Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

CHUẨN BỊ CHO SỰ CHẾT



Nguyên tác: Preparing to Die
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

-***-

Không biết rằng tôi phải bỏ lại mọi thứ và ra đi
Tôi đã làm đủ thứ việc xấu ác vì bạn hữu và kẻ thù
-ĐỨC PHẬT-

-***-

Thi Kệ Số Hai

Xin cho chúng tôi rút ra ý nghĩa tinh hoa mà kiếp sống này hổ trợ
Không bị xao lãng với những mối quan hệ vô nghĩa của kiếp sống này,
Vì nền tảng tốt đẹp này, khó để đạt được và dễ bị suy tàn,
Hiện tại là một cơ hội của chọn lựa giữa được và mất, thoải mái và khổ đau.

Chúng ta cần cả những điều kiện nội tại và ngoại tại cho sự thành công hoàn toàn,và ta đã có sẳn những thứ này. Thí dụ, như những con người ta có một thân thể và tâm thức vốn hổ trợ cho sự thấu hiểu giáo huấn. Vì vậy, chúng ta đã tiếp nhận điều kiện nội tại quan trọng nhất. Về ngoại tại, chúng ta cần sự trao truyền các sự thực tập và sự tự do để thực tập. Nếu, việc sở hữu những hoàn cảnh này mà ta sử dụng, thì bảo đảm sẽ thành công. Tuy nhiên, nếu ta không sử dụng, thì đó là sự lãng phí kinh khiếp. Ta phải đánh giá những điều kiện này vì khi chúng không  hiện hữu, thì ta thậm chí không có một cơ hội nào. Chúng ta phải đánh giá khả năng hiện tại của ta.

Vì ta đã đạt được thân người cũng như những hoàn cảnh ngoại tại thích hợp, thế thì với nguyện vọng để thực hành, thì chúng ta có thể làm cho đời sống của chúng ta đáng giá. Ta phải làm như vậy. Đây là lúc ta phải làm như vậy. Nếu với cơ hội này ta hành động trên những nguyên nhân hữu ích, thì chúng ta có thể thành tựu nhiều năng lực mạnh mẽ; nếu được động viên bởi ba độc tham luyến, thù oán, và si mê, là ta đã làm việc trên những nguyên nhân phi đạo đức, thì tương tự ta có thể đạt được những hành vi đầy năng lực xấu trong nhiều hình thức.

Thật khó khăn cho những chúng sanh khác, chẳng hạn như những con thú, những chúng sanh không có nền tảng tuyệt vời của con người, để thành tựu các đạo đức qua năng lực của chính chúng. Có những trường hợp hiếm hoi của chúng, hành động điều gì đó đạo đức trong điều kiện ngoại tại thích hợp, nhưng thật khó cho chúng suy nghĩ. Khi thú vật hành động vì tham luyến hay thù oán, thì chúng làm như vậy một cách tạm thời và hời hợt; chúng không thể có những hoạt động thân thể và lời nói bất thiện trọn vẹn và trong sự đa dạng. Tuy thế, con người có thể suy nghĩ từ những quan điểm khác nhau. Do bởi sự thông minh của chúng ta là tác động hơn, thế nên con người có thể đạt được những điều tốt và xấu trong một mức độ rộng lớn.

Nếu thiên tư nhân tính này được sử dụng vì sự tốt lành, thì nó có thể rất mạnh mẽ. Nếu ta quan tâm và hành động với những hành vi tốt lành, thì các mục tiêu của kiếp sống này và của những kiếp sống tương lai có thể thành tựu được. Nếu ta không để ý, thì những hành vi xấu của ta có thể gây ra những khổ đau kinh khủng. Đó là tại sao, mặc dù có nhiều loại chúng sanh tiến hóa trên hành tinh này từ sự hình thành của nó, thì những chúng sanh được cải thiện nhất là loài người, và  những kẻ đã nghiên cứu để tạo ra những nổi sợ hãi, khổ đau, và những rắc rối nhất  - đe dọa ngay cả sự hủy diệt hành tinh này – cũng là con người. Sự tuyệt vời nhất đã được con người hoàn tất, và điều tệ hại nhất được hoàn thành cũng là con người. Vì ta có thiên tư thể chất đòi hỏi cho việc đạt được lợi lạc và mất mát, thoải mái và khốn cùng, cho nên ta phải biết sử dụng nó một cách chính xác.

Nếu ta biết rằng ta có thiên tư này của việc lựa chọn xuyên suốt sự tương tục lâu dài của các kiếp sống, thì có lẽ cũng ổn thôi nếu không sử dụng nó một cách thông tuệ trong kiếp sống này. Tuy nhiên, không phải như vậy. Khả năng thay đổi của bất cứ hiện tượng nào là một dấu hiệu rằng nó lệ thuộc vào các nguyên nhân, cho nên khả năng thay đổi kinh nghiệm thông thường của thân thể chúng ta là một dấu hiệu rằng, nó cũng lệ thuộc vào các nhân duyên. Những yếu tố từ cha mẹ ta được cải thiện như những nguyên nhân và điều kiện của thân thể ta, nhưng bởi vì noãn châu của mẹ và tinh trùng của cha đã đến với nhau, tuy thế vẫn có những nhân duyên khác được đòi hỏi. Thí dụ, các nhân duyên làm sâu sắc hơn trên noãn châu và tinh trùng của cha mẹ chúng và v.v…trở lại noãn châu và tinh trùng của một số chúng sanh nào đó sau sự hình thành của thế giới này. Tuy thế, nếu sự hình thành của của thân thể của thịt và máu được làm sâu sắc chỉ trên noãn châu và tinh trùng, thế thì, vì noãn châu và tinh trùng đã không hiện diện vào lúc hình thành hệ thống thế giới này và vì chúng không sinh khởi một cách không nguyên nhân (vì hậu quả rằng sau đó chúng sẽ phải xuất hiện hoặc là ở mọi nơi và mọi lúc hay không bao giờ), điều này có nghĩa là cũng có những nhân tố khác – điều này là nghiệp – karma.

Mỗi hệ thống thế giới có những kỷ nguyên của hình thành, tiếp tục, suy tàn, và cuối cùng là một thời điểm của trống không (thành, trụ, hoại, không). Sau bốn giai đoạn này, một hệ thống thế giới hình thành từ sự tuần hoàn của gió, hay năng lượng, và từ sự phát triển tiếp theo sau của những nhân tố khác. Cho dù tiến trình này được giải thích phù hợp với các quan điểm của khoa học hiện đại hay triết lý Phật giáo, thì có một thời gian, lúc một hệ thống thế giới đặc thù nào đó không tồn tại. Tiến trình của sự hình thành một hệ thống thế giới bắt đầu trong việc lệ thuộc vào nhiều nguyên nhân và điều kiện, mà tự chính chúng làm nên các hiện tượng. Những hiện tượng này phải được tạo thành bởi một đấng tạo hóa thần thánh hay bởi năng lực của nghiệp (từ những hành động quá khứ) của những con người sẽ được sinh ra ở đấy và sẽ trải nghiệm và sử dụng môi trường ấy. Theo quan điểm Phật giáo thật không thể cho điều gì được tạo ra, và vì vậy vô thường (kể cả một hệ thống thế giới), lệ thuộc vào sự tạo thành của nó trên sự giám sát, hay động lực, của một đấng thần thánh tự hữu và vĩnh cửu. Đúng hơn, chính là bởi nghiệp lực của chúng sanh vốn là tiến trình hình thành môi trường diễn ra. Sự lựa chọn duy nhất, chính sự tự hữu, sẽ là ngớ ngẫn.

Giống như môi trường được sản sinh và tàn hoại trong sự lệ thuộc vào những nguyên nhân và điều kiện, cũng giống như vậy đối với phẩm chất sự sống của các chúng sanh. Chính quy luật vững chắc của nguyên nhân và hệ quả mà về lâu dài, các nguyên nhân tốt sản sinh những hệ quả tốt và những nguyên nhân xấu sinh ra các kết quả xấu. Điều này có  nghĩa là bất cứ một ảnh hưởng tốt đẹp lâu dài nào thì cũng được đặt trước một sự tích lũy của một nguyên nhân tốt đẹp. Tương tự thế, để phát sinh một ảnh hưởng đầy năng lực, thì thật cần thiết để có một nguyên nhân đầy năng lực. Với việc quan tâm đến bản chất thân thể con người chúng ta, hay sự hổ trợ đời sống, thật cần thiết cho chúng ta trong những đời sống quá khứ tích tập những nguyên nhân và điều kiện nhiều năng lực mà từng thứ một sản sinh ra hình tướng, màu sắc, sự trong sáng của các giác quan, và những phẩm chất khác của thân thể này.

Nếu sau khi đã tiến hành một hành vi đạo đức và đã tích tụ hiệu lực của nó, thì hiệu lực đó được duy trì mà không suy tàn cho đến khi quả của nó được kết trong kiếp này hay một kiếp sống tương lai, nó sẽ không quá mong manh. Nhưng không phải như vậy. Đúng hơn, việc phát sinh một tình trạng không đạo đức mạnh mẽ của tâm thức, chẳng hạn như sân hận, chế ngự năng lực của một hiệu lực đạo đức thành lập vì thế nó không thể kết quả, giống như việc làm khô héo một hạt giống. Ngược lại, việc phát sinh một thái độ đạo đức mạnh mẽ vượt hẳn những năng lực được thành lập bởi hành vi không đạo đức, làm chúng không thể phát ra ảnh hưởng của chúng. Vì vậy thật cần thiết để không chỉ đạt được nhiều nhân tích cực đầy năng lực mà cũng phải tránh những năng lực đối kháng vốn có thể làm cho những nguyên nhân lợi ích suy thoái.

Những hành vi tốt lành đòi hỏi việc tích tập những nguyên nhân, hay hiệu lực này, phát sinh từ một tâm thức được thuần hóa, trái lại những hành vi xấu ác phát khởi từ một tâm thức không được thuần hóa. Những chúng sanh thông thường như chúng ta đã quen thuộc với một tâm thức không thuần hóa từ thời vô thỉ. Đưa ra khuynh hướng này, thì chúng ta có thể kết luận rằng những hành vi được tiến hành bởi một tâm không thuần hóa là mạnh mẽ hơn đối với chúng ta và những hành vi được biểu hiện với một tâm thức thuần hóa là yếu kém hơn. Thật quan trọng để hiểu rõ giá trị rằng sự hổ trợ tuyệt vời của kiếp sống này là một thân thể con người mà chúng ta bây giờ sở hữu một kết quả lành mạnh của nhiều hành vi tốt đẹp đầy năng lực từ một tâm thuần hóa trong quá khứ. Thật rất khó khăn để đạt được, và vì nó là rất hiếm hoi cho nên ta phải chăm sóc và sử dụng nó một cách tốt đẹp, bảo đảm rằng nó không bị lãng phí. Nếu nó không là hiếm hoi, không khó khăn để đạt đến, thì ta sẽ không phải chăm sóc, nhưng không phải như vậy.

Nếu tài năng con người này, rất khó khăn để đạt đến, là ổn định và thường hằng - không dễ bị suy thoái – thì để sau này hãy sử dụng nó làm lợi ích. Tuy thế, hệ thống hổ trợ sự sống là mong manh và dễ bị suy thoái từ nhiều nguyên nhân nội tại và ngoại tại. Trong Bốn Trăm Thi Kệ về Những Hành Vi của Bồ tát, Thánh Thiên đã nói rằng một khi thân thể lệ thuộc vào bốn yếu tố đất, nước, lửa, gió mà vốn chúng đối kháng nhau, thì sự hạnh phúc thân thể chỉ là một sự cân bằng thỉnh thoảng của những yếu tố này, chứ không phải là một sự hòa hiệp lâu dài. Thí dụ, nếu ta lạnh, thì sức nóng là sự dễ chịu trước nhất, nhưng rồi thì quá nhiều hơi nóng phải được tránh. Cũng đúng như vậy với dịch bệnh, thuốc men cho một loại bệnh cuối cùng có thể mang đến một loại bệnh hoạn khác, mà sau đó phải được làm cho mất tác dụng. Thân thể chúng ta là nguồn gốc của rắc rối và phức tạp lớn; sự hạnh phúc thể chất chỉ là sự vắng mặt tạm thời của các rắc rối như vậy.

Thân thể của chúng ta phải được giữ vững bởi phương tiện sinh sống hiển nhiên, là thực phẩm, nhưng khi chúng ta ăn quá nhiều, chính nhu cầu cần thiết để tạo nên sức khỏe trở thành nguồn gốc của bệnh tật và đau đớn. Trong những quốc gia, nơi mà thực phẩm là khan hiếm, thì thiếu ăn và nạn đói là những nguyên nhân lớn của khổ đau, nhưng trong những quốc gia nơi tràn đầy nhiều thứ dinh dưỡng đa dạng, thì vẫn có khổ đau từ việc ăn uống quá mức và khó tiêu. Khi có sự cân bằng mà không có rắc rối nào biểu hiện, thì chúng ta gọi là “hạnh phúc”, nhưng thật ngớ ngẫn để nghĩ rằng chúng ta đã trở thành, hay mãi trở nên, tự do với dịch bệnh. Loại thân thể này là ngôi nhà của các rắc rối. Không giống như trong sự vắng mặt của dịch bệnh, hay chiến tranh, hay nạn đói, thì chúng ta sẽ không chết. Bản chất của thân thể là để suy tàn. Ngay từ lúc thụ thai, thân thể là đối tượng của sự chết.

Cho nên thân thể con người này là một tặng phẩm quý báu, uy lực nhưng mong manh. Đơn giản bởi tác dụng của việc đang sống, thì ta đang ở một giao điểm rất quan trọng, và mang một trách nhiệm lớn lao. Điều lành đầy năng lực có thể đạt được cho chính ta và những  người khác, do vậy bị xao lãng bởi những mối quan hệ không quan trọng trong kiếp sống này sẽ là một sự lãng phí kinh khiếp. Ta nên phát những nguyện ước để làm cho kiếp sống này trong thân thể này một cách hiệu quả và thỉnh cầu đạo sư của ta, ba quy y, và những nguồn cội khác giúp đở trong việc làm như vậy, do đó tự thúc giục ta từ bên trong và tìm cầu sự giúp đở từ bên ngoài. Để hoàn tất việc này, không chỉ trì tụng chữ nghĩa của mật ngôn, mà phải quán chiếu ý nghĩa của chúng, làm cho nó hiện hữu trong tâm thức ta.

Tóm lại, vì thân thể con người này, nâng đở sự sống của ta, là lợi lạc, khó khăn để có được, và suy tàn dễ dàng, vì thế ta nên sử dụng nó vì lợi ích của ta và những người khác. Các lợi ích đến từ việc một tâm thuần hóa. Khi tâm thức ta an bình, thư thái, và hạnh phúc, thì những niềm vui ngoại tại chẳng hạn như thực phẩm ngon, áo quần đẹp, và những đàm luận tốt lành làm mọi thứ tốt đẹp hơn, nhưng sự vắng mặt của chúng không áp đảo ta. Nếu tâm thức ta không an bình và thuần hóa, thì bất chấp những hoàn cảnh ngoại tại tuyệt diệu như thế nào đi nữa, thì ta cũng sẽ bị gánh nặng bởi những sự hốt hoảng, hy vọng, và sợ hãi. Với một tâm thuần hóa, thì ta sẽ thích thú với sự giàu sang hay nghèo khó, mạnh khỏe hay bệnh tật; thậm chí ta có thể chết một cách hạnh phúc. Với một tâm thuần hóa, việc có nhiều bạn bè là tuyệt vời, nhưng nếu không có người bạn nào, thì cũng ổn thôi. Gốc rể của sự hạnh phúc và lợi lạc của ta đặt trên một tâm thức an bình và thuần hóa.

Trong những hình thức khác, khi ta có một tâm an bình và thuần hóa, đời sống vui tươi hơn cho những người bạn, người phối ngẫu, cha mẹ, con cái, và những người quen; ngôi nhà của ta yên ắng, và tất cả những người sống ở đấy thụ hưởng một cảm giác tuyệt vời của sự thư thái. Trong việc đi vào nhà của ta, những người khác cảm thấy một cảm giác của hạnh phúc. Khi tâm thức của chúng ta không an bình và thuần hóa, không chỉ ta cứ sân hận mãi, mà những người khác bước vào cửa nhà ta, sẽ lập tức cảm thấy nhiều sự đấu đá xảy ra trong căn nhà ấy – rằng người này thường xuyên phải cau mày.

Vì việc thuần hóa tâm thức mang đến hạnh phúc và không làm như thế thì đưa đến khổ đau, do thế hãy sử dụng sự sống của ta để giảm thiểu những thái độ không thuần hóa – chẳng hạn như việc kiểm soát các kẻ thù, thúc đẩy những người bạn, việc gia tăng lợi nhuận và những thứ như thế - và để thuần hóa, hay rèn luyện, tâm thức ta tối đa như có thể. Đây là một cách để rút ra ý nghĩa tinh hoa của thân thể con người quý giá và mong manh này.

TOÁT YẾU THỰC TẬP

1-    Hãy nhận ra giá trị của thân thể con người mà ta được phú cho, vì nó là kết quả của nhiều nhân duyên tốt đẹp từ quá khứ. Đánh giá cao sự kiện rằng giáo huấn là thuận lợi và sẳn sàng để thực tập.
2-    Vì thân thể con người quý giá này có thể được sử dụng trong những cung cách lợi lạc hay hủy hoại có tác động mạnh, và tự nó là rất mong manh, vì vậy hãy sử dụng nó một cách tốt đẹp bây giờ.
3-    Hạnh phúc thể chất chỉ là sự cân bằng thỉnh thoảng của các yếu tố trong thân thể, mà không là một sự hòa hiệp sâu sắc. Hãy thấu hiểu sự tạm bợ của thân thể.
4-    Một tâm thuần hóa làm cho chúng ta an bình, thư thái và hạnh phúc, trái lại nếu tâm thức chúng ta không an ổn và thuần hóa, bất chấp các hoàn cảnh ngoại tại là tuyệt vời thế nào, thì chúng ta cũng sẽ bị bao vây bởi sợ hãi và lo âu. Hãy nhận ra rằng gốc rể của chính sự hạnh phúc và lợi lạc của chúng ta là nằm trong một tâm an bình và thuần hóa. Đó cũng là một lợi ích lớn cho những người chung quanh ta.

-***-

Thi Kệ Số Ba

Xin cho chúng tôi nhận ra rằng không có thời gian để lãng phí,
Sự chết là chắc chắn nhưng lúc nào chết là không xác định.
Những gì đã tập họp sẽ bị chia lìa, những gì đã được tích tập sẽ được tiêu thụ mà không dư thừa.
Điểm cuối của đỉnh cao là đi xuống, kết thúc của sự sinh là sự chết.

Từ thời vô thỉ chúng ta đã bị sự tác động của một vọng tưởng về thường còn, vì thế chúng ta nghĩ luôn luôn có nhiều thời gian còn lại. Điều này đã đặt chúng ta trong một hiểm họa lớn của việc lãng phí đời sống trong sự chần chừ. Để chống lại xu hướng này, thật quan trọng để quán chiếu về sự vô thường, trong thực tế rằng sự chết có thể đến bất cứ lúc nào.

Mặc dù không chắc chắn là ta sẽ chết đêm nay, nhưng khi ta trau dồi một sự tỉnh thức về cái chết, thì ta nhận thức rằng ta có thể chết đêm nay. Với thái độ này, nếu có điều gì đó mà ta có thể làm sẽ giúp ích cho kiếp sống này và kiếp sống tới, thì ta sẽ cho nó quyền ưu tiên đối với điều gì đó chỉ có lợi cho kiếp sống này trong một cung cách hời hợt.  Xa hơn nữa, bằng việc không chắc chắn về việc khi nào sự chết sẽ đến, thì ta sẽ tránh làm những việc vốn có thể tổn hại cho cả những kiếp sống hiện tại và tương lai. Khi cảm giác cẩn trọng này phát triển, thì ta sẽ cố gắng cần mẫn hơn để không tích lũy những khuynh hướng không thuận lợi qua các hành động không được kiểm soát. Chúng ta sẽ được động viên để phát triển, phù hợp với năng lực, thái độ vốn hoạt động như những đối trị với các hình thức đa dạng của một tâm không được thuần hóa. Thế thì, cho dù ta sống một ngày, một tuần, một tháng, hay một năm, thời gian ấy sẽ đầy đủ ý nghĩa; tư tưởng và hành động của chúng ta sẽ được căn cứ  trên những gì lợi lạc về lâu dài, và càng sống lâu hơn thì chúng ta sẽ càng lợi lạc hơn.

Bằng trái lại, khi chúng ta ở dưới sự tác động của vọng tưởng về thường còn và dành thời gian của ta vốn chỉ đi sâu hơn bào bề mặt của cuộc đời, thì ta chịu mất mát lớn. Đây là tại sao trong thi kệ, Đức Ban Thiền Lạt Ma hướng sự chú ý của chúng ta đến giá trị của việc làm mỗi thời khắc trong đời sống ta có ý nghĩa.

Trong trường hợp cua riêng tôi, tôi bây giờ đã sáu mươi bảy tuổi. Tôi là người già nhất trong mười ba Đức Đạt Lai Lạt Ma trước tôi, ngoại trừ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất đã sống đến độ tuổi tám mươi. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm sống đến sáu mươi sáu tuổi; tôi già hơn ngài – và tôi là một ông già! Tuy thế, do bởi những phát triển mới đây của y học và các điều kiện sống, tôi có hy vọng nào đó của việc sống đến tám mươi hay chín mươi, nhưng chắc chắn rằng ở một lúc nào đó hay lúc khác thì tôi phải chết. Những người Tây Tạng chúng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ qua những nghi lễ, nhưng tôi không chắc những người tiến hành các nghi lễ này có sống lâu hơn hay không. Tôi thực hiện một nghi lễ cầu trường thọ là cần thiết để có một sự quán tưởng ổn định trong thiền nhất tâm. Thêm nữa, thật cần thiết để thấu hiểu tánh không của sự tồn tại cố hữu, vì nó chính là tuệ trí biểu hiện khi ta quán tưởng, tự ngã lý tưởng. Cũng thế, thật cần thiết để có lòng từ bi và một xu hướng vị tha để trở thành Giác Ngộ. Những đòi hỏi này làm cho các việc hành thiền về trường thọ khó khăn.

Vì các thái độ của chúng ta về thường còn và sự tự yêu mến – kềm giữ trong tâm ta giống như chúng là trung tâm của sự sống – là những gì hủy hoại chúng ta, những quán chiếu có kết quả nhất là về vô thường, tánh không của sự tồn tại cố hữu, và lòng từ bi. Không có những thứ này, các nghi thức trường thọ và những thứ như vậy không giúp ích gì. Đó là tại sao Đức Phật nhấn mạnh rằng hai cánh của con chim bay đến sự Giác Ngộ là từ bi và tuệ trí. Hai môn này là những phương cách để đối kháng lại tính thường còn và tự yêu mến, những thứ từ thời vô thỉ, đã phá ngầm những mục tiêu của hạnh phúc.

Khoảng mười lăm hay mười sáu tuổi thì tôi đã học những giai đoạn của con đường Giác Ngộ và bắt đầu một số hình thức của thiền tập để trau dồi các bước này. Tôi cũng bắt đầu giảng dạy mà trong đó tôi phải trình bày thiền phân tích càng nhiều hơn, vì giáo huấn và thiền phân tích đi đôi với nhau. Chủ đề của tỉnh thức về sự chết được bố cục chung quanh ba căn bản, chín lý do, và ba quyết định:

Căn bản thứ nhất: Quán chiếu rằng chết là chắc chắn
1-    Vì chết chắc chắn sẽ đến và vì thế không thể tránh được
2-    Vì tuổi thọ của ta không thể kéo dài và giảm bớt không ngừng nghỉ
3-    Vì ngay cả khi sống chỉ có một ít thời gian để thực hành
Quyết định thứ nhất: tôi phải thực tập

Căn bản thứ hai: Quán chiếu rằng thời điểm của sự chết là không xác định
4-    Vì tuổi thọ của chúng ta trong thế giới này là không dứt khoát
5-    Vì những nguyên nhân của sự chết là rất nhiều và các nguyên nhân của sự sống là ít ỏi.
6-    Vì thời điểm của sự chết là không chắc chắn qua sự mong manh của thân thể.
Quyết định thứ hai: Tôi phải thực tập bây giờ

Căn bản thứ ba: Quán chiếu rằng vào lúc chết không điều gì có thể giúp được ngoại trừ sự thực tập
7-    Vì vào lúc chết bạn bè của chúng ta không giúp đở gì được
8-    Vì vào lúc chết sự giàu sang của chúng ta không giúp đở gì được
9-    Vì vào lúc chết thân thể của chúng ta không giúp đở gì được
Quyết định thứ ba: Tôi sẽ thực tập không dính mắc bất cứ thứ gì tuyệt vời trong kiếp sống này.

Chính bản chất của vòng luân hồi rằng những gì đã tập họp cuối cùng sẽ phải chia ly – cha mẹ, con cái, anh em, chị em, và bạn bè. Bất chấp bạn bè yêu thích nhau bao nhiêu đi nữa, cuối cùng họ phải chia lìa. Đạo sư và học trò, cha mẹ và con cái, anh em và chị em, vợ và chồng, và bạn bè – bất chấp họ là ai – cuối cùng phải chia ly.

Trong khi trưởng lão giáo thọ của tôi là Ling Rinpochay còn khỏe mạnh, gần như tôi không thể, không chịu nổi khi nghĩ về sự viên tịch của ngài. Đối với tôi, ngài luôn luôn giống như một tảng đã rất chắc chắn mà tôi có thể nương tựa vào. Tôi tự hỏi làm sao tôi có thể sống còn mà không có ngài. Nhưng khi ngài bị tai biến mạch máu não, thì cuối cùng hoàn cảnh cho phép một bộ phận của tâm thức tôi nghĩ, “Bây giờ tốt hơn là ngài ra đi.” Đôi khi mặc dù tôi nghĩ rằng ngài cố ý tiếp nhận cơn bạo bệnh ấy, vì thế khi ngài thật sự qua đời, thì tôi sẽ săn sàng để quản lý nhiệm vụ tiếp theo – tìm kiếm sự tái sanh của ngài.

Thêm nữa với việc chia lìa với tất cả những người bạn của chúng ta, sự giàu sang và tài nguyên mà ta đã tích lũy trong quá khứ - bất chấp chúng kỳ diệu thế nào đi nữa – cuối cùng trở thành vô dụng. Bất chấp đẳng cấp và địa vị của ta cao thế nào đi nữa, thì ta cuối cùng phải ngã xuống. Để nhắc nhở chính tôi về điều này, khi tôi bước lên bục giảng cao, ngay khi tôi đang ngồi xuống, tôi đã tự trì tụng bài kệ trong kinh Kim Cang về vô thường:

Hãy xem những thứ hợp thành từ các nhân duyên
Giống như những vì sao lấp lánh, những vọng tưởng được thấy từ đôi mắt bệnh
Sự nhấp nháy của ngọn đèn bơ, những ảo tưởng phù phép
Sương mai, bọt nước, giấc mộng, tia chớp và mây bay.

Tôi quán chiếu sự mong manh của các hiện tượng duyên sanh, và rồi tôi búng ngón tay, một âm thanh ngắn ngủi biểu tượng của vô thường. Đây là tôi tự nhắc nhở rằng tôi sẽ nhanh chóng bước xuống khỏi bảo tọa của tôi.

Bất cứ chúng sanh nào – bất chấp sống lâu bao nhiêu đi nữa – cuối cùng phải chết. Không có cách nào khác. Một khi ta sống trong vòng luân hồi, thì ta không thể sống ngoài bản chất tự nhiên của nó. Bất chấp mọi thứ là kỳ diệu thế nào đi nữa, thì nó cũng được xây dựng trong chính bản chất của chúng rằng chúng và ta, những người thụ hưởng chúng, phải tàn hoại vào lúc kết thúc.

Không phải chỉ ta phải chết vào lúc kết thúc, mà ta cũng sẽ không biết khi nào sự kết thúc ấy xảy ra. Nếu ta biết, thì ta có thể dừng lại việc chuẩn bị cho tương lai. Ngay cả khi ta thấy những dấu hiệu của việc sống với một tuổi già chín muồi, thì ta cũng không thể nói với một trăm phần trăm chắc chắn rằng hôm nay ta sẽ không chết. Ta không được trì hoãn. Đúng hơn, ta phải thực hiện những sự chuẩn bị vì thế ngay cả chúng ta thật sự chết trong đêm nay, thì ta sẽ không hối tiếc. Nếu ta phát triển một sự đánh giá đúng cho sự không chắc chắn và điều nhất định sẽ đến của sự chết, thì cảm nhận về tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian của ta một cách thông tuệ sẽ mạnh mẽ hơn và mạnh mẽ hơn. Như nhà học giả du già Tây Tạng, Tông Khách Ba đã nói:

Khi sự khó khăn của việc có được thân thể con người này được thấu hiểu, thì không có cách nào để chần chừ không làm gì cả.
Khi ý nghĩa to lớn của nó được thấy, để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa là nguyên nhân của đau khổ.
Khi sự chết được quán chiếu, thì việc chuẩn bị cho kiếp sống tới được thực hiện.
Khi hành động và hệ quả của chúng được quán chiếu, những nguồn gốc của vô ý thức bị loại bỏ.
Khi trong cách này bốn căn bản đã trở thành vững vàng,
Thì những sự thực hành đạo đức khác lớn mạnh một cách dễ dàng.

Việc tư duy về sự chết không chỉ phục vụ như một sự chuẩn bị cho sự chết và những hành động sẳn sàng vốn lợi ích cho những kiếp sống tương lai, mà nó cũng là những tác động gây ấn tượng sâu sắc cho nhận thức tinh thần của chúng ta. Thí dụ, khi những người không quen thuộc với những sự thực tập chánh niệm về sự chắc chắn của cái chết, thế thì ngay cả khi rõ ràng rằng họ đã già và sẽ qua đời không bao lâu, bạn bè và gia đình của họ cảm thấy không thực tế với họ, và ngay cả cảm thấy cần ca tụng về ngoại hình của họ. Cả hai phía biết đó là một sự lừa dối. Thật là ngớ ngẫn!

Thậm chí đôi khi những bệnh nhân đau khổ với những cơn bệnh vào thời kỳ cuối như ung thư tránh sử dụng những chữ “chết” hay “tử vong”. Tôi cảm thấy hầu như không thể nói chuyện với họ về sự chết sắp đến với họ; họ từ chối nghe việc đó. Nhưng đối với người bây giờ không thể đối diện với chữ “chết”, không bao giờ quan tâm đến thực tế của nó, thì khi sự chết thật sự đến có lẽ sẽ mang theo nó một sự buồn phiền và sợ hãi lớn. Trái lại, khi tôi gặp một hành giả sắp chết, tôi không ngần ngại nói, “Cho dù bạn chết hay bình phục, thì bạn cũng cần chuẩn bị cho cả hai.” Không cần phải che dấu bất cứ điều gì, vì người ấy được chuẩn bị để đối diện với sự chết mà không hối tiếc. Một hành giả suy nghĩ sớm sủa về tính vô thường thì sẽ can đảm và hạnh phúc hơn trong khi lâm chung. Việc quán chiếu về thời điểm không xác định của sự chết phát triển một tâm thức an bình, ổn định và đạo đức, vì nó an trú sâu xa hơn là chuyện nông cạn của kiếp sống ngắn ngủi này.

TOÁT YẾU THỰC TẬP

1-    Nếu ta trau dồi một cảm giác về việc thời điểm không chắc chắn của sự chết, thì ta sẽ sử dụng tốt hơn thời gian của ta.
2-    Để ngăn ngừa sự chần chừ với việc quan tâm đến sự thực tập tâm linh, hãy lưu ý để không bị ảnh hưởng của vọng tưởng thường còn.
3-    Hãy nhận ra rằng bất chấp hoàn cảnh là kỳ diệu thế nào đi nữa, bản chất của nó vốn là phải đi đến kết thúc.
4-    Đừng nghĩ rằng sẽ có thời gian sau này.
5-    Hãy chân thành về việc đối diện với sự chết của chính ta. Hãy khuyến khích người khác một cách khéo léo chân thành về sự chết của họ. Đừng lừa dối nhau với những lời chúc tụng khi sự chết gần kề. Sự trung thực sẽ nuôi dưỡng lòng can đảm và hoan hỉ.

-***-
Ẩn Tâm Lộ, Tuesday, August 7, 2018



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét