Guru Yoga
CON
ĐƯỜNG HOÀN THÀNH CỦA KINH THỪA VÀ MẬT THỪA
Guru Yoga | Lotsawa
House
I. BỐN GIAI ĐOẠN BÊN NGOÀI THÔNG DỤNG
Ôi chao! Đạo sư tôn quý!
Bây giờ con đã đạt được những tự do và thuận lợi, rất đầy đủ ý nghĩa và khó
đạt được,
Con sẽ thúc đẩy bản thân mình xuyên qua hồi ức về cái chết và vô
thường,
Tin sâu nhân quả, tu nhân tích đức, từ bỏ ác nghiệp.
II. SƠ BỘ BÊN TRONG KHÔNG
THƯỜNG GẶP
1. Quy Y và Phát Bồ đề tâm
Để vượt qua đại dương khủng khiếp của luân hồi,
Con sẽ kính cẩn nương tựa Đạo sư, hiện thân của Tam Bảo,
Và đặt tâm con vào giác ngộ tối cao,
vô thượng
Để con có thể giải thoát cha mẹ con , những người vô hạn như không gian,
khỏi cả tồn tại và tịch diệt.
3. Quán Tưởng Về Sự Hỗ Trợ Cho Các Tích Lũy
Trong Đạo Sư Yoga
Con ở dạng bình thường; trên đầu con là Chủ tể của trăm họ,
Hiện thân của Ba Gốc[1], Kim Cang Trì Hồ Sinh Từ Hồ (Tsokye Dorjechang),
Bất khả phân với Đạo sư của bảy trao truyền, Jamyang Khyentsé
Hiện thân như vũ điệu và cỗ xe cho
toàn bộ giáo lý của tối thượng thừa.
Ngài có
trang phục của Kim Cang Trì và cầm một chày kim cang, linh báu và hai đài sen.
Trên hoa sen bên phải là một thanh kiếm, tượng trưng cho sự vô úy và bất khả
chiến bại tối cao,
Và bên trái là một bản kinh đại diện cho sự thông suốt về Phật Pháp.
Ông là vua của một trăm gia đình, một nhiếp chính vương trong hình thức của đạo sư,
Và được bao quanh bởi vô số Bổn Tôn của Tam Gốc và Các Đấng Chiến Thắng.
4. Bảy Nhánh, Tinh Túy Của Sự
Tích Lũy Và Thanh Lọc
Đối với tất cả nguồn quy
y suốt toàn bộ không gian và thời
gian,
Con thành kính đảnh lễ và cúng dường; Con thú nhận những hành động có hại và những vi phạm của con,
Xin hãy vui
mừng trong những hành động đức hạnh, cầu nguyện rằng Bánh xe Pháp được chuyển,
Xin hãy ở lại một·trăm kỷ nguyên,và hồi hướng tất cả công đức con tích lũy cho chúng sinh.
5. Thiền Định Và Trì Tụng Kim
Cang Tát Đỏa
Trái tim của Đạo sư là Kim Cang Tát Đoả với phối ngẫu,
Từ đó chảy ra một dòng cam lồ tịnh hóa mọi ác nghiệp và tội lỗi.
Hãy tích tập Thần chú Trăm Âm.
Phiên bản gốc tiếng Phạn:
Oṃ Vajrasattva Samayam Anupālaya Vajrasattva Tvenopatiṣṭha Dṛḍho
Me Bhava Sutoṣyo Me Bhava Supoṣyo Me Bhava Anurakto Me Bhava Sarvasiddhiṃ Me
Prayaccha Sarvakarmasu Ca Me Cittaṃ Sreyaḥ Kuru Hūṃ Ha Ha Ha Ha Hoḥ Bhagavan
Sarvatathāgatavajra Mā Me Muñca Vajrī Bhava Mahāsamayasattva Aḥ
Phiên bản được chỉnh sửa :
OM BENDZA SATO SAMAYA
MANUPALAYA, BENDZA SATO DENOPA
TITHA, DRIDO ME BHAVA, SUTO KAYO
ME BHAVA, SUPO KAYO ME BHAVA,
ANURAKTO ME BHAVA, SARVA
SIDDHI ME PRAYATSA, SARVA KARMA
SU TSAME, TSITTAM SHRIYAM KURU
HUM, HA HA HA HA HO, BHAGAVAN
SARVA TATHAGATA, BENDZA MAME
MUTSA, BENDZI BHAVA MAHA
SAMAYA SATO AH
Phiên bản ngắn:
OM VAJRASATTVA HUM
6. Cúng dường Maṇḍala (Tùy chọn)
Oṃ āḥ hūṃ! Niềm vui trong cõi tịnh độ
của Ba Thân,
Con xin cúng dường Tam Bảo Tam Gốc
Như những đám mây cúng dường bên ngoài, bên trong và bí mật.
Hãy chấp nhận nó, và ban cho những thành tựu tối cao và thông thường, Con cầu
nguyện!
ཨོཾ་ཨཱཿཧཱུྃ་གུ་རུ་དྷེ་ཝ་ཌཱ་ཀི་ནཱི་ས་པ་རི་ཝཱ་ར་རཏྣ་མཎྜལ་པཱུ་ཛ་མེ་གྷ་ཨཱཿཧཱུྃ།
om ah hung guru dewa dakini
sapariwara ratna mandal pudza megha ah hung
oṃ āḥ hūṃ guru deva ḍākinī saparivāre ratna maṇḍala pūjā megha
āḥ hūṃ
7.
Lời cầu xin
Cầu mong lá cờ chiến thắng của giáo lý Đại Viên Mãn—
Tri kiến chân thật, chân lý tối hậu bất biến,
Truyền thống của Đức Liên Hoa Sanh, cỗ xe tối thượng, ở trên cao cho đến khi
chấm dứt luân hồi,
Hãy ở lại trong một trăm kỷ nguyên và lan toả các hoạt động giác ngộ!
Hãy cầu nguyện như thế và coi như Đạo Sư tan biến vào trong bạn.
8.
Thực Hành Quán Đảnh Lục Bình
Trong
khoảnh khắc, con xuất hiện trong hình tướng Văn Thù cao quý,
Cầm thanh kiếm và tập kinh điển cùng với đồ trang sức báo thân,
Màu cam giống như mặt trời lúc bình minh.
Ở trái tim con, trên hoa sen, là âm tiết sống động Dhīḥ.
Khi con tập trung chú ý vào sáu âm tiết, chúng phát ra và hấp thụ lại [các tia
sáng],
Xua tan bóng tối vô minh và mở rộng ánh sáng trí tuệ.
9. Thực Hành Quán Đảnh Bí Mật
Thế giới bên ngoài và bên trong biến thành cõi tịnh độ của Đức
Văn Thù và trở thành một với Bổn tôn và mật ngôn.
ཨོཾ་ཨ་ར་པ་ཙ་ན་དྷཱིཿ
om a ra pa tsa na dhih
oṃ arapacana dhīḥ
10. Thực Hành Quán Đảnh Trí Tuệ
Ngọn lửa tuệ trí ở rốn của chính con
Làm tan chảy chủng tự Haṃ trên đỉnh đầu của con, mang lại trải nghiệm về bốn niềm vui.
Giữ hơi thở và áp dụng các điểm chính
của thực hành thở lục bình[2].
11. Thực Hành Quán Đảnh Thứ Tư
Trên
đây là đạo sư yoga bên ngoài của chân lý tương đối. Điều gì tiếp theo là đạo sư
yoga bên trong của chân lý tối hậu:
Tất cả các khía cạnh của thực hành, bổn tôn và mật ngôn tan biến vào không gian
của Pháp tánh (Dharmatā),
Pháp thân vô tướng và chân thật của Văn Thù—
Không thể tách rời khỏi bản chất thật sự của chính con trong suốt thời
gian vô tận,
Nơi không có sự phân chia giữa sơ thiền và hậu thiền.
12. Những Lời Hồi Hướng, Nguyện
Vọng Và Kiết Tường
Nhờ công đức của việc thực hiện tu tập này,
Cầu mong con trở thành bất khả phân với thân trí tuệ của Đức Văn Thù.
Sau đó, bằng cách đi theo bước chân của những Đấng Chiến Thắng và những bậc
thừa kế của các ngài,
Cầu mong mọi điều tốt lành để chúng con đạt được chủ quyền vĩ đại đối với
năm thân!
***
Vì vậy, khi người bạn Shedrub Chökyi Senge của tôi, người thân
yêu như trái tim của tôi, đưa ra yêu cầu rằng tôi, Tashi Paljor, đã biên soạn
bản chất sâu xa nhất này của các giáo huấn cốt tủy. Nhờ đức hạnh này, cầu mong
chúng ta có thể thực hành vài câu kệ này (trong đó chứa đựng tất cả những điểm
thiết yếu của ý nghĩa thật sự),
và qua đó, chứng ngộ bốn thân và trí tuệ của Đạo sư vĩ đại. Và cầu mong những
dấu hiệu đức hạnh của việc có thể làm lợi ích cho giáo lý và chúng sinh trên
quy mô lớn sẽ bừng sáng. Sarva maṅgalaṃ. Đức hạnh!
Guru
Yoga: The Complete Path of Sūtra And Tantra
Tác giả: Dilgo Khyentse Rinpoche
Anh dịch: Abraham
Ta-Quan, 2019.
Việt dịch: Quảng Cơ / Tuệ Uyển hiệu đính
https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/dilgo-khyentse/guru-yoga-complete-path-sutra-mantra
[1] Đạo sư, bổn tôn, hộ pháp
[2] Thở lục bình (Skt. kumbhaka; Tib. རླུང་བུམ་པ་ཅན་, lung Bumpachen,
Wyl. rlung bum pa can) được gọi như vậy vì nó liên quan đến việc giữ hoặc 'chứa'
hơi thở theo cách tương tự như cái bình hoặc thùng chứa.
Có hai cách thực hành khá khác nhau gọi là thở bình, và sự khác biệt giữa
chúng là rất đáng kể. Có thực hành thở bình liên quan đến thiền định chandali
hoặc tummo (nội nhiệt), và có thực hành thở bình liên quan đến thiền tĩnh lặng
hoặc trì tụng thần chú.
Khi bạn thực hành thở bình như là một phần của thực hành chandali hoặc
tummo, bởi vì mục đích của bạn trong thực hành đó là tạo ra nhiệt hoặc phúc lạc
vật lý, hơi thở bình cần phải khá mãnh liệt và tràn đầy năng lượng, trong khi
khi được sử dụng trong khi thiền định hoặc trì tụng thần chú, nó sẽ thoải mái
hơn .[1]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét