NGUYỆN CẦU CHO KIẾP SỐNG NÀY, KIẾP SAU VÀ NHỮNG TRUNG ẤM
THÂN
***
Vimalamitra[1], bậc thực chứng mạn đà la của thể trạng tối thượng
Longchenpa[2], bậc biểu lộ pháp
thân Phổ Hiền,
Và Pema Ledrel Tsal[3], chúng con cầu nguyện đến ngài:
Xin hãy giữ chúng con với
lòng từ bi trong kiếp này, kiếp sau, và những thể trạng trung ấm!
Khi ánh sáng của trung ấm thứ nhất phát khởi,
Nguyện cho chúng con nhận ra nó, hoàn thiện sức mạnh và đạt được một cách ổn định,
Sau đó, tỉnh thức trong không gian căn bản với sáu đặc trưng đặc biệt[4],
Nguyện cho chúng con đạt được ổn định trong thân thể lục bình trẻ trung!
Khi báo thân xuất hiện là biểu hiện Giác Ngộ [5] phát sinh,
Nguyện cho chúng con thấy một cách chắc chắn, giống như đứa trẻ đi vào lòng mẹ
nó,
Và, thực chứng điểm then chốt của việc dấn thân với những ánh sáng và sự thức tỉnh,
Nguyện cho chúng con thành tựu Quả Phật trong hình thể báo thân!
Khi thân trung ấm nghiệp bắt đầu sinh khởi,
Sau đó, qua việc nương tựa trên năm phương tiện Giác Ngộ không thiền định,
Trong một thế giới thuần khiết nơi sự giải thoát tuyệt vời được bảo đảm,
Nguyện cho chúng con đạt được Quả Phật trong một kiếp sống mà thôi!
***
Pema Ledreltsal đã sáng tác bài này cho Tsultrim Palmo. Cầu mong phúc đức dồi
dào!
Nguyên tác: Prayer for this Life,
the Next and the Bardos[6]
Tác giả: Khenpo Ngawang Palzang
Anh dịch: Adam Pearcey, 2019.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Ẩn Tâm Lộ, Sunday, May 23, 2021
[1] Vimalamitra là một nhà sư Ấn Độ thế kỷ thứ 8.
Các vị thầy của ngài là Buddhaaguhya, Jñānasūtra và rī Siṃha. Ngài được cho là
đã tái sinh hàng trăm năm, với những nhân vật đáng chú ý nhất là Rigzin Jigme
Lingpa, Khenchen Ngagchung, Kyabje Drubwang Penor Rinpoche và Kyabje Yangthang
Rinpoche.
[2] Lũng-cần Nhiêu-ráng-ba, 1308-1364, là một
đại sư Tây Tạng phái Ninh-mã, được tặng danh hiệu "Nhất thiết trí giả."
[3] Pema Ledreltsal (1248
hay 1231 / 2-1307?) [1] - hóa thân trực tiếp của Công chúa Pema Sel, người mà
Guru Rinpoche đã giao việc trao truyền Khandro Nyingtik vào thế kỷ thứ tám.
[4] Nó vượt trội so với mặt
đất; 2) nó thể hiện trong kinh nghiệm của chính mình; 3) nó là sáng suốt ; 4)
nó được giải phóng ngay lập tức của sự phân biệt đó; 5) nó không phát sinh từ bất
cứ thứ gì khác ; 6) nó tồn tại ở nơi riêng của nó.
[5]
the state of omniscience or enlightenment
[6] Trung hữu nghĩa là "trạng thái tồn tại ở
khoảng giữa", cũng được gọi là cái chết trong kinh sách Tiểu thừa và Đại
thừa ở thế kỉ thứ 2, người ta đã thấy nói về một giai đoạn nằm sau cái chết và
trước sự tái sinh, được gọi là Trung hữu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét