Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

NGƯỜI VỊ THA NHẤT

NGƯỜI VỊ THA NHẤT



Những ngày hội mừng Một Trăm Năm Giải Nobel Hòa Bình là trọn vẹn. Tôi đang ngồi tại phòng khách gác lững của Khách Sạn sang trọng Holmenkollen, chờ để có thức uống với Lodi Gyari Rinpoche, đại diện đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Phòng chờ đợi đông đảo. Tôi có thể thấy tác giả quyển Holocaust (Vụ Diệt Chủng Do Thái) và khôi nguyên hòa bình Elie Wiesel đang mãi mê đàm luận với một người đồng hành, hoàn toàn không chú ý tới sự huyên náo chung quanh ông. Một người khôi nguyên khác, José Ramos-Hortas của Đông Timor, ở tại một chiếc bàn ngay bên cạnh, ông đang trả lời phỏng vấn với một vài  phóng viên.

Từ bàn của tôi, tôi có một cái nhìn tốt với gác lững phía dưới. Những máy dò kim loại an ninh được đặt tại cửa ra vào. Nửa tá cảnh sát Na Uy, gọn gàng hoàn hảo trong những đồng phục của họ, kiểm soát mọi người đi vào. Trong những lễ lạc này, Oslo khai triển những phương tiện an ninh như thời chiến. Sớm hơn, trên đường vào Holmenkollen, tôi đã phát hiện một vài cảnh sát thiện xạ, rõ ràng trong sự mệt mõi chiến trường của họ, ngấm ngầm trong những địa điểm chiến lược trên nóc nhà. Một cặp chiến đấu cơ F-16 đang trực chiến báo động cao. Trong vài ngày tới, họ sẽ ban hành một vùng cấm bay tạm thời trên bầu trời Oslo.

Lodi Gyari đến trể mười lăm phút và hơi phiền hà. Ông vừa mới đến từ một cuộc gặp gở giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Richard Holbrooke trong khu khách sạn tu sĩ Tây Tạng. Holbrooke, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã làm trung gian cho bản hiệp ước hòa bình trên bán đảo Balkan năm 1995. Như thông thường, Lodi ăn mặc bộ đồ lớn cắt may thanh lịch, có lẻ là Savile Row (hiệu may Anh quốc). Khuôn mặt tròn trịa và thân hình đồ sộ, ông có một dáng lịch sự tao nhã chắc chắn của một thương gia Á châu thành công cừ khôi.

Lodi Gyari đi với Tenzin Geyche Tethong, là một trong những người cố vấn thân cận nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Sau chủ nhân của ông, Lodi Gyari được cho là người biện hộ có hiệu quả nhất cho Tây Tạng ở phương Tây. Tôi muốn góp nhặt một số hiểu biết về lãnh tụ Tây Tạng qua một người từng là bạn tâm giao của ngài trong bốn thập niên.

"Làm việc cho Đức Đạt Lai Lạt Ma giống như thế nào?" tôi hỏi ông.

"Mọi người biết rằng Đức Thánh Thiện rất từ bi," Gyari trả lời. "Nhưng ngài cũng là một người ý chí rất mạnh, đây là điều gì đó mà những người làm việc thân cận với ngài biết. Đây là điều khiến cho những người như tôi đến với ngài."

"Sự mạnh mẽ của ngài," tôi nói.

"Vâng, không nghi ngờ gì lòng từ bi của ngài là hoàn thiện tròn vẹn. Nhưng thẳng thắn mà nói, ngài không là một chủ nhân dễ dãi. Và tiêu chuẩn so sánh mà ngài đánh giá ông là kỳ lạ. Tôi rất ý thức rằng tôi làm việc với người nào đó có những ý tưởng cao thượng. Điều này rất hữu ích bởi vì nó giữ gìn tôi. Tôi không vượt qua những giới hạn nào đó trong hạnh kiểm cá  nhân của tôi.

"Để tôi nói với ông điều xảy ra trong sự kiện tại Công Trường Thiên An Môn," Lodi Gyari. "Tôi là bộ trưởng ngoại giao của ngài khi thảm kịch xảy ra. Vào lúc ấy, mặc dù thăng trầm, nhưng chúng tôi sắp bắt đầu một cuộc đối thoại với Trung Cộng. Diêm Minh Phục (Yang Minfu) lãnh đạo Trung Hoa Trung Ương Thống Nhất Chiến Tuyến Bộ (UFWD), và thế nào đấy chúng tôi xoay sở để tái tục tiếp xúc. Có sự đồng thuận về nguyên tắc cho một cuộc gặp gở sơ bộ ở Hồng Công, sau đó sẽ quyết định nơi chốn và ngày tháng thật sự cho cuộc đàm phán."

Tôi biết rằng không có gì thiết yếu hơn cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và những người Tây Tạng tị nạn khác hơn là dùng hảo ngữ khuyến khích người Trung Cộng đến bàn đàm phán. Mọi thứ họ đã làm trong bốn thập niên qua là phục vụ cho mục tiêu này. Sự đồng lòng trong nhiều người Tây Tạng quan tâm là một sự nối lại mối quan hệ hữu nghị chân thành với người Trung Cộng là cách duy nhất để cứu vãn lối sống của người Tây Tạng và chấm dứt bị tràn ngập bởi một cao trào của di dân người Hoa. Nhưng mặc cho uy tín đạo đức phi thường của Đức Đạt Lai Lạt Ma, thì  người Trung Cộng hiếm hoi cho thấy những dấu hiệu là họ sẳn sàng muốn nói chuyện.

Gyari tiếp tục. "Tôi rất bận rộn để chuẩn bị cho việc ấy, và rồi sự kiện Thiên An Môn xảy ra. Tôi nhớ rõ ràng lắm. Tôi đang ở nhà tại Dharamsala. Một trong những người tài xế của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến với chiếc xe để chở tôi về, tôi được lệnh phải đến biệt điện lập tức. Tôi nhanh chóng mặc áo quần Tây Tạng của tôi vào; người tài xế có những hướng dẫn phải đưa tôi đến nơi ở của Đức Đạt Lai Lạt Ma thay vì văn phòng. Khi tôi đến, Tenzin Geyche đã ở đấy đợi tôi. Hai chúng tôi đi thẳng vào phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

"Lần đầu tiên chưa từng có trước đây, tôi thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma bị khích động. Ngài giống như Napoleon. Ngài không quay lại nhìn chúng tôi khi chúng tôi đi vào, ngài chấp hai tay sau lưng. Ngài đang ở trong sự trầm tư sâu lắng. Ngài miễn sự chào đón thông thường và lập tức hỏi chúng tôi: 'Các ông thấy không? Các ông thấy không?'

"Dĩ nhiên chúng tôi đã thấy. Không có gì khác trên TV, chúng tôi biết những gì ngài muốn liên hệ đến. Cho nên chúng tôi nói vâng. Ngài nói, 'Hai ông hãy soạn một bản tuyên bố tôi muốn đưa ra, sự lên án mạnh mẽ nhất đối với chính quyền Trung Cộng và chính sách đàn áp tàn bạo chính người dân của họ, tôi ủng hộ vô điều kiện đối với  những người trẻ ở Công Trường.'[1]

Lodi Gyari
"Tâm thức Tây Tạng vị kỷ của tôi liền nói: 'Ôi, trời ơi, việc này sẽ làm tan nát những cơ hội cho việc đàm phán, những việc chúng ta đã làm cực nhọc hàng thập niên.' Đức Thánh Thiện quay lại, quan sát ngôn ngữ thân thể của tôi ngay lập tức, và nói sẳng: 'Chuyện gì đó?' Tôi nói, 'Thưa Đức Thánh Thiện, dĩ nhiên ngài nhận ra việc này sẽ làm mất cơ hội cho những nổ lực đàm phán của chúng ta, có lẻ trong một thời gian dài.' Tôi cảm thấy rằng ngài đã ghi nhận quan điểm của tôi, và trong một giây phút ngắn, tôi nghĩ ngài sẽ điều chỉnh vị thế của ngài. Nhưng sau đó ngài quay lại. Tôi cảm nhận một năng lượng căng thẳng, giống như một con cọp. Ngài nói, 'Vâng, đúng là như thế, ông có hiểu ra một việc. Nhưng nếu tôi không phát biểu bây giờ, thì tôi không có quyền đạo đức để có thể nói cho sự tự do và dân chủ nữa. Những người trẻ ấy đang đòi hỏi không gì hơn những gì mà tôi đã và đang đòi hỏi. Và nếu tôi không nói vì họ'" - Lodi ngập ngừng , tìm kiếm trong ký ức của ông cho những từ ngữ thích hợp -" 'Tôi sẽ xấu hổ mãi luôn để nói về tự do và dân chủ.' "

Lodi giữ im lặng. Do thói quen, tôi cố gắng để giữ khuôn mặt của tôi trơ trơ. Nhưng thật khó khăn. Tôi xúc động sâu sắc bởi đáp ứng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài dứt khoát đặt quyền lợi của sinh viên Trung Hoa lên trước các nguồn hy vọng của những người dân ngài. Tôi nhìn đi chỗ khác. Những tiếng rì rầm trao đổi trong phòng chờ đợi đông đảo tiếp tục, không giảm sút.

"Tôi cảm thấy một sự tôn kính kinh khủng đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma," Gyari tiếp tục. "Tôi cũng cảm thấy rất nhỏ bé, rất ích kỷ. Dĩ nhiên, trong sự hồi tưởng về quá khứ, tôi đã đúng trong sự ước định của tôi rằng thái độ của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ giết chết cuộc đàm phán. Đặng Tiểu Bình không bao giờ tha thứ ngài. Ông xem việc đó rất cá nhân, như chúng tôi học được sau này. Nhưng đó là những thứ thế đã làm cho tôi cảm thấy danh dự để phục vụ Đức Thánh Thiện, bởi vì ngài chân thành. Ngài tin tưởng trong những gì ngài thuyết giảng, và ngài hành động phù hợp với nhiều ấy."

***
Lodi Gyari và tôi đã bàn tán trong gác lững của Khách Sạn Holmenkollen hơn một tiếng đồng hồ. Gyari là một người kể chuyện tuyệt vời, và tôi theo dõi từng lời nói của ông. Có một sự náo động nào đó ở phòng chờ phía dưới. Chúng tôi nhìn qua lan can thì thấy Tổng Giám Mục Desmond Tutu vừa  mới đi vào khách sạn. Rực rở trong bộ đồ đỏ nghi thức, người Nam Phi ấy đang nhe răng ra cười đến từng người và tỏa ra làn điện từ thiện chí.

Khi chúng tôi ngồi lại ghế, Gyari trở lại câu chuyện. "Đức Thánh Thiện thăm Âu châu lần đầu tiên năm 1973," ông nói, "Tôi rất trẻ, rất cấp tiến lúc ấy. Nửa đường trong chuyến du hành sáu tuần, chúng tôi đã ở Thụy Sĩ. Đức Thánh Thiện ở tại một nhà riêng gần Zurich. Tôi bắt đầu cảm thấy thất vọng vì cho đến lúc ấy ngài chỉ mới nói chút ít về Tây Tạng ở những nơi công cộng."

"Thay vì thế ngài nói về tôn giáo?" tôi hỏi.

"Ngài nói về những thứ ngài luôn luôn nói đến - trách nhiệm toàn cầu, từ bi, trái tim thánh thiện. Nhưng nhiều người cũng muốn biết về Tây Tạng. Tôi cảm thấy ngài đã không làm đủ cho người Tây Tạng. Tôi nhớ rõ căn nhà nơi ngài ở, một biệt thự nhỏ, đầy những cửa sổ màu xinh đẹp. Vào một buổi sáng sớm, tôi đi vào phòng ngài. Ngài biết ngay lập tức là tôi bối rối, đó là điều gì đó mà tôi có trong tâm ý tôi."

"Ngài có thể biết ông rất rõ," tôi nói.

"Vâng. Ngài nói với tôi: 'Chuyện gì thế?' tôi nói, 'Thưa Đức Thánh Thiện, tôi nghĩ ngài nên nói nhiều hơn về Tây Tạng. Đây là cơ hội tuyệt diệu, chúng ta cần nói với thế giới biết nhiều hơn về nổi khổ đau của dân tộc chúng ta.' Ngài nói: 'Đúng thế, vâng, tôi hiểu. Trong thực tế, tôi cũng nghĩ tôi nên nói nhiều hơn về Tây Tạng. Nhưng ông biết đấy, nhiều người trong họ có rất nhiều rắc rối trong tâm thức. Họ đến với tôi với một hy vọng sai lầm rằng tôi có thể cất bớt gánh nặng cho họ, là điều tôi không thể. Tôi cảm thấy rằng tôi không có quyền để đưa cho họ một gánh nặng nữa, gánh nặng của chính tôi.' Nước mắt đã tuôn trào trong mắt tôi khi tôi nghe như vậy."

Lodi Gyari dừng lại và nhìn chỗ  khác. Tôi có thể nói rằng ông bị xúc động vì ký ức ấy. Cuối cùng đã đến lúc ông ấy phải đi. Khi chúng tôi đứng dậy, đôi mắt ông nhìn tôi, "Victor, tôi chắc chắn một điều. Đức Thánh Thiện là người vị tha nhất mà tôi biết."

Gyari ôm tôi một cách thân thiết, rồi bước ra khỏi khách sạn đến một chiếc xe đang chờ. Ông sẽ bỏ lỡ hầu hết những buổi lễ lịch sử Kỷ Niệm Một Trăm Năm Giải Nobel Hòa Bình ở Oslo, ông có một chuyến bay đang chờ.

Ẩn Tâm Lộ, Friday, November 13, 2015




[1] Đức Giáo Hoàng không gặp Đạt Lai Lạt Ma để tránh phật lòng Trung Quốc khi Đức Đạt Lai Lạt Ma có mặt tại Rome trong 3 ngày 12,13,14/12/2014 để dự “Hội nghị lần thứ 14 của những nhân vật đã được trao giải Nobel về hòa bình”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét