Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

TỊNH ĐỘ CHÂN TÔNG




Pháp Nhiên Thánh Nhân

Tịnh Độ Chân Tông là một hình thức của Tịnh Độ Tông Phật Giáo phát sinh vào thế kỷ 12 ở Nhật Bản. Phật Giáo Tịnh Độ được Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni khởi xướng trong những kinh điển Tịnh Độ. Đức Phật Thích Ca dạy rằng, bằng việc hoàn toàn tin tường không gì lay chuyển hay nhất tâm vào Đức Phật A Di Đà, Đức Phật Vô Lượng Quang, chúng ta có thể đạt đến giác ngộ mà không cần phải trãi qua những giới luật khắc khe như Ngài đã từng tu tập. Giác ngộ có thể đạt đến trong kiếp sống tới , nơi mà chúng ta sẽ tái sinh trong một thế giới thanh tịnh hay Tịnh Độ, giải thoát khỏi mọi vướng mắc của đời sống. Con đường đi đến giác ngộ này mở ra cho tất cả những ai nhiếp niệm tư tưởng vô cùng với Đức Phật A Di Đà từ một đến mười niệm trong niềm tin không lay chuyển. Thêm nữa, tiến trình tín nhiệm này bảo đảm chắc chắn giác ngộ ở cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà, cũng thế nó bảo đảm một tác động chuyển hóa tích cực trong người Phật tử tin tưởng trong suốt thời gian cuộc đời còn lại của người tu Tịnh Độ.


Đức Phật Di Đà là ai?

Đức Phật Di Đà là một trong vô lượng vô biên chư Phật được biết đến và được tôn kính trong giáo pháp của Đạo Phật. Đức Phật Di Đà được ghi chép trong ba kinh Tịnh Độ là kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ và kinh Di Đà, trong ấy kể về Ngài trong một kiếp sống xa xưa về quá khứ. Điều ghi chép này là một tư tưởng thuần lịch sử tâm linh chứ không phải lịch sử hiện thực. Đức Phật Di Đà khởi đầu là một vị vua, một người tìm cầu sự giác ngộ, và lấy tên là Pháp Tạng. Tỳ kheo Pháp Tạng nguyện ước thành lập một cõi Phật (Tịnh Độ), nơi mà bất cứ người nào nguyện cầu chân thành có thể tái sinh và giác ngộ mà không có vô minh si ám hay khổ đau xung đột hay xao lãng bởi sự hiện hữu của sinh tử. Theo kinh điển Tịnh Độ, Pháp Tạng Tỳ kheo nguyện rằng Ngài sẽ không thành chánh giác cho đến khi cõi Tịnh Độ và tất cả năng lực của Ngài hoàn thành. Khi cõi Tịnh Độ được hình thành, Ngài trở thành Đức Thế Tôn A Di Đà, Đức Phật của ánh sáng vô lượng và thọ mạng vô cùng (Vô Lượng Quang , Vô Lượng Thọ). Theo văn tự, kinh điển Tịnh Độ gợi ý rằng bởi vì Pháp Tạng Tỳ kheo đã giác ngộ, và chuyển thành Đức Thế Tôn A Di Đà, thực tế Ngài đã tạo dựng cõi Tịnh Độ và con đường ấy là khai mở cho tất cả mọi người. Vấn đề là, hầu hết mọi người sống trong những đời sống khổ đau chưa tỉnh ngộ để biết đến để thừa kế và thỉnh cầu di sản này. Mục tiêu duy nhất của Tịnh Độ Chân Tông là làm cho di sản này được mọi người biết đến và hổ trợ họ đi đến tin tưởng và thừa nhận điều này.

Đạo Phật và hình thức Tịnh Độ tông, lan truyền khắp Á châu và được truyền đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8. Sang thế kỷ 12, một tu sĩ Phật giáo tên là Pháp Nhiên (Honen) nghiên cứu học hỏi khắp các kinh điển lịch sử của Tịnh Độ tông và sau nhiều quán chiếu thâm sâu ngài đã đi đến một kết luận cách mạng tư tưởng rằng hầu hết mọi người trong thời đại của ngài đã bị chuyển dịch quá xa [ với thời chính pháp] và quá bị đắm chìm trong vọng tưởng nên không thể dùng những phương pháp thực hành Phật Pháp truyền thống của chùa viện để đạt đến giác ngộ. Từ lòng từ bi sâu xa của ngài, Pháp Nhiên nghĩ thật không công bằng nếu có một người nào bị loại trừ khỏi sự giác ngộ trong đời sống này và chủ trương Niệm Phật. Trong việc tụng niệm này, hành giả thừa nhận và tiếp nhận Đại nguyện của Đức Phật A Di Đà và cầu sự giác ngộ bằng việc được tái sinh nơi cõi Tịnh Độ. Câu niệm Phật trong tiếng Nhật là “Namu Amida Butsu” tức là Nam Mô A Di Đà Phật, có nghĩa là, “Con xin nương tựa Đức Phật A Di Đà.”


Thân Loan Thượng Nhân

Một trong những cao đồ xuất sắc của Pháp Nhiên là Thân Loan (Shinran), đã tổ chức những nguyên tắc đã được Pháp Nhiên đề ra để hình thành nên Jodo Shinshu, có nghĩa là Tịnh Độ Chân Tông. Thân Loan, với tư tưởng của một học giả toàn hảo, đã cung ứng nền tảng cho những Phật tử cầu sự giác ngộ qua Đức Phật A Di Đà và Niệm Phật. Từ khi ngài viên tịch năm 1262, sự phổ thông thông điệp của ngài đã tiếp tục phát triển lớn mạnh và được biết đến với những ngôi chùa của Tịnh Độ Chân Tông trên toàn thế giới.


--
Tổng bản sơn Hongwanji của Tịnh Độ Chân Tông ở Kyodo, Nhật Bản


OVERVIEW OF SHIN BUDDHISM
(trích từ Welcome to Ekoji Buddhist Temple – Virginia, 1981)
Tác giả: Rev. Shojo Honda
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 21/-6/2010 tại Tu viện Liên Trì, Alabama


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét