Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

TU THIỀN, TU SĨ, VÀ TU VIỆN – ĐẠO PHẬT HƠN THẾ ĐẤY!


Buddhism is made of more than meditation, monks and monasteries
By Quentin Kilpatrick, The BG News, February 4, 2010





Bowling Green, OH (USA) - Đạo Phật đến trong tâm tư nhiều người Hoa Kỳ - những con người cổ xưa thông tuệ trong những làn y, những tu sĩ bình lặng sống cô lập trong những tu viện ở núi non và tu thiền – là một thông hiểu lãng mạn và cục bộ về tôn giáo này.

“Người Hoa kỳ thông thường có một tưởng tượng tích cực về Đạo Phật và thiền quán của Phật giáo,” Madeleine Duntley, giám đốc của Cộng đồng Nghiên cứu Chapman, tiến sĩ nghiên cứu tôn giáo. “Người ta hướng đến hòa hiệp nó với hòa bình, không có căng thẳng, và một cảm giác hòa nhập làm một với vũ trụ.”

Một trong những quan niệm sao lầm về Đạo Phật là một tôn giáo duy nhất trên thế giới chưa bào giờ chiến đấu trong một cuộc chiến tranh, Duntley nói. Ý kiến này, bà nói, là hoàn toàn sai, khi những quốc gia thực hành Phật giáo đã từng chiến đấu với nhau và với những quốc gia khác trong nhiều thế kỷ.

Với nhiều người đến từ truyền thống Do Thái – Ki Tô giáo, Đạo Phật là điểm khởi hành sáng chói từ một truyền thống thậm chí được xem là tôn giáo (theo quan niệm của từ ‘regilion’ của phương Tây, tôn giáo hay ‘regilion’ phải có một chủ tể sáng tạo, hay đấng sáng thế, tức thượng đế và đây là quan điểm của hữu thần; Phật giáo bác bỏ quan điểm này nên Đạo Phật là vô thần).

“Đạo Phật là khác biệt vì vị khai sáng không phải là một Thượng Đế, nên Đạo Phật là vô thần,” Duntley nói thế.

Đạo Phật được khai sinh bởi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gautama) vào thế kỷ thứ năm trước Tây Lịch ở Ấn Độ, theo trang web important.ca được cống hiến cho việc tìm hiểu tôn giáo. Truyền thống được khẩu truyền qua vài thế kỷ cho đến khi được ghi lại bằng chữ viết.

Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm không được xem như một thượng đế hay thần linh và Ngài chẳng bao giờ nói rằng giáo huấn của Ngài được mặc khải bởi những đấng thiêng liêng. Do bởi thế, Đạo Phật không có một thánh kinh thông thường như Ki Tô hay Do Thái giáo.

“Ngài nói rằng Ngài không là một đấng cứu thế, nhưng là một vị thầy để hướng dẫn cho những ai muốn lắng nghe,” trang web tuyên bố như thế.

Đức Phật, đúng hơn là một bổn tôn, một thuật ngữ cho bất cứ người nào đã “Giác ngộ,” theo trang web. Thế nên, giống như đã có nhiều tổng thống Hoa Kỳ, nên cũng có nhiều Đức Phật.

Đạo Phật lần đầu tiên du nhập vào Hoa Kỳ với những di dân Á châu vào cuối thế kỷ 19, nhưng mãi đến những năm 1950, Đạo Phật mới thâm nhập vào nền văn hóa Mỹ Trắng qua những tác phẩm “Nhịp Đập của Thế Hệ Đầu tiên” (Beat generation) của những cây viết như Jack Kerouac và Allen Ginsburg.

Từ những năm 1960, Hoa Kỳ mới thấy một con số lớn mạnh của “Những Người Tìm Cầu”, hay những người được nuôi dưỡng trong truyền thống Do Thái-Ki Tô giáo chuyền đổi sang Đạo Phật.’’

Đạo Phật có khuynh hướng kêu gọi đến những người đang thực hành một tôn giáo khác,” Duntley nói thế.

Trong văn hóa Tây phương ngày nay, thường có những hình thức phân hóa đa dạng của Đạo Phật được thực hành bởi những cộng đồng di dân và Phật giáo được thực tập bởi những người da trắng đổi đạo, những người thường giàu có cũng như học thức.

“Trong phương Tây, đấy là một hiện tượng thông thường của tầng lớp thượng lưu,” Duntley nói, và thêm rằng có một bộ phận những người đổi đạo trước đây lả Do Thái giáo.

Những người Tây phương theo Đạo Phật thường bị hấp dẫn nhất trong những hình thức nhấn mạnh về thiền quán như thiền tông-zen, và Tây Tạng, Duntley nói, nhưng Phật giáo không chỉ đơn thuần là thiền định và không phải tất của các loại tu tập trung, tĩnh lự hay thiền là Phật giáo.

Sự ảnh hưởng của Đạo Phật, đặc biệt về thiền quán, đã được trần gian hóa đến một vài mở rộng cùng hợp tác thành những phương pháp trị liệu tâm lý đa dạng.

“Một người phê bình rằng ngưởi Hoa Kỳ đã thay đổi những hình thức Á châu của Phật giáo để thích ứng với văn hóa của chính họ,” Duntley nói thế.

--
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=6,8899,0,0,1,0
Tuệ Uyển chuyền ngữ
05-02-2010

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét