts say, “The end result of going high is falling low. The end result of coming together is dispersion, falling apart.” That is the actual nature of reality.
Khi chúng ta nghĩ về những kiếp sống từ vô thỉ mà trong ấy chúng ta cứ phải lập đi lập lại việc sanh ra và rồi chết đi, vấn đề trước sau như một là tái diễn là sanh và chết - và dường như là chúng ta luôn luôn trải nghiệm những thứ này hoàn toàn đơn độc.
When we think about beginningless lives into which we were repeatedly born and then died, the points that have consistently recurred are birth and death – and it seems that we always experience these totally alone.
Chúng ta cần nhận ra rằng bất chấp những thứ có thể hư hoại nào mà chúng ta có, không thứ nào đáng tin cậy. Chúng ta  không thể dựa vào thân thể chúng ta - không có sự ổn định trong ấy. Chúng ta cũng không thể dựa vào vị thế hay sự giàu có và tài sản của chúng ta. Những thứ này không thích hợp cho việc có được sự an toàn.
We need to realize that no matter what perishable things we may have, none of them are reliable. We can’t rely on our body – there’s no stability in it. Nor can we rely on our position or on our wealth and possessions. These things are unsuitable for gaining security.
Một khi chúng ta bị sanh ra dưới ảnh hưởng của nghiệp báo và vọng tưởng, những sự thôi thúc cưỡng bức và những thái độ phiền não, không gì hơn là rắc rối và khổ đau sẽ đến. 
Once we are born under the influence of karma and delusions, compulsive impulses anddisturbing attitudes, nothing but problems and suffering will come.
Nếu chúng ta không làm cho thân thể này hữu dụng xây dựng, thế thì từ phía của chính thân thể, nó thật sự làm gì? Thứ nhất, nó làm khó chịu với bà mẹ khi mang nó trong bào thai và rồi thì đau đớn khi sanh ra nó. Sau đó nó tạo ra các rắc rối và khổ đau cho mọi người liên hệ trong việc giúp đở nó. Nó tạo ra và tiếp tục làm ra vô số rắc rối và chán chường trong việc chăm sóc  nó, vì thế nếu chúng ta không làm bất cứ điều gì xây dựng tích cực từ nó, rồi thì nó chỉ là một kẻ tạo ra rắc rối. Và chúng ta đã và đang có loại thân thể này từ vô thỉ.
If we don’t make constructive use of the body, then from the side of the body itself, what does it actually do? First, it caused discomfort to our mother carrying it in her womb and then pain to her in giving birth to it. Then it caused problems and suffering for everyone involved in supporting it. It caused and continues to cause a great deal of trouble and bother taking care of it, so if we don’t make anything constructive out of it, then it is just a troublemaker. And we’ve been taking this type of body since beginningless time.
Với sự liên hệ đến việc đạt được giải thoát, nó chắc chắn là điều gì đó được đạt đến. Nhưng chỉ nghĩ, "Nếu tôi có thể đạt đến giải thoát đúng đắn, sau đó tôi có thể có một sự ngơi nghĩ tuyệt diệu!" như vậy sẽ không thể có được.
With reference to the attainment of liberation, it is definitely something to be attained. But if we just think, “If I could just attain liberation, then I could have a nice rest!” that will not bring it about.
Vì những thái độ phiền não là căn cứ trên những quan điểm không đúng đắn và vọng tưởng về thực tại, thế thì nếu chúng ta có một quan điểm đúng đắn và giá trị về thực tại, thì chính gốc rể nguyên nhân của những thái độ phiền não này sẽ bị loại trừ.
Since the disturbing attitudes are based on incorrect and distorted views of reality, then if we have a correct and valid outlook on reality, the very root of the cause of these disturbing attitudes is eliminated.
Nếu những những nhiễm ô giả tạm này không thể loại trừ được thì dù gian khổ tu tập cũng không ích gì. Nhưng vì có thể tiêu trừ những nhiễm ô này, mà vốn chúng đã làm ra biết bao khổ đau và rắc rối, cho nên thật đáng để nghĩ về những rắc rối tái diễn không thể kiểm soát của luân hồi sanh tử.
If there were nothing that could be done about this situation, then there would be no point in working so hard. But since it is possible to get rid of the stains that cause us so much suffering and problems, it is really quite relevant to think about the uncontrollably recurring problems of samsara.
Cách sâu sắc nhất để thật sự đạt được tự do khỏi tất cả mọi  rắc rối và khổ đau là phát tâm giác ngộ hay tâm bồ đề hay bodhicitta.
The most profound way to actually gain freedom from all problems and suffering is to develop a bodhichitta aim.
Bất chấp những phẩm chất khác nào chúng ta có thể có - ngay cả sự thấu hiểu về tánh không - nếu chúng ta không có xu hướng của tâm giác ngộ về sự tương tục tinh thần của chúng ta, thì chúng ta không thể được xem như một hành giả Đại Thừa, là kẻ có một cổ xe rộng lớn của tâm thức. Nhưng nếu chúng ta có xu hướng của tâm giác ngộ, thế thì ngay cả nếu chúng ta không có những phẩm chất khác, thì chúng ta cũng có thể được xem như một đứa con tâm linh của chư Phật, một hành giả Đại Thừa có một cổ xe rộng lớn của tâm thức. 
No matter what other qualities we may have – even the understanding of voidness – if we don’t have a bodhichitta aim on our mental continuum, we cannot be considered a Mahayanist, someone having a vast vehicle of mind. But, if we do have a bodhichitta aim, then even if we have no other qualities, we can be considered a spiritual child of the Buddhas, a Mahayanist having a vast vehicle of mind.
Tất cả những sự trích dẫn khác  nhau này nói với chúng ta rằng tâm giác ngộ là nguồn gốc của tất cả mọi phẩm chất. Và thật sự, khi chúng ta nhìn vào nó, những lợi ích của việc phát tâm giác ngộ là vô hạn.
All these different quotations tell us that bodhichitta is the source of all good qualities. And really, when we look at it, the benefits of developing a bodhichitta aim are infinite.
Khi chúng ta quán chiếu về Đức Thế Tôn Thích Ca và tại sao Ngài là một nhân vật vĩ đại và quan trọng, đó là bởi vì Ngài đã phát triển một trái tim ân cần và nồng ấm, và trên căn bản ấy, ngài phát triển một xu hướng tâm giác ngộ để đạt đến Giác Ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
When we reflect on the Buddha Shakyamuni and why he is such a precious and important person, it is because he had developed a kind and warm heart and, based on that, he developed a bodhichitta aim to attain enlightenment for the benefit of all.

Như những con người, nếu chúng ta ân cần và nồng ấm, mọi thứ đến trong cách chúng ta muốn. Nhưng nếu chúng ta rất thô lỗ và ác độc, không ai muốn ở bên cạnh chúng ta.
As for human beings, if we are kind and warm, everything comes our way. But if we are very crude and mean, no one will want to be with us.
Thật cực kỳ quan trọng để hành động trong việc phát triển tất cả những thể trạng tích cực này của tâm thức: lòng từ ái nguyện ước mọi người được hạnh phúc, lòng bi mẫn nguyện ước mọi người được thoát khỏi khổ đau, và loại nhiệt tình của lòng yêu thương cho tất cả mọi người khác. Nếu trên căn bản của những điều này, chúng ta đã phát tâm giác ngộ trong sự tương tục tinh thần của chúng ta, thế thì chỉ trên căn bản ấy, chúng ta sẽ xây đắp những kho tàng giàu có hay những mạng lưới phong phú của nhiều loại  năng lực tích cực.
It is extremely important to work on developing all these positive states of mind: the love that wishes everyone happiness, thecompassion that wishes everyone freedom from suffering, and the heartwarming type of love for all others. If, on the basis of these, we have developed a bodhichitta aim on our mental continuum, then just on the basis of that, we will build up bountiful stores or networks of various types of positive force
Tâm giác ngộ tự trong nó, sẽ xây đắp nhiều loại năng lực khác nhau để bảo hộ chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi những chướng ngại.
Bodhichitta in itself will build up various potencies to protect us and rid us of hindrances.

Chỉ nói từ ngữ tâm giác ngộ hay nghe nó được nói là tích cực và hữu ích sâu xa. Đây là phần thứ nhất của đoạn này, những lợi ích của việc phát triển tâm giác ngộ.
Just to say the word bodhichitta or to hear it spoken is profoundly positive and instructive. This is the first part of this section, the benefits of developing bodhichitta.
Tâm giác ngộ quy ước được hướng đến tất cả vô lượng chúng sanh, với mục đích giúp họ thoát khỏi luân hồi, và ở Giác Ngộ, với mục tiêu chứng đắc. Khi chúng ta nói về việc làm lợi ích cho người khác, nó là một vấn đề thay đổi thái độ của chúng ta về tự ngã và người khác. Cho nên chúng ta cần giữ trong tâm rằng tâm giác ngộ là một trái tim có một mục tiêu mãnh liệt để làm lợi ích cho tất cả những ngươi khác mà nó đang mở rộng vô hạn đến tất cả mọi loài, và cũng là một mục tiêu mạnh mẽ để đạt đến Giác Ngộ đang mở rộng trọn vẹn đến điều ấy.
Conventional bodhichitta is aimed at all limited beings, with theintention to help liberate them from samsara, and at enlightenment, with the aim to achieve it. When we speak about benefiting all others, it is a matter of changing our attitude about self and others. So we need to keep in mind that bodhichitta is a heart that has a such strong intention to benefit all others that it is expanding out infinitely to all of them, and also such a strong intention to attain enlightenment that it is expanding out fully toward that.

 Lòng từ ái nhiệt tình là một cảm giác tự động của sự gần gũi và ấm áp bất cứ khi nào chúng ta gặp bất cứ người nào: chúng ta yêu mến và quan tâm đến họ một cách sâu sắc và sẽ cảm thấy tệ hại nếu bất cứ điều gì xảy ra không hay cho họ.
Heartwarming love is an automatic feeling of closeness and warmth whenever we meet anyone: we cherish and are deeply concerned about them and would feel badly if anything went wrong for them.
Để phát triển một loại nhiệt tình từ ái này, trước nhất chúng ta cần phát triển một thái độ bình đẳng - hay hành xả - đối với người khác, với điều mà chúng ta cảm thấy không dính mắc, thù ghét, cũng không phớt lờ đối với bất cứ người nào. Chúng ta xem mọi người như đã từng là những bà mẹ của chúng ta, tri nhận và duy trì tỉnh thức về lòng ân cần của họ, và thể hiện lòng biết  ơn và nguyện ước đền đáp nó, chúng ta phát triển lòng từ ái nhiệt tình này đối với họ.
To develop this heartwarming type of love, we first need to develop an equal attitude – or equanimity– toward others, with which we feel neither attachment, aversion, nor neglect of anyone. We recognize everyone as having been our mothers, acknowledge and remain mindful of their kindness and, being grateful and wishing to repay it, we develop this heartwarming love for them.
Chúng ta cần nghĩ, "Vì tôi không muốn bất hạnh và tôi thật muốn hạnh phúc, cho nên tôi phải từ bỏ sự tự yêu mến và phát triển thái độ yêu mến người khác." trên căn bản của việc nhận ra sự bình đẳng của tự thân và người khác, chúng ta phát triển lòng từ ái nhiệt tình cho người khác chúng ta thay đổi thái độ của chúng ta với sự quan tâm đến họ. Đây là một phương pháp rất rộng rãi.
We need to think, “Since I do not want unhappiness and I do want happiness, I must give up self-cherishing and develop the attitude of cherishing others.” So, on the basis of realizing the equality of self and others, we develop this heartwarming love for others and we change our attitude with respect to them. This is a very extensive method.
Sự thật là những vị thanh văn và duyên giác không thể đạt đến trình độ tâm linh cao sâu nhất, mục tiêu tâm linh tối thượng, là qua sự tự yêu mến họ. Cho nên, từ đó về sau, trách nhiệm cho mỗi sự bất lợi, mỗi chướng ngại có thể được trải nghiệm có thể được quy cho thái độ tự yêu mến: nói cách khác, sự vị kỷ.
The fact that shravakas and pratyekabuddhas are not capable of achieving the highest spiritual level, the highest spiritual goal, is due to their self-cherishing. So, from there on down, the blame for every disadvantage, every drawback that can be experienced can be placed on the self-cherishing attitude: in other words, selfishness.
Tất cả những rắc rối và bất hạnh của chúng ta đến từ những thúc đẩy tàn phá vốn sinh khởi từ chính tâm thức của chúng ta - nói cách khác, nghiệp chướng và những thái độ phiền não.
All our problems and unhappiness come from the destructive impulses that arise from our own minds – in other words, karma and the disturbing attitudes.

Tịch Thiên nói, "Bất cứ sự bạo động nào có trong thế giới này, và cũng như có bao nhiêu sợ hãi và khổ đau tất cả những thứ ấy đều sinh khởi từ sự chấp trước vào tự ngã:  vậy thì con quỷ kinh khủng ấy có lợi gì cho tôi?"
Shantideva says, “Whatever violence there is in the world, and as much fear and suffering as there is, all of it arises from grasping at a self: so what use is that terrible demon to me?”
Tịch Thiên chỉ ra rằng sự tự yêu mến của chúng ta đến từ chính tâm thức của chúng ta và sự bất giác trong sự chấp trước ấy về một sự tồn tại chân thật của cái "tôi". Đây là kẻ thù thật sự của chúng ta.
Shantideva points out that our self-cherishing comes from our own minds and the unawareness in it of grasping for a truly existent “me.” This is our real enemy.
Chúng ta suy nghĩ một cách mạnh mẽ "tôi, tôi,tôi", và rồi chúng ta nghĩ "tôi phải trở nên hạnh phúc; tôi phải loại bỏ mọi rắc rối của tôi. Hãy quên những người khác đi. Không cần biết tôi làm điều gì với người khác nhằm để đạt đến sự  hạnh phúc cho riêng tôi." Đấy là ở dưới sự quay cuồng của sự si mê này mà chúng ta bóc lột người khác và làm bất cứ điều gì để có được hạnh phúc.
We think strongly “me, me, me,” and then we think “I have to become happy; I have to get rid of my problems. Forget about everybody else. It doesn’t matter what I do with others in order to gain my own happiness.” It is under the sway of this ignorance that we exploit others and do whatever we can just to get happiness.
Bất cứ khi nào chúng ta thèm khát tất cả những huy hoàng chói lọi của cõi luân hồi, nó cũng sinh khởi từ sự vị kỷ, và chúng ta tự ngu ngơ và phỉnh phờ chính chúng ta.
Whenever we have coveted all the various splendors of samsara, it has also arisen from selfishness, and we’ve fooled and deceived ourselves.
Nếu chúng ta đã chỉ ngón tay vào bất cứ người nào chịu trách nhiệm cho tất cả những điều xấu xí đến với chúng ta, thì chúng ta phải chỉ nó vào chính sự vị kỷ của chúng ta, thái độ tự yêu mến của chúng ta.
If we were to point the finger at whoever is responsible for all the bad things that come to us, we would have to point it at our own selfishness, our self-cherishing attitude.
Chúng ta có thể học hỏi và ngồi trong những nghi lễ cúng dường tu tập tối đa như chúng ta mong ước, nhưng nếu chúng ta luôn luôn nuôi dưỡng thái độ tự yêu mến trong chúng ta, thì chúng ta hoàn toàn lãng phí thời gian của chúng ta.
We can study and sit in puja ceremonies as much as we wish, but if we always nurture the self-cherishing attitude within us, we are completely wasting our time.
Nếu chúng ta không bận tâm với chính chúng ta trong mọi lúc, với sự quan tâm vị kỷ, mà thay vì thế cởi mở tâm tư chúng ta ra với người khác, thì chúng ta thật sự có thể có một cổ xe của trái tim và tâm thức bao la của Đại Thừa.
If we were not preoccupied with ourselves all the time, with selfish concern, but instead opened our hearts out to others, we would truly be able to have the vast vehicle of heart and mind of Mahayana.
Bởi vì trái tim của chúng ta quá hẹp hòi và quá quan tâm về tự thân, cho nên chúng không thể là cổ xe rộng lớn. Nếu chúng ta bận tâm với chính chúng ta, ngay cả nếu chúng ta cho rằng mình đi theo Đại Thừa, cổ xe rộng rãi của tâm thức, thì nó đúng chỉ là hướng vào một duyên cớ cho chúng ta trở thành tự hào hơn và kiêu hảnh hơn.
Because our hearts are too narrow and too concerned for self, they can’t be that vast vehicle. If we are preoccupied with ourselves, even if we claim to follow the Mahayana vast vehicle of mind, it just turns into an occasion for us to become more proud and arrogant.
Cội nguồn của những thành tựu vĩ đại của chư Phật là lòng bi mẫn của các Ngài. Lòng bi mẫn này đến từ đâu? Nó đến từ việc yêu mến và có lòng quan tâm mãnh liệt cho  người khác. Cho nên gốc rể căn bản của tất cả mọi hạnh phúc và những phẩm chất đến từ việc yêu mến người khác.
The source of the great attainments of the Buddhas is their compassion. Where does this compassion come from? It comes from cherishing and having intense concern for others. So the root of all happiness and qualities comes from cherishing others.
Việc yêu mến người khác đưa chúng ta phát triển lòng từ ái và bi mẫn, là những thứ đem chúng ta phát triển một xu hướng của tâm giác ngộ, và một xu hướng của tâm giác ngộ đưa chúng ta đến Giác Ngộ. Tất cả những thể trạng bao la Đại Thừa của tâm thức - từ ái, bi mẫn, thái độ phi thường và tâm giác ngộ - hướng đến những chúng sanh khác.
Cherishing others brings us to develop love and compassion, which bring us to develop a bodhichitta aim, and a bodhichitta aim brings us to enlightenment. All these vast-minded Mahayana states of mind – love, compassion, exceptional resolve and bodhichitta – are aimed at other beings.
Giống như thế, việc đạt đến kết quả, gọi là Quả Phật, đến từ việc duy trì sự quan tâm này cho người khác. Vì thế, việc phát sanh, tương tục và đạt đến kết quả của những thể trạng tích cực này của tâm thức tất cả đến từ việc yêu mến người khác.
Likewise, the attainment of the result, namely Buddhahood, comes from this sustained concern for others. Thus, the generation, continuation and attainment of the result of these positive states of mind all come from cherishing others.
Chúng ta cần cả sự tác động Giác Ngộ của chư Phật và phước điền của tất cả chúng sanh. Chính là trên căn bản của hai điều này mà chúng ta mới thật sự đạt đến Giác Ngộ. Việc đạt đến Giác Ngộ  không thể xảy ra một cách độc lập với người khác, mà phải là trên căn bản của mục đích làm lợi ích cho  họ một cách tối đa như có thể.
We need both the enlightening influence of the Buddhas and the bountiful field of all limited beings. It is on the basis of both of these that we actually achieve enlightenment. Its attainment cannot occur independently of others, but has to be based on our aim of benefiting them as much as is possible.
không đủ nếu chỉ có sự tôn kính chư Phật; mà cũng thật cần thiết để có sự tôn trọng tất cả chúng sanh phàm phu, vì việc đạt đến Giác Ngộ của chúng ta tùy thuộc một cách bình đẳng vào phía chư Phật và phía của tất cả chúng sanh phàm phu. Trong ý nghĩa ấy, chư Phật và tất cả chúng sanh là bình đẳng trong sự ân cần.
it is not enough just to have respect for the Buddhas; it is necessary to have respect for all limited beings as well, since our achievement of enlightenment comes equally dependent on the side of the Buddhas and on the side of all limited beings. In that sense, the Buddhas and all limited beings are equal in kindness.
Tất cả những phẩm chất tốt đẹp của con đường tu tập và kết quả của tâm thức Đại Thừa phát khởi từ việc yêu mến người khác.
All the good qualities of the path and the results of the Mahayana vehicle of mind spring from cherishing others.
Việc đạt được những thể trạng tái sanh tốt hơn đến từ việc giúp đở người khác, trái lại những tình trạng tệ hại hơn của tái sanh đến từ việc tổn hại người khác.
All achievements of the better states of rebirth come from helping others, whereas worse states of rebirth come from harming others.
Đối với những ai theo Tiểu Thừa tâm, chính  qua sự thiếu sót lòng yêu mến mãnh liệt người khác mà họ không thể đạt đến thành tựu vô thượng. Trái lại chư Bồ tát có lòng quan tâm mạnh mẽ này vì người khác, và do bởi đấy họ có thể đạt đến Giác Ngộ tối thượng.
For those who follow the Hinayana modest vehicle of mind, it is due to their lack of this intense cherishing of others that they are unable to achieve the highest attainment. Whereas the bodhisattvas have this intense concern for others, and because of that they are able to achieve the highest enlightenment.
Bất cứ một hành vi sinh động nào cũng cần được tiến hành không phải với một thái độ sân hận hay mong ước làm tổn hại, mà với một thái độ của lòng từ bi, nguyện ước giúp đở. Trong những hoàn cảnh nào đó, chúng ta phải thực hiện một hành vi mạnh mẽ để làm người ta dừng lại trong việc lợi dụng chúng ta. Nếu chúng ta đang thực hành tâm giác ngộ, không có nghĩa là chúng ta phải để mọi người dẫm lên chúng ta.
Any such type of forceful action needs to be performed not with an attitude of anger or wishing to harm, but with an attitude of compassion, wishing to help. In certain situations, we have to take forceful action to stop people from taking advantage of us. If we’re practicing bodhichitta, it doesn’t mean we have to let everybody step on us.

Chúng ta phải thực hiện hành động thích đáng phát khởi từ một động cơ thuần từ bi không để người khác lợi dụng hoàn cảnh.
We have to take appropriate action out of a compassionate, pure motivation not to let others take advantage of the situation.
Chúng ta không nên dấn thân trong những hành động trong khi chúng ta sân hận, trong khi chúng ta hoàn toàn say sưa trong vọng tưởng của sân hận. Những việc chúng ta làm trong sân hận bị trói chặc với những sai lầm hoàn toàn và sẽ làm cho chúng ta lúng túng và rắc rối sau đó.
We must not engage in actions while we are angry, while we are completely drunk while the delusion of anger. The things we do in anger are bound to be full of mistakes and will cause us embarrassment and trouble afterwards.

Sự khác nhau giữa chư Phật và chính chúng ta là các Ngài luôn luôn yêu mến người khác, trái lại chúng ta chỉ yêu mến chính chúng ta mà thôi.
The difference between the Buddhas and ourselves is that they always cherish others, whereas we only cherish ourselves.
 Chúng ta thở vào, đón nhận những khổ đau, sau đó thở ra, gởi đi niềm hạnh phúc.
We breathe in, taking in problems, then breathe out, sending out happiness.

Nếu chúng ta có một hoàn cảnh mà trong ấy những người khác đặt tất cả niềm hy vọng trong chúng ta mà chúng ta có thể giúp đở họ, ngay cả nếu về phía chúng ta chúng ta muốn, chúng ta có thể không thật sự có khả năng để làm thế. Điều này thật rất khó khăn. Cho nên chúng ta cần nhận ra rằng cách duy nhất mà chúng ta có thể thật sự hổ trợ tất cả chúng sanh khác là chính chúng ta trở thành những vị Phật.
If we have a situation in which others place all their hope in us that we will be able to help them, even if on our side we want to, we may not have the actual ability to do so. This is very difficult. So we need to realize that the only way we can truly help all other beings is to become Buddhas ourselves.

Chúng ta có thể nghĩ, "Điều gì đang xảy ra ở đây? Đã từng có tất cả chư Phật này trong quá khứ và tất cả đã Giác Ngộ. Các Ngài có thể làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, vậy thì tại sao không phải là tôi? Tại sao lại lệ thuộc vào tôi trong việc trở thành Giác Ngộ, vì đã có tất cả những vị khác đã Giác Ngộ rồi?" Điều này có thể làm chúng ta chán nản. Nhưng thay vì suy nghĩ như những dòng này, chúng ta sẽ làm tốt hơn để quán sát rằng có nhiều chúng sanh những kẻ có nghiệp chướng đặc biệt ràng buộc với chúng ta, những người không có một mối quan hệ nghiệp quả gần gũi với chư Phật trong quá khứ, cho nên họ không thể được giải thoát bởi chư Phật vào lúc ấy. Thế nên chúng ta phải nghĩ về tất cả chúng sanh những người có một mối quan hệ đặc biệt với chúng ta, sau đó chúng ta sẽ phát triển lòng can đảm hơn để thật sự trở thành Giác Ngộ cho chính chúng ta nhằm để hổ trợ họ. Chúng ta phải xây dựng những mối quan hệ tích cực hơn và tích cực hơn với những chúng sanh đó với những kẻ mà chúng ta có một mối quan hệ.

We might think, “What is going on here? There have been all these Buddhas in the past and all became enlightened. They are able to benefit all beings, so why must I? Why does it depend on me to become enlightened, since there are all these other ones who have become enlightened already?” This might cause us to get discouraged. But rather than take that line of thinking, we would do well to consider that there are a lot of beings who have a special karmic bond with us, who didn’t have a particularly close karmic relationship with the Buddhas of the past, so they were not able to be directly liberated by them at that time. So we must think of all beings who have a special connection with us, then we will develop more courage to actually become enlightened ourselves in order to help them. We have to build up more and more positive connections with those beings with whom we have a relationship.


Ẩn Tâm Lộ,Tuesday, November 24, 2015



[1] Tư lương đạo, gia hạnh đạo, kiến đạo,tu tập đạo và cứu kính đạo.
[2] Có thể là một vị Thanh Văn, Duyên Giác hay Bồ tát đã đạt đến  kiến đạo vị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét