Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2025

Chương 1: THÁI ĐỘ PHÂN TÍCH CỦA PHẬT GIÁO

 





ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Ở HAVARD

Diến Thuyết Về Con Đường Của Phật Giáo Đến Hòa Bỉnh

Nguyên bản:  1- The Buddhist Analytical Attitude

Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Việt dịch: Quảng Cơ
Hiệu đính: Tuệ Uyển

1- Buổi sáng thứ hai
THÁI ĐỘ PHÂN TÍCH CỦA PHẬT GIÁO

***


Tôi rất vui mừng và vinh dự sâu sắc được nói chuyện ở đây trong trường đại học danh tiếng này về Phật giáo và đặc biệt về triết lý của Đạo Phật. Tôi sẽ nói về Phật giáo theo một nhận thức rộng rãi của Bốn Chân Lý Cao Quý, trình bày các vấn đề qua tiếng Anh vụng về của tôi khi tôi cảm thấy có thể. Những trường hợp khác, tôi sẽ nói qua thông dịch viên của tôi.

Các chủ đề của tôi là những giáo lý của các trường phái Phật giáo và quan điểm được trình bày trong ấy. Từ đó, một cách chính yếu tôi sẽ nói về những hệ thống của trường phái Trung đạo và Duy Tâm (Duy thức). Nếu tôi giải thích tất cả mọi trường phái, không chỉ quý vị sẽ phải bối rối mà chính tôi chắc chắn cũng thế!

Bậc Thầy của giáo lý nhà Phật của kỷ nguyên này là Đức Phật Thích Ca (Gotama), người đã sinh ra trong bộ tộc Thích Ca ở Ấn Độ. Câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật được nói trong ba phần; sự phát sinh ban đầu của xu hướng vị tha để trở thành Giác Ngộ, ở chặng giữa là sự tích tập phước đức và tuệ trí, và vào lúc cuối là sự thành tựu Giác Ngộ và chuyển bánh xe giáo lý. Lý do tại sao lịch sử của Ngài được trình bày trong cách này là vì trong Phật giáo không có vị thầy nào đã Giác Ngộ rồi từ thời vô thỉ; thay vì thế, một con người phải trở thành một vị mới Giác Ngộ.

Vì có bốn trường phái giáo lý trong Đạo Phật cho nên có nhiều sự giải thích khác nhau về việc phát sinh một xu hướng vị tha để trở thành Giác Ngộ, tích tập phước đức và tuệ trí như thế nào, và trở thành Giác Ngộ như thế nào. Tuy nhiên, theo một quan điểm phổ thông, Đức Phật Thích Ca trước tiên phát triển nguyện vọng thành tựu Quả Phật nhằm để đem lại lợi ích cho chúng sanh – lợi ích của chúng sanh là mục tiêu chính của Ngài, và sự Giác Ngộ của Ngài là phương tiện cho mục tiêu ấy. Rồi thì, ở chặng giữa, Ngài tích tập phước đức và tuệ trí trong ba vô số kiếp, và vào lúc cuối Ngài đã trở thành Giác Ngộ hoàn toàn và suốt khắp. Vì câu chuyện cuộc đời của Đức Phật Thích Ca trong tam tạng kinh điển rất nhiều, cho nên không cần thiết phải lập lại ở đây.

Đối với tôi, ý nghĩa to lớn là lối sống của Đức Phật, Chúa Giê-su, và những bậc thầy quá khứ được đánh dấu bằng sự đơn giản và tận tụy vì lợi ích thực tiển của những người khác. Tất cả những đạo sư này là tuyệt vời và mẫu mực trong thái độ tự nguyện nhận sự đau khổ của các Ngài – không quan tâm đến gian khó - nhằm để mang đến lợi ích cho những người khác. Thí dụ, mặc dù Đức Phật được sanh ra trong một hoàng tộc phú quý, nhưng Ngài đã hy sinh tất cả những tiện nghi trần tục này, ở trong những vùng núi rừng hoang vắng để tu hành gian khổ khôn lường. Chỉ sau đó Ngài mới trở thành Giác Ngộ toàn triệt, suốt khắp. Như những tín đồ của những niềm tin này, chúng ta chắc chắn phải quan tâm đến sự tương tự quan trọng này.

Sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ngài ở đấy trong vài tuần mà không giảng dạy gì cả, không chuyển bánh xe giáo lý. Ngài đã thành tựu Giác Ngộ vào ngày mười lăm tháng Tư [của lịch Ấn Độ - Tây Tạng] và bắt đầu nói về giáo lý của Ngài vào ngày thứ tư của tháng thứ Sáu. Đó là ngày mai; chúng ta sớm hơn một ngày! Ngài đã bắt đầu chuyển bánh xe giáo pháp trong phạm vi Varanasi (Ba La Nại) về Bốn Chân Lý Cao Quý chính yếu cho năm sa môn. Trước khi xem xét về giáo lý Bốn Chân Lý Cao Quý của Ngài, chúng ta hãy định hướng bằng việc thảo luận chủ đề căn bản của ba quy y.

QUY Y

Loại quy y hay nương tựa nào Đạo Phật đề nghị? Những Phật tử và không Phật tử khác nhau như thế nào? Theo quan điểm quy y, một Phật tử là người nào đấy chấp nhận Đức Phật, giáo lý của Ngài, và cộng đồng tâm linh như sự quy y cuối cùng. Theo quan điểm triết lý, một Phật tử là người nào đó thừa nhận bốn quan điểm [bốn pháp ấn - được giải thích sau] vốn bảo đảm giáo lý ấy là Phật giáo. Với sự quan tâm đến ba quy y, được gọi là Ba Viên Ngọc Quý, Tam Bảo, nói rằng Đức Phật là vị Thầy của quy y – Phật bảo, nhưng sự quy y thật sự là giáo lý - Pháp bảo. Chính Đức Phật đã nói, “Ta dạy con đường giải thoát. Sự giải thoát chính nó tùy thuộc vào quý vị.” Từ cùng nhận thức, Đức Phật nói, “Quý vị là vị thầy của chính quý vị.” Cộng đồng tâm linh – Tăng bảo, là những người giúp đở trong việc thành tựu quy y.

Phật bảo. Những gì, theo những hệ thống giáo lý cao cấp, là một Đức Phật. Nguyên sơ, tất cả chúng ta đều có những thể chất cho việc trở thành một Đức Phật – những nhân tố căn bản của thân thể, lời nói, và tâm (mind)– và, qua những điều này, thật có thể để phát triển thân thể, lời nói, và tâm tôn quý của Quả Phật, con đường tích lũy, tư lương đạo. Trong dạng thức tâm thức tôn quý, hai nhân tố được phân biệt – một là nhân tố hiểu biết của tâm và nhân tố kia mô thức như thị hay thể tính tuyệt đối cuối cùng hay Chân như của tâm ấy (tức là sự tri nhận của tâm và chân như của tâm). Hai điều này được gọi là Tuệ Trí Thân và Tự Tánh Thân của một Đức Phật, và cùng với nhau chúng được liên hệ như Thân Thể Chân Thật, Pháp Thân.

Trong thực thể của chính Tự Tánh Thân, hai loại được phân biệt – thực tại tối hậu hay không gian của thực tại - pháp giới mà trong ấy những phiền não được tiêu trừ và nhân tố của việc được tách rời khỏi những phiền não ấy qua năng lực đối trị của chúng. Đây là những nhân tố tịnh hóa tự nhiên và tịnh hóa từ khách trần phiền não – hai phương diện của Tự Tánh Thân.

Pháp bảo – giáo lý. Từ trong Ba Viên Ngọc Quý hình thành sự quy y của Phật giáo – Phật bảo, giáo lý, và cộng đồng tâm linh (Phật, Pháp, Tăng) – Viên ngọc giáo lý là hai phần: diệt đế và đạo đế (sự chấm dứt chân thật và con đường chân thật). Sự chấm dứt chân thật - Diệt đế là sự quy y thật sự trong đó chúng đủ khả năng bảo vệ khỏi những điều không muốn khi đó là những thể trạng tách rời khỏi khổ đau và các nguyên nhân của đau khổ. Con đường chân thật - Đạo đế là những phương tiện để thành tựu một cách trực tiếp những thứ này. Đây là tại sao sự chấm dứt chân thật và con đường chân thật là sự quy y thật sự. Những loạt thuyết giảng tiếp theo sẽ quan tâm đến một sự mở rộng với không gian của thực tại mà trong ấy các phiền não nhiễm ô dược tiêu trừ.

Giáo lý được phân chia thành những dạng thức của của ngôn ngữ và sự thực chứng, sau này bao gồm bằng những sự chấm dứt chân thật và những con đường chân thật. Đây là những giáo lý được thực chứng. Những con đường chân thật chính yếu là những thứ thật sự chiến thắng phiền não nhiễm ô – sự rèn luyện trong tuệ trí (tuệ) – nhưng cũng bao hàm căn bản vốn làm cho tuệ trí có thể hiện thực, sự rèn luyện trong thiền định (định), cũng như căn bản vốn làm cho thiền định có thể hiện thực, sự rèn luyện trong đạo đức (giới). Ba sự rèn luyện này trong đạo đức, thiền định, và tuệ trí là giáo lý hiện thực, và những kinh luận lấy ba sự thực hành này làm các chủ đề của chúng là giáo lý ngôn ngữ, những phương tiện diễn tả những chủ đề này, ba tạng giáo điển – Kinh tạng, Luận tạng, Luật tạng.

Như Di Lặc nói trong Đại thừa Trang Nghiêm Kinh Luận rằng, “Bộ sưu tập kinh điển hoặc là ba hay hai.” Vì vậy, bộ sưu tập kinh điển hoặc là ba vừa đề cập hay hai, đó là những kinh điển của Thanh văn và Duyên giác thừa và những kinh điển của Bồ tát thừa.

Tăng bảo. Cộng đồng tâm linh, viên ngọc quý cộng đồng tâm linh bao gồm chư Thanh văn, Độc giác, và Bồ tát, những vị đạt tối thiểu đến trình độ của con đường thấy đạo (kiến đạo vị),  tại điểm này tính không được thực chứng một cách trực tiếp. Qua sự thực chứng này, các vị này được gọi là những Tôn giả (arya). Những tôn giả Bồ tát là những vị đã đạt được sự thực chứng ở bất cứ vị trí nào của mười địa hay mười trình độ. Có nhiều cách trong việc phân chia những trình độ hay địa của sự thực hành thành những con số khác nhau – một là trong trình độ của con đường tích lũy (tư lương vị) và con đường của sự chuẩn bị (gia hạnh vị), được gọi là những địa thực hành qua niềm tin (tín giải) được bao gồm như một thể loại đơn nhất bổ sung và một thứ nữa, mà trong ấy, ngay cả chỉ xem như trong những trình độ của các Tôn giả, sự phân biệt xa hơn được làm ra trong mười địa, v.v… Vì vậy, ở đó đi đến những sự giải thích của địa thứ mười một, mười ba, hay địa mười lăm. Cũng thế, một cách đặc biệt trong sự nối kết với mật tông tantra, có nhiều cách để liệt kê những địa hay trình độ. Trái lại, theo quan điểm của một hành giả phát triển cao độ mà kiểu mẫu phương pháp của vị ấy là rất nhanh qua việc sử dụng một cách hữu ích con đường mật tông [tantric] của tâm linh quang, một số học giả cho rằng thật là sai lầm để liệt kê những con đường hay địa hay trình độ, điều này là đặc biệt  với sự liên hệ với những vị đã thực chứng đại thủ ấn. Lý do được trích dẫn rằng đó là sai lầm khi sử dụng những sự giải thích của những phương pháp rất chậm cho những phương pháp rất nhanh trong Mật tông.

Trong dạng thức những sự thực chứng của Thanh văn và Độc giác, tám bậc hay trình độ được diễn tả. Những điều này được giải thích một cách thuận tiện hơn qua bốn quả của sự thực hành:

 

1-   Dự lưu – tu đà hoàn: vị đã nhận thức chân lý một cách trực tiếp

2-   Nhất lai – tư đà hàm: vị đã viễn ly sáu cấp độ đầu tiên của cảm xúc phiền não đi đôi với Dục giới.

3-   Bất lai – a na hàm: vị đã viễn ly tất cả chín cấp độ cảm xúc phiền não đi đôi với Dục giới.

4-   Sát tặc – a la hán: vị đã viễn ly tất cả tám mươi mốt cấp độ cảm xúc phiền não đi đôi với ba cõi: Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới.

 

Vì vậy nhiều sự phân chia được giải thích với sự liên hệ đến cộng đồng tâm linh vốn hổ trợ một người trong việc hoàn thành sự quy y.

Đó là Ba sự quy y – Đức Phật, giáo lý của Ngài, và cộng đồng tâm linh. Tuy nhiên, ở Tây Tạng được nói rằng có bốn sự quy y – Lạt ma, Đức Phật, giáo lý, và cộng đồng tâm linh. Một phụ nữ từ Đức quốc thích thú với Phật giáo đã  hỏi tôi với sự kinh ngạc vô cùng, “Tại sao lạt ma được xem thậm chí lớn hơn Đức Phật? Tôi không thể chấp nhận điều này. Nó có nghĩa là gì?” Tôi đã nói với bà rằng bà đã đúng. Vì, thật sự những sự quy y của người Phật tử chỉ là ba – Đức Phật, giáo lý, và cộng đồng tâm linh. Tuy nhiên, lý do cho sự xem xét riêng về lạt ma, hay đạo sư, là vì lạt ma giống như một sứ giả từ Đức Phật, người ở thời điểm đó giới thiệu chúng ta con đường tu tập. Xa hơn nữa, một vị lạt ma đầy đủ phẩm chất thì tương đương với một Đức Phật. Do vậy, mặc dù có một mục đích cho việc đối xử với lạt ma một cách riêng biệt, nhưng trong thực tế không có lạt ma hay đạo sư nào không bao hàm trong chư Phật hay cộng đồng tâm linh, chỉ có ba quy y, không phải bốn. Các lạt ma không đủ năng lực một cách thích đáng xét cho cùng lại là một vấn đề khác.

BỐN QUAN ĐIỂM ĐẶC BIỆT – Bốn Pháp ấn

Như được đề cập ở trên, trong dạng thức của quan điểm hay triết lý, người nào đó là một Phật tử hay không Phật tử được cho là người đó hoặc là thừa nhận bốn pháp ấn vốn bảo đảm một hệ thống giáo lý là Phật giáo hay không. Bốn điều này là:

 

1-   Chư hành vô thường: các hiện tượng là vô thường.

2-   Nhất thiết hành khổ: mọi hiện tượng nhiễm ô là khổ đau.

3-   Chư pháp vô ngã: tất cả mọi hiện tượng là trống rỗng và vô ngã.

4-   Niết bàn tịch tĩnh: niết bàn là yên bình.

 

Tuy nhiên, có một sự phức tạp, vì một phân phái của Tỳ Bà Sa Luận Sư - Độc Tử Bộ[1]- thừa nhận một tự ngã không thể diễn tả, và vì vậy có một sự tranh luận như có liên hệ trường phái này là Phật giáo hay không trong dạng thức của quan điểm.

HAI TRÌNH ĐỘ CỦA LỊCH SỬ PHẬT GIÁO

Kinh Giải Thâm Mật, một bộ kinh Đại thừa, giải thích rằng Đức Phật chuyển pháp luân ba lần – lần thứ nhất chuyển luân về bốn chân lý cao quý hay tứ diệu đế, lần giữa chuyển luân không có tự tính, và lần cuối cùng là chuyển luân về sự phân biệt thiện xảo. Trong chuyển luân lần nhất,  Đức Phật nói rằng hầu hết tất cả mọi hiện tượng tồn tại bởi tự tính của nó. Rồi thì, trong lần giữa  Đức Phật nói rằng tất cả mọi hiện tượng là không có thực thể (vô tự tính). Sau đó, lần cuối cùng chuyển luân ngài phân biệt hiện tượng, dạy rằng những bản chất quy cho (biến kế sở chấp) không được thiết lập bởi cung cách tự tính của nó ( tự tướng tất đàn) mà hoàn toàn do những bản chất đã được thiết lập (viên thành thật tính) - tánh không- những bản chất năng lực khác (y tha khởi) được thiết lập bởi cung cách của những tự tính của chính chúng.

Nhiều nhà sử học đã tranh luận về vấn đề  Đại thừa trong
nói chung có phải là lời Phật dạy không và, trong đó, liệu Bí Mật thừa có phải là lời của Đức Phật không. Chúng ta hãy nói về điều này theo một quan điểm của Phật giáo. Đức Phật giải thích giáo lý cho hàng Thanh Văn theo cách phổ biến trong số các quả của con đường được đề cập trong các kinh Thanh Văn, có ba cấp độ giác ngộ - của Thanh Văn, của Độc Giác và của chư Phật và do đó ngay cả kinh điển Thanh Văn cũng dạy một con đường của Bồ tát để đạt được sự giác ngộ của một Đức Phật. Kinh điển Thanh Văn không chỉ dạy về những con đường Thanh Văn và Độc Giác. Tôi không sử dụng thuật ngữ "Cỗ xe thấp" hay Tiểu Thừa và "Cỗ xe lớn" hay Đại Thừa vì có những phức tạp phát sinh từ việc sử dụng thuật ngữ như vậy, có vẻ như tốt hơn là sử dụng Thanh Văn thừa và Bồ Tát thừa. Tuy thế, khi thuật ngữ "Cỗ xe thấp" hay Tiểu thừa được sử dụng, đó không phải là trường hợp coi một cái gì đó là thấp kém và do đó bị coi thường. Theo mạch này, trong Mật thừa hay Mantra, sẽ là một vi phạm căn bản của thệ nguyện mật tông nếu người ta cho rằng thông qua Thanh Văn thừa, ta không thể vượt qua những chướng ngại để giải thoát khỏi luân hồi. Do đó, như được giải thích rõ ràng rằng người ta phải rất tôn trọng Thanh Văn thừa; nó không được mô tả là thấp kém. Ngoài ra, về mặt thực hành, cá nhân một người nên thực hiện bao gồm tất cả các thừa, với rất ít ngoại lệ. Do vậy, giải thích về các thừa lớn hơn và nhỏ hơn được đưa ra theo động lực lớn hơn và nhỏ hơn, tùy thuộc vào đó mà có quả lớn hơn và nhỏ hơn, của con đường. Mặc dù đây là trường hợp, vì sự nhầm lẫn khi sử dụng các thuật ngữ "Xe nhỏ" và "Xe lớn", tôi thích các thuật ngữ "Xe thanh văn" và "Xe Bồ tát" hơn. trước đây không còn được sử dụng nữa. 

Trong tự kinh điển của Thanh Văn thừa có ba quả của con đường được mô tả, sự giác ngộ của một Thanh văn, sự giác ngộ của một Độc Giác, và sự giác ngộ của một Bồ tát như một Đức Phật. Do đó, ngay cả những kinh điển của Thanh văn cũng nói về những Bồ tát làm việc để đạt được Phật quả bằng cách tích lũy các công đức và tuệ trí trong ba vô số kiếp(ba a tăng kỳ kiếp). Tuy nhiên, kinh điển Thanh Văn không nêu rõ phương thức đạt được con đường của Bồ Tát; chúng chỉ nói về con đường của ba mươi bảy sự hòa hợp với giác ngộ (37 phẩm trợ đạo Giác ngộ)

Do đó, Long Thọ (Nagarjuna)nói trong tác phẩm Tràng Hoa Quý Báu (Precious Garland) của mình rằng nếu chỉ thông qua việc tu tập trong thiền định các con đường của ba mươi bảy sự hòa hợp với giác ngộ như là nguyên nhân của thành tựu, thì người ta vẫn đạt được sự giác ngộ vô song vượt qua sự giác ngộ của Thanh Văn hay Độc Giác, thì đây sẽ là trường hợp sản sinh ra một kết quả không có nguyên nhân. Do đó, kinh điển Thanh Văn, vì chúng cũng nói về Phật quả, ngầm chỉ ra rằng có một phương thức riêng biệt để đạt được con đường Bồ Tát. Do đó, ngay cả theo kinh điển Thanh Văn, có vẻ như đối với những học nhân được chọn có nghiệp thanh tịnh, trong số đó có cả người và chư thiên, Đức Phật đã đưa ra Bồ Tát thừa.

Tuy nhiên, không phải tất cả các giáo lý và hoạt động của Đức Phật đều có trong các kinh luận phổ biến. Ví dụ, Đức Phật đã thiết lập sự chuyển bánh xe giáo lý giữa tại Đỉnh Linh Thứu, trong thời gian đó, ngài đã nói Kinh Bát Nhã Ba La Mật, và trong các kinh đó, có chỉ ra rằng có rất nhiều học nhân - con người, chư thiên, a tu la, v.v. - đã có mặt. Tuy nhiên, khi bạn đến chính Đỉnh Linh Thứu, thực tế là chỉ có khoảng mười, hoặc tối đa là mười lăm, người có thể vừa vặn trên ngọn đồi nhỏ là Đỉnh Linh Thứu thật sự có thể nhận biết bằng mắt. Do đó, đây là trường hợp xuất hiện [của một nơi giảng dạy lớn hơn nhiều] đối với các học viên có nghiệp thuần túy; điều đó xuất hiện theo quan điểm thuần túy hơn của họ.

Vì có nhiều tranh cãi về việc Đại thừa có phải là lời của Đức Phật hay không, nên Di Lặc (Maitreya) đã xác lập trong Đại thừa Trang nghiêm Kinh Luận rằng lời này thật sự do Đức Phật nói ra, cũng như Long Thọ (Nāgārjuna) trong Tràng hoa quý báu của mình, Bhāvaviveka (Thanh Biện) trong Ngọn lửa lý luận của mình (Luận Lý Mãnh Viêm), và Tịch Thiên (Shantideva) trong Hành động Bồ tát  (Hướng Dẫn Bồ Tát Đạo) của mình. Tuy nhiên, việc các kinh Đại thừa thật sự có do Đức Phật nói ra không là điều không rõ ràng tình hình.

Thậm chí, Mật ngôn không được công bố rộng rãi; thay vào đó, nó được tiết lộ riêng cho những người phi thường có dòng tâm thức đã chín muồi đến mức đó. Cũng có những trường hợp mà giáo lý mật tông đã diễn ra thông qua sự xuất hiện của nhân vật chính của một mandala [nơi trú ngụ linh thiêng] - Đức Phật - trong các linh ảnh cho những học viên có trình độ phi thường do nghiệp và công đức đặc biệt của họ. Do đó, những giáo lý này có thể diễn ra khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn còn tại thế hoặc thậm chí sau khi ngài viên tịch. Theo cách này, đây là những sự kiện không nằm trong phạm vi ghi chép của lịch sử thông thường.

NHU CẦU PHÂN TÍCH

Về giáo lý, các trường phái cao hơn về giáo lý - Trường phái Duy Thức và Trường phái Trung Đạo - đưa ra các hệ thống để phân biệt giữa những gì là xác định và những gì cần giải thích. Điều này có nghĩa là ngay cả khi một giáo lý cụ thể được nêu trong kinh điển của Đức Phật, người ta phải xem xét để xác định xem nó có bị thương tổn do lý luận hay không. Nếu có thương tổn do lý luận, thì không phù hợp để khẳng định cách đọc theo nghĩa đen của đoạn văn như vậy; thay vào đó, nó phải được giải thích theo cách khác.

Cả bốn trường phái về giáo lý - Trường phái Đại Diễn Giải (Tỳ Ba Sa Luận), Trường phái Kinh (Kinh Lượng Bộ), Trường phái Duy Tâm (Duy Thức Tông), Trường phái Trung Đạo, - đều trích dẫn lời Phật làm nguồn gốc cho giáo lý của họ và nhiều cung cách tương tự khác nhau về vị thế của những gì là xác định (liễu nghĩa) và những gì cần được giải thích (bất liễu nghĩa)... Do đó, vì tất cả các trường phái đều có những trích dẫn có thể dùng làm nguồn cho các giáo lý cụ thể của trường phái mình, nên không thể chỉ dựa vào kinh sách để hiểu giáo lý nào đại diện cho tư tưởng cuối cùng của Đức Phật và giáo lý nào chỉ được nói ra vì một mục đích nhất định. Do đó, chính Đức Phật đã nói:

Giống như [phân tích] vàng qua việc nung, 
Cắt và chà xát nó, 
Các nhà sư và học giả chấp nhận lời của tôi Không phải vì tôn trọng [tôi],

Mà phải phân tích nó một cách hợp lý.

Do đó, người ta nói rằng nếu một người khẳng định một giáo lý trái ngược với lý trí, thì người đó không phù hợp để trở thành một người có giá trị hoặc có thẩm quyền đối với chủ đề này. Do đó, lý luận được coi là phương tiện chính để phân biệt điều gì là chắc chắn và điều gì cần diễn giải.

Vậy thì, phân tích được thực hiện như thế nào? Về điều này, Đức Phật đã đưa ra nguyên tắc bốn sự dựa vào:

1 Không dựa vào người, hãy dựa vào giáo lý.(y pháp bất y nhân)
2 Về giáo lý, đừng dựa vào lời nói, hãy dựa vào ý nghĩa.(y nghĩa bất y ngữ )
3 Về ý nghĩa, đừng dựa vào ý nghĩa có thể diễn giải, hãy dựa vào ý nghĩa chắc chắn.(y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa)
4 Về ý nghĩa chắc chắn, đừng dựa vào ý thức [thường], hãy dựa vào trí tuệ cao cả.(y trí bất y thức)

Một là phân tích các giáo lý thông qua bốn sự nương tựa (tứ y) để xác định xem một giáo lý cụ thể có phải là không thể chối cãi về mặt ý nghĩa của nó hay không.

Điều quan trọng là phải biết cách phân biệt giữa tư tưởng của người nói và tư tưởng của kinh sách. Theo nghĩa này, Trường phái [Trung Đạo] Hệ quả đại diện cho tư tưởng của Đức Phật là người nói ra kinh sách, và các giáo lý không phổ biến của các trường phái khác, các trường phái thấp hơn đại diện cho tư tưởng của kinh sách được nói ra vào những thời điểm cụ thể cho các mục đích cụ thể. Khi nghiên cứu Phật giáo, cần ghi nhớ quan điểm của nhiều hệ thống; nếu không, nếu bạn chỉ lấy một trang, ghi nhớ nó và chỉ lặp lại ý nghĩa của nó, bạn sẽ trở nên rất bối rối khi nhìn thấy một trang khác!

Sáu Đức Trang Nghiêm[2] của thế giới và Hai Đấng Tối cao[3] được mô tả trong các bức tranh được trưng bày phía sau tôi, là những người đã cung cấp phương tiện phân tích kinh sách sao cho các văn bản của họ thật sự mở mang tầm mắt. Để nói một chút về họ, hai học giả thánh thiện đầu tiên, Long Thọ (Nāgārjuna) và Thánh Thiên (Aryadeva), chủ yếu viết về triết lý tính không theo Trường phái Trung đạo, cách giải thích cao nhất. Hai người tiếp theo là Vô Trước (Asanga) và Thiên Thân (Vasubandhu); tác phẩm của họ chủ yếu về mặt đạo đức, luân lý và phương pháp hơn là lý thuyết; về mặt lý thuyết, họ chủ yếu theo Duy tâm (Duy Thức Tông). Vì chúng tôi, người Tây Tạng, chủ yếu theo triết lý của Trường phái Trung đạo, nên chúng tôi đứng về phía Long Thọ (Nagarjuna) và Thánh Đề Bà (Aryadeva) và đưa ra những phản đối quan trọng đối với Vô Trước (Asanga) và Thiên Thân (Vasubandhu)!

Hai người tiếp theo là những nhà luận lý học Phật giáo vĩ đại, Trần Na (Dignāga) và Pháp Xứng (Dharmakīrti). Toàn bộ luận lý Phật giáo đều dựa trên các tác phẩm của Dignāga, đặc biệt là khi chúng được Dharmakīrti khai triển. Nếu không có các tác phẩm của hai bậc vĩ đại này, logic Phật giáo có thể không có bất kỳ sự sắc sảo nào. Hai Đấng Tối Cao là Đức Quang (Gunaprabha) và Thích Quang (Shakyaprabha), những người chủ yếu viết về kỷ luật-hành vi, cách cư xử, cách trở thành một nhà sư hoặc nữ tu, lối sống của những người xuất gia. Sáu Đức Trang Nghiêm của thế giới và Hai Đấng Tối Cao là những học giả cổ đại thật sự.

BỐN CHÂN LÝ CAO QUÝ (Tứ Diệu Đế)

Bây giờ, chủ đề thực tế - bốn chân lý cao quý. Bốn chân lý bao gồm hai lời giải thích về nguyên nhân và kết quả, một là nằm trong lớp hiện tượng đau khổ và một là nằm trong lớp hiện tượng thanh tịnh.

Hai tập hợp nguyên nhân và kết quả này có liên quan gì? Chúng được mô tả vì chúng ta muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ. Vì chúng ta muốn hạnh phúc, nên nguyên nhân và kết quả của lớp hiện tượng thanh tịnh được giải thích, và vì chúng ta không muốn đau khổ, nên nguyên nhân và kết quả của lớp hiện tượng đau khổ được giải thích.

Hai nhóm nguyên nhân và kết quả này có thể được trình bày theo trình tự thời gian thực tế của chúng hoặc theo quá trình nhận thức của chúng, trọng tâm lần lượt là các yếu tố khách quan và chủ quan. Ví dụ, Maitreya (Di Lặc) trong chương thứ tư của tác phẩm Trang trí cho sự nhận thức rõ ràng (Hiện Quán Trang Nghiêm Luận) của mình đã trình bày bốn chân lý cao quý theo trình tự thời gian:

Theo thứ tự của nguyên nhân (tập) và con đường (đạo)
Và đau khổ (khổ) và sự chấm dứt (diệt)...

"Nguyên nhân" và "con đường" là hai nguyên nhân - nguồn gốc thật sự và con đường - và "khổ đau" và "diệt tận" là hai hiệu ứng - khổ đế và diệt đế. Đây là mô tả từ quan điểm khách quan của trình tự thời gian thực tế, chân lý thứ hai và thứ tư được trình bày trước chân lý thứ nhất và thứ ba, tương ứng - nguyên nhân trước hiệu ứng. Sau đó, Di Lặc (Maitreya) trong Đại Thừa Bất Biến Tính Luận (Mahayanottaratantrasastra) trình bày bốn điều theo thứ tự chủ quan về sự nhận thức của chúng:

Căn bệnh (khổ) phải được nhận ra; nguyên nhân (tập) của căn bệnh phải được từ bỏ.
Trạng thái hạnh phúc (diệt) phải được đạt được và thuốc (đạo) phải được uống.
Tương tự như vậy, đau khổ (khổ), nguyên nhân (tập), sự diệt tận (diệt) của những điều đó và con đường (đạo) 
Phải được nhận ra, từ bỏ, biết đến và thực hiện.

Ở đây, đau khổ là đầu tiên; sau đó là nguyên nhân của đau khổ, sau đó là sự diệt tận của nó, và sau đó là con đường để đạt được sự diệt tận. Đây là về mặt quy trình nhận thức bốn chân lý.

Thứ tự sau này trở nên rõ ràng khi kết hợp với một ví dụ.

Đau khổ giống như một căn bệnh. Bệnh tật là điều không mong muốn, nhưng để nỗ lực chữa trị, trước tiên bạn cần nhận ra rằng mình đang bị bệnh. Nếu bạn nghĩ rằng bệnh tật là trạng thái hạnh phúc, bạn sẽ không có mong muốn thoát khỏi nó. Vì vậy, trước tiên bạn phải nhận ra bệnh tật.

Khi bạn nhận ra nó, vì bạn không muốn đau khổ, bạn sẽ điều tra để xác định nguyên nhân thật sự của bệnh tật là gì. Đây là lý do tại sao nguồn gốc thật sự của đau khổ là chân lý thứ hai trong bốn chân lý. Mặc dù khi bạn nhận ra đau khổ, bạn có thái độ muốn thoát khỏi nó, nhưng lúc đó bạn vẫn chưa xác định được gốc rễ của nó, nguyên nhân của nó; do đó, bạn không thể tin rằng mình có thể chữa khỏi căn bệnh này. Tuy nhiên, khi bạn tìm ra nguyên nhân thật sự của bệnh tật, bạn có sự tin tưởng, "Bây giờ tôi có thể thoát khỏi căn bệnh này. Điều này đưa chúng ta đến sự chấm dứt thật sự, chân lý cao quý thứ ba. Sau khi xác định được nguyên nhân chính của đau khổ, bạn có thể tự tin nghĩ rằng, "Bây giờ tôi có thể đạt được sự chấm dứt, chữa khỏi căn bệnh".

Khi bạn biết rằng cuộc sống trong luân hồi có bản chất khổ đau và biết nguyên nhân của nó và rằng có sự chấm dứt của khổ đau, bạn phát triển mong muốn điều tra con đường thoát khỏi khổ đau cũng như mong muốn bước vào con đường như vậy. Khi bạn thấy rằng một căn bệnh có thể được chữa khỏi, bạn tìm kiếm phương thuốc để chữa khỏi nó, và thậm chí nếu bạn phải phẫu thuật, bạn sẵn sàng chịu đựng khó khăn tạm thời để mang lại hạnh phúc là kết quả của nó. Để đạt được lợi ích tốt hơn hoặc lớn hơn, bạn hy sinh một lợi ích nhỏ hơn. Đây là bản chất của chúng ta, một quy luật tự nhiên.

NHU CẦU THẨM TRA CHI TIẾT

Mười sáu thuộc tính được giải thích, bốn thuộc tính cho mỗi chân lý trong bốn chân lý. Lý do để trình bày những chủ đề này một cách chi tiết như vậy là gì? Trong lời giải thích của Phật giáo, gốc rễ của khổ đau đến từ sức mạnh của vô minh, và sự hủy diệt của vô minh sẽ được thực hiện bằng trí tuệ phân tích. Về cách thức mà trí tuệ phân tích nghiên cứu hoặc điều tra các đối tượng của nó, có sáu phương thức nghiên cứu hoặc điều tra, được thực hiện với mục đích cuối cùng là xóa bỏ khổ đau. Đầu tiên là nghiên cứu ý nghĩa của từ ngữ, tức là, điều tra từng từ một ý nghĩa của chúng. Thứ hai là nghiên cứu thực tế của sự vật theo khía cạnh chúng là bên trong hay bên ngoài. Thứ ba là nghiên cứu bản chất của hiện tượng - bản chất riêng lẻ, đặc biệt và bản chất chung của chúng. Thứ tư là nghiên cứu các lớp hiện tượng theo khía cạnh phẩm chất thuận lợi và bất lợi nằm ở đâu. Thứ năm là nghiên cứu thời gian, vì sự chuyển đổi của hiện tượng phụ thuộc vào thời gian. Thứ sáu là nghiên cứu lý luận, trong đó có bốn loại:

1.lý luận về sự phụ thuộc: rằng các hiệu ứng phụ thuộc vào nguyên nhân
2.lý luận về việc thực hiện chức năng: ví dụ, lửa thực hiện chức năng đốt cháy hoặc nước thực hiện chức năng làm ẩm
3.lý luận về bản chất: rằng mỗi hiện tượng có bản chất riêng của nó; ví dụ, lửa có bản chất là nhiệt và nước có bản chất là ướt.
4.lý luận về sự thiết lập hợp lệ: không mâu thuẫn với nhận thức trực tiếp và suy luận

Nhận thức hợp lệ có hai loại, trực tiếp và không mâu thuẫn , loại sau có ba dạng suy luận bằng sức mạnh của sự kiện, suy luận thông qua danh tiếng và suy luận kinh điển bằng cách tin cậy.

Cơ sở để tạo ra ý thức suy luận là một dấu hiệu của logic. Tầm quan trọng của các dấu hiệu logic hay lý do là do thực tế rằng ý thức suy luận là việc nhận ra một đối tượng - thường ẩn đối với nhận thức trực tiếp phụ thuộc vào một dấu hiệu chính xác, không nhầm lẫn. Các bậc thầy về logic - Trần Na (Dignaga), Pháp Xứng (Dharmakirt)i, v.v. - đã trình bày các loại lý do theo những cách rất chi tiết.

Một dấu hiệu chính xác, hoặc lý do, là ba phương thức (tam đoạn luận). Tóm lại, điều này có nghĩa là (1) dấu hiệu được thiết lập như là một thuộc tính của đối tượng, (2) sự thâm nhập về phía trước được thiết lập, và (3) sự thâm nhập ngược được thiết lập – kết luận. Các dấu hiệu đúng như vậy được trình bày từ nhiều quan điểm khác nhau. Về mặt thực thể, các dấu hiệu đúng có ba loại - các dấu hiệu là hiệu ứng [mà từ sự hiện diện của chúng có thể suy ra sự tồn tại của nguyên nhân của chúng], các dấu hiệu về tính giống nhau của bản chất [như trong trường hợp chứng minh rằng một cái gì đó là một cái cây vì là một cây sồi] và các dấu hiệu của sự không quan sát [như trong trường hợp chứng minh bản chất của một cái gì đó thông qua việc nó không được nhận thức mặc dù có nghĩa là đầy đủ các điều kiện cho nhận thức nó nếu nó hiện diện].

Trong một trường hợp khác, khi các dấu hiệu đúng được chia theo vị ngữ được chứng minh, có hai loại - các dấu hiệu của một hiện tượng tích cực và các dấu hiệu của một hiện tượng tiêu cực. Sau đó, xét về bên mà bằng chứng hướng đến, có những dấu hiệu đúng khi mục đích của một người là chứng minh điều gì đó cho chính mình thông qua lý lẽ và những dấu hiệu đúng khi mục đích của người khác là chứng minh điều gì đó cho người khác. Sau đó, xét về phương thức chứng minh, có năm dấu hiệu:

1 dấu hiệu chứng minh quy ước tức là bạn đã biết ý nghĩa nhưng cần biết tên
2 dấu hiệu chứng minh ý nghĩa
3 dấu hiệu chứng minh quy ước đơn thuần
4 dấu hiệu chứng minh ý nghĩa đơn thuần
5 dấu hiệu chứng minh cả ý nghĩa và quy ước.

Tất cả những điều này đều bao gồm trong các dấu hiệu là hiệu ứng, dấu hiệu của sự giống nhau về bản chất và dấu hiệu không quan sát, phương thức phân chia đầu tiên theo thực thể. Liên quan đến thời gian, tình huống và người cụ thể mà người ta đang nêu lý do, người ta nêu dấu hiệu hiệu ứng, dấu hiệu bản chất hoặc dấu hiệu không quan sát.

Mỗi trong ba phân chia này theo thực thể cũng có nhiều phân chia nhỏ hơn. Ví dụ, dấu hiệu hiệu ứng có năm loại: loại chứng minh (1) nguyên nhân thực tế, (2) nguyên nhân trước đó, (3) nguyên nhân chung, (4) nguyên nhân cụ thể và (5) dấu hiệu hiệu ứng chính xác là phương tiện suy ra các thuộc tính nhân quả. Tương tự như vậy, trong số các dấu hiệu không quan sát, có các dấu hiệu không quan sát đúng về những gì không xuất hiện và các dấu hiệu đúng là không quan sát những gì phù hợp để xuất hiện nếu nó có mặt. Chúng được chia thành mười một loại, một số học giả thậm chí còn chia thành hai mươi lăm loại, chẳng hạn như không quan sát một đối tượng có liên quan, không quan sát một nguyên nhân hoặc quan sát một đối tượng mâu thuẫn.

Trong sáu phương thức điều tra, loại cuối cùng là nghiên cứu lý luận, như đã đề cập ở trên, được chia thành bốn loại. Có vẻ như nghiên cứu khoa học chủ yếu thông qua ba loại sau: lý luận về bản chất, trong đó tính chất cơ bản của một đối tượng được nghiên cứu; lý luận về hiệu suất của chức năng, trong đó các chức năng mà một đối tượng thực hiện dựa trên việc có một bản chất nhất định được nghiên cứu; và lý luận về sự phụ thuộc, trong đó đối tượng phụ thuộc vào được nghiên cứu. Đây có vẻ là những phương thức cơ bản của quy trình khoa học. Do đó, có vẻ như sáu loại điều tra bao gồm tất cả các nghiên cứu khoa học và tâm linh.

Tôi tin rằng nghiên cứu và phát triển khoa học nên kết hợp với nghiên cứu và phát triển thiền định vì cả hai đều liên quan đến các đối tượng tương tự. Một tiến hành thông qua thí nghiệm bằng dụng cụ, và cách khác, thông qua trải nghiệm bên trong và thiền định. Cần phân biệt rõ ràng giữa những gì khoa học không tìm thấy và những gì khoa học tìm thấy là không tồn tại. Những gì khoa học tìm thấy là không tồn tại, một Phật tử nhất thiết phải chấp nhận là không tồn tại, nhưng những gì khoa học không tìm thấy thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Rõ ràng là có rất nhiều điều bí ẩn. Các giác quan của con người đạt đến một mức độ nhất định, nhưng chúng ta không thể nói rằng không có gì vượt ra ngoài những gì chúng ta cảm nhận bằng năm giác quan của mình. Ngay cả những gì ông bà chúng ta không cảm nhận được bằng năm giác quan của họ, ngày nay chúng ta đang tìm thấy bằng năm giác quan của mình. Do đó, ngay cả trong các hiện tượng vật lý có hình dạng và màu sắc, v.v., những thứ mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng năm giác quan của mình, nhiều thứ mà chúng ta không hiểu bây giờ sẽ được hiểu trong tương lai. 

Đối với các lĩnh vực khác như bản thân ý thức, mặc dù chúng sinh, bao gồm cả con người, đã trải nghiệm ý thức trong nhiều thế kỷ, chúng ta vẫn không biết ý thức thật sự là gì - hoạt động của nó, bản chất hoàn chỉnh của nó. Những thứ không có hình dạng, không có hình tướng và không có màu sắc như vậy nằm trong phạm trù hiện tượng không thể hiểu được theo cách nghiên cứu các hiện tượng bên ngoài../.



[1] Vatsiputriya

[2] Six Ornaments: 1-Nagarjuna,2-Aryadeva,3- Asanga, 4- Vasubandhu,5- Dignaga,6-Dharmakirti

[3] Two Supreme Ones, 1-Gunaprabha ,2- Shakyaprabha.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét