Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

LƯU TÂM



Nguyên bản: Attentiveness
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: The Padmakara Translation Group
Việt dịch: Tuệ Uyển, 2023
***

1.
Những ai mong ước giữ gìn sự tu tập
Phải với sự tự chủ hoàn hảo bảo vệ tâm thức của họ
Không có sự bảo vệ này trên tâm,
Những sự rèn luyện không thể bảo tồn.


Đã tiếp nhận thệ nguyện tâm bồ đề, thì chúng ta phải biết những giới điều gì cần tuân theo – những gì chúng ta phải làm và những gì chúng ta phải tránh làm. Chúng ta cần luôn luôn cẩn thận trong các tư tưởng, lời nói và việc làm của chúng ta. Chính là ở đây mà sự lưu tâm, hay sự xem xét tinh thần kỹ lưỡng, giữ gìn chúng ta trong sự bảo vệ của chúng ta, vì thế khi chúng ta ở trên đỉnh điểm của việc liên luỵ đến một hành vi tiêu cực, thì chúng ta tỉnh thức rằng chúng ta đang ở trong hiểm hoạ của việc làm như thế và do thế có thể áp dụng một sự đối trị thích ứng. Sự lưu tâm vì thế là một sự cảnh giới, một con chó giữ nhà, ngăn ngừa chúng ta khỏi việc làm bất cứ điều gì tiêu cực. Cùng lúc, nó giữ gìn tâm chúng ta chánh niệm về những hành vi tích cực, vì thế những hành vi Bồ tát của chúng ta gia tăng và chúng ta có thể phát triển tâm bồ đề trong mọi hoàn cảnh.

Việc rèn luyện tâm linh theo những quy giới tu sĩ và cư sĩ của Luật tạng chủ yếu bao hàm việc rèn luyện những hành vi thân thể và lời nói, mặc dù tâm là quan trọng đối với phạm vi mà nó chi phối cả hai thứ này. Trong Bồ tát thừa và Mật thừa, về một mặt, chính là tâm vốn có tầm quan trọng tột bậc. Gốc rễ của những nguyên tắc Bồ tát là tránh bất cứ thái độ vị kỷ nào. Chúng ta không bao giờ theo đuổi những quan tâm của chính mình trong khi quên lãng những người khác hay làm như vậy trong sự tiêu hao của người khác. Dĩ nhiên, thân thể và lời nói của chúng ta là liên hệ với nhau, nhưng chúng ta quan tâm ở đây chủ yếu đến tâm thức. Chính là trong phạm vi này mà một vị Bồ tát, mà tâm thức của họ là trong sáng, ổn định, và hoàn toàn dưới sự kiểm soát, có thể hành động vì lợi ích của người khác trong những cung cách mà khác đi có thể sinh ra tổn hại. Do thế, nguyên tắc chính yếu quan tâm đến những việc làm sai trái của tâm.

6.
Vì tất cả những lo lắng và sợ hãi,
Và đau đớn trong hạn lượng vô biên,
Cội rễ và
suối nguồn là chính tự tâm thức
Bậc Đạo Sư đã nói thì sự thật được tuyên bố.


Tất cả những khổ đau trong kiếp sống này và những kiếp khác được tạo nên bởi những tâm thức không được chinh phục. Tương tự thế, căn bản của tất cả những thực hành trong sáu ba la mật, chẳng hạn như bố thí, trì giới, và v.v..., là tâm.

18.
Do vậy tôi sẽ nắm trong tay
Và bảo vệ tốt đẹp tâm thức này của tôi.
Nhiều môn tu tập thì có lợi gì với tôi,
Nếu tôi không bảo vệ và rèn luyện tâm thức tôi?

Không có gì quan trọng hơn việc bảo vệ tâm. Chúng ta hãy liên tục giữ gìn việc xem xét con voi hoang trong tâm, kiềm chế nó với sự chánh niệm và cảnh giác. Đó là vấn đề tránh bị ảnh hưởng bởi những điều kiện khác bên ngoài như thế nào. Nhưng ngay cả ẩn tu trong một nơi rất hẻo lánh, nếu tâm không được giữ gìn dưới sự kiểm soát, thì nó sẽ lang thang khắp mọi nơi. Thậm chí hoàn toàn đơn độc, thì chúng ta có thể có vô số cảm xúc tiêu cực.

Chúng ta canh giữ tâm chúng ta như thế nào? Chúng ta nên sử dụng sự lưu tâm để xem các tư tưởng của chúng ta và sử dụng sự chánh niệm để phán xét chúng ta có đang hành động một cách đúng đắn. Với hai thứ này, chúng ta có phương tiện để xua tan những điều kiện bất lợi. Nhưng không có chúng, thì chúng ta sẽ không thấy các tư tưởng của chúng ta là tích cực hay tiêu cực hay chúng ta đang làm đúng hay làm sai, rồi thì chúng ta cũng sẽ không thể sử dụng những sự đối trị khi cần thiết.

23.
Tất cả các bạn, những người bảo vệ tâm của các bạn,
Hãy duy trì sự chánh niệm và nội quán của các bạn;
Canh giữ cả hai thứ, bằng cái giá của sự sống và tay chân,
Tôi chấp hai tay, khẩn cầu các bạn.
29.
Do vậy, từ cổng vào của tâm tôi
Sự chánh niệm của tôi sẽ không rời để thành tản mạn
Và nếu nó lang thang, nó sẽ được nhắc nhở
Bằng những tư tưởng thống khổ của các cõi thấp hơn.


Liên tục nghĩ về những khổ đau của những cảnh giới thấp và những hệ quả của các cảm xúc tiêu cực sẽ giúp chúng ta phát triển sự lưu tâm, chánh niệm, và nguyên tắc mạnh mẽ hơn. Xa hơn nữa, Tịch Thiên đã giải thích:

30.
Qua sợ hãi, và bằng những lời chỉ bảo của những vị chủ trì,
Và an trú mãi mãi trong sự đồng hành với Thầy của họ -
Trong những ai được ban cho may mắn và thành tâm
Chánh niệm được trau dồi một cách dễ dàng.
31.
“Cả chư Phật và chư Bồ tát
Sở hữu quan kiến rực sáng, thấy mọi thứ:
Tất cả nằm trong cái nhìn chăm chú của các ngài,
Và giống như thế tôi luôn luôn ở trong sự hiện diện của các ngài.”
32.
Người nào có tư tưởng như thế này
Sẽ đạt được sự thành tâm và một cảm giác của sợ hãi và hổ thẹn.
Đối với một người như vậy, lòng nhớ tưởng về  Đức Phật
Phát khởi thường xuyên trước tâm họ.


Khi chúng ta phát triển chánh niệm, không bao giờ quên lãng những gì nên làm và những gì nên tránh, sự lưu tâm dần dần trở thành một bộ phận của chúng ta.

33.
Khi chánh niệm được an trí như một lính canh,
Một sự đề phòng trên ngưỡng cửa của tâm
Sự nội quán sẽ giống như thế ở đấy,
Trở lại khi bị lãng quên và phân tán.


Trong tất cả mọi hoàn cảnh cần thiết để định lượng nhu cầu cho một hành vi đặc thù trong mối quan hệ đến những giới điều. Tuỳ thời gian và hoàn cảnh, nhu cầu cho một hành động có thể có giá trị hơn sự thật mà nó bị cấm đoán bởi những giới điều, trong những trường hợp như vậy chúng ta không chỉ được phép vi phạm một thệ nguyện, mà đó là bổn phận của chúng ta.[1] Trong thực tế, có những giới điều vốn ở trong Luật tạng mà sau này phải được thay đổi cho phù hợp những trường hợp thực tế.

Sự lưu tâm phải được áp dụng đối với mọi việc chúng ta làm, và trong mọi lúc chúng ta phải tỉnh giác đối với thái độ thân thể của chúng ta, liên tục kiểm soát xem chúng ta có thành công trong hành động không đối với những gì thích đáng và những gì nên tránh. Trong cách này, tâm thức, giống như một con voi say, điên cuồng trong ba thứ độc, sẽ được xiềng vào cột trụ của những hành vi tích cực với những sợi dây của chánh niệm và được thuần hoá trong móc sắt của sự lưu tâm.[2] Nếu chúng ta không thể giữ tâm thức hòa hợp với đạo đức trong mọi lúc thì chúng ta có thể để nó nghĩ ngơi trong một trạng thái trung tính, không phải tích cực hay tiêu cực. Nhưng bằng mọi giá, chúng ta phải tránh những tư tưởng tiêu cực. Trong việc hành thiền của chúng ta, khi chúng ta đang tập trung vào những đối tượng đặc thù nào đó, thì chúng ta cần lưu tâm hơn thế nữa, cho một sự tập trung định niệm như vậy thì chúng ta không nên bị xao  lãng ngay cả đối với những tư tưởng tích cực, không cần phải nói đến những thứ trung tính và tiêu cực.

Mặc dù các vị Bồ tát có thể tập trung vào một sự thực hành đặc thù nào đó, nhưng các ngài phải có thể tạm thời đặt nó qua một bên nhằm hổ trợ những hoàn cảnh như vậy khi tham gia trong những nghi lễ làm lợi ích cho kẻ khác, tiến hành những hành động của bố thí, bảo vệ chính họ nếu sự sống của họ trong hiểm hoạ, ban bố giáo lý, hay tích luỹ công đức và giúp người khác làm như thế. Thí dụ, nếu một người thợ săn đang theo đuổi một con nai và hỏi chúng ta có thấy con mồi đâu không, thì hoàn toàn có thể chấp nhận, nhằm để bảo vệ mạng sống của con nai, để nói với người thợ săn một cách không đúng đắn rằng chúng ta không nó đâu. Ở đây chúng ta có thể cho sự ưu tiên với việc bố thí của việc bảo vệ khỏi nguy hiểm đối với nguyên tắc không nói dối. Chúng ta phải đánh giá những hoàn cảnh như vậy một cách cẩn thận, và chúng ta phải luôn luôn cảnh giác để ngăn ngừa các cảm xúc tiêu cực khỏi thâm nhập vào những tư tưởng của chúng ta và quyết định lời lẽ cùng hành động của chúng ta.

Thật quan trọng để chắc chắn sự thực hành của chúng ta, xua tan tất cả mọi nghi ngờ, và chắc chắn rằng chúng ta đã thông hiểu mọi thứ một cách đúng đắn. Sự vững vàng này trong thực hành phải được căn cứ trên một lý trí và đức tin trong sáng, quyết đoán và ổn định, và tôn trọng cho sự thực hành chúng ta đang làm. Các hành động của chúng ta phải được hướng dẫn bởi chính lương tri của chúng ta, bằng việc quan tâm cho những gì người khác có thể nghĩ, và bởi sự đe doạ của những hậu quả của những hành vi tiêu cực. Giữ gìn các cảm giác của chúng ta dưới sự kiểm soát, chúng ta hãy an định và cố gắng để làm cho những người khác hạnh phúc.

56.
Đừng để chúng ta chán nản bởi xung khắc ham muốn
Của những kẻ cải vả như con nít
Tư tưởng của họ được sanh ra từ xung đột và cảm xúc.
Chúng ta hãy thấu hiểu và đối xử họ một cách yêu thương.
57.
Khi hành động không chê trách vào đâu được,
Vì lợi ích của chúng ta và lợi ích của người khác,
Chúng ta hãy giữ trong tâm tư tưởng
Rằng chúng ta vô ngã, như một sự hiện ra
.

Người trẻ con (childish person) ở đây liên hệ đến những người thông minh chưa trưởng thành, đó là, những người bình thường không có thực chứng. Nếu chúng ta lẫn lộn với những người trẻ con như vậy, thì chúng ta có hiểm hoạ đánh mất phương hướng của chúng ta và sẽ không thể giúp đở người khác. Cho nên trong khi chúng ta nên tránh ảnh hưởng bởi họ, thì chúng ta cũng đừng chán nản và khó chịu. Đúng hơn, chúng ta phải cảm thấy từ bi, khi họ đang ở trong sự nắm chặc bởi các cảm xúc tiêu cực của họ.

Chúng ta hãy cố gắng tránh tất cả các cảm xúc tiêu cực, cả những thứ vốn là bản chất tiêu cực và những thứ bị  Đức Phật bài trừ trong mối liên hệ với bất cứ thệ nguyện nào chúng ta đã tiếp thọ. Cùng lúc, chúng ta phải giữ ưu ái trước nhất trong tâm thức chúng ta mục tiêu làm lợi ích cho người khác. Thí dụ, Nếu cho phép ai đó không bị mất mặt sẽ là điều tốt nhất cho họ, thì chúng ta phải hành động một cách tuyệt với nhất phù hợp. Và luôn luôn trong mọi lúc chúng ta nên hiểu rằng tự chính chúng ta, các hành vi của chúng ta, và tất cả những ai chịu ảnh hưởng bởi các hành động của chúng ta tất cả giống như ảo tưởng, hoàn toàn không có thực tế.

Sự sống của con người là đặc biệt và là cơ hội thuận lợi và không dễ có được. Nếu chúng ta không sử dụng nó để làm lợi ích cho người khác, thì bao giờ chúng ta có được một cơ hội khác? Chúng ta hãy đánh giá cơ hội này, và trau dồi niềm vui trong sự quý trọng người khác hơn là chính mình. Sự quyết tâm của chúng ta trong điều này phải vững vàng như một ngọn núi.

Tịch Thiên thảo luận tiếp theo hiểm hoạ của việc dính mắc quá đáng vào thân thể của chúng ta, mà nó vốn có thể ngăn cản việc làm những hành động tích cực của chúng ta.

61.
Tại sao, Ô tâm thức ngu ngơ,
Bạn có chiếm đoạt một hình dáng khéo léo được chạm trong gỗ không?
Nó được canh gác thích hợp như thế nào
Một máy móc bất tịnh cho việc làm không tinh khiết?
62.
Đầu tiên, với sự tưởng tượng của tâm,
Hãy lột làn da bao phủ,
Và với thanh kiếm của tuệ trí, tước đi
Lớp thịt khỏi khung của bộ xương.
63.
Và khi bạn phân chia tất cả những đốt xương,
Và tìm kiếm ngay bên dưới của chính tuỷ xương,
Tự bạn phải hỏi:
Đâu là cốt lõi chính yếu?
64.
Nếu, bền bĩ trong tìm kiếm,
Bạn không thấy điều gì chính yếu,
Tại sao bạn bảo vệ với một sự tham muốn như vậy
Thân thể mà bạn đang sở hữu bây giờ
?

Đôi khi chúng ta dành tất cả thời gian của mình để chăm sóc thân thể của chúng ta, đến mức độ mà chúng ta gần như là nô lệ của chúng. Chúng ta bắt đầu một ngày bằng việc tắm rữa thân thể chúng ta, sau đó chúng ta nuôi dưỡng nó, và chúng ta tiếp tục phục vụ những nhu cầu của chúng suốt cả ngày. Thân thể thay vì được sử dụng như một cổ xe cho sự thông minh biểu thị đặc điểm của con người tồn tại vì thế chúng ta có thể phát triển tâm linh. Trong những thuật ngữ thông thường, nô lệ hay phục dịch là những kẻ không làm những gì mà người ấy được yêu cầu không bao giờ được trả. Những công nhân nhà máy mất việc làm nếu họ không làm những gì họ được trả. Tương tự thế, nếu thân thể chúng ta, vốn được chúng ta nuôi dưỡng và mặc áo quần cho đến bây giờ, không nghe lời chúng ta, điều này hoàn toàn sai. Chính lý do chúng ta chăm sóc thân thể chúng ta phải là có thể để chúng ta phát triển một tâm thức tích cực.

70.
Hãy xem thân thể bạn như một chiếc thuyền,
Một chiếc thuyền đơn giản để đi dây và đi đó.
Hãy làm cho nó thành một thứ trả lời mọi mong ước
Để mang đến lợi ích cho người khác
.

Chúng ta nên sử dụng thân thể, vốn được cấu tạo bằng những thành phần bất tịnh, để hổ trợ mục tiêu của chúng ta để giúp đở người khác. Nếu chúng ta sử dụng nó một cách đúng đắn cho sự lớn mạnh tâm linh của chúng ta, phối hợp với tuệ trí và phương tiện, thì chúng ta có thể phát triển một sự thực chứng mới và đạt được sắc thân vô tận của Như Lai (Tathagatas), là một thứ giống như viên ngọc ước như ý.[3]

71.
Hãy là vị thầy của chính bạn
Và có sắc mặt mỉm cười mãi mãi.
Tự từ bỏ vẻ mặt cau có, dữ tợn,
Và là người bạn chân thành và ân cần với tất cả.


Những hành giả chân chính thì không bị tác động bởi những áp lực bên ngoài và những cảm xúc của chính họ, và họ tự do để bảo đảm những lợi ích tạm thời và tối hậu của cả chính họ và người khác. Họ duy trì sự độc lập, không sợ hãi điều gì, và không bao giờ kỳ quặc với chính họ. Luôn luôn an bình, họ thân hữu với tất cả, và mọi thứ họ nói là hữu ích. Bất cứ nơi nào chúng ta đến, hãy khiêm tốn và tránh ồn ào cùng hách dịch. Chúng ta đừng làm tổn thương người khác hay làm cho họ hành động một cách tiêu cực. Tốt hơn, chúng ta hãy thân thiện và hãy nghĩ tốt về người khác, động viên họ tích luỹ những hành vi tích cực.

Nếu những người khác cho ta những lời khuyên bảo, thay vì nghĩ, Người ấy có trách nhiệm gì mà đưa ra những lời đề nghị như vậy? hãy tôn trọng những gì người ta nói và tự nghĩ mình như người học trò của tất cả chúng sanh. Nếu lời góp ý của người khác hợp lý, hãy làm như vậy thay vì kiêu kỳ phủ nhận nó. Hãy cho thấy sự ủng hộ cho bất cứ việc tích cực nào người khác nói, và tuỳ hỉ khi thấy người khác làm điều gì đó tốt lành, khuyến khích họ với lời ca ngợi. Tuy nhiên, nếu một lời khen ngợi như vậy xem ra giống như một lời tâng bốc hay làm họ kiêu hảnh, thì hãy ca ngợi họ trong riêng tư. Và nếu chính bạn là người xứng đáng được ca ngợi, thì đừng tự cho phép mình trở thành kiêu hảnh và tự quan trọng. Hãy đơn giản nhận ra phẩm chất của người khác có để đánh giá cao lòng tốt.

Niềm vui chúng ta có từ việc đánh giá những hành vi tích cực của người khác là vô giá. Chúng ta không mất mát gì từ việc ấy trong kiếp sống này, và đó là nguyên nhân của hạnh phúc lớn trong những kiếp tương lai. Nếu, về mặt khác, nếu chúng ta phản ứng một cách tiêu cực khi người khác muốn sửa sai chúng ta, một cách ganh tỵ khi người khác được khen ngợi, nó sẽ làm cho người ta mất vui, và chúng ta trở thành cô đơn và mất bạn. Và trong những kiếp sống tương lai chúng ta sẽ phải trải nghiệm khổ đau vô cùng.

Bất cứ điều gì chúng ta nói, chúng ta hãy nói một cách rõ ràng và thẳng thắn, trong một giọng điệu điềm tĩnh và vui vẻ, không bị tác động bởi dính mắc hay thù oán. Hãy nhìn người khác một cách ân cần tử tế, hãy nghĩ, để cảm ơn họ mà tôi phải thành tựu Phật Quả.

Những phương cách để tích luỹ các hành vi tích cực là gì? Trên tất cả, chúng ta cần một tâm thức tích cực vốn mạnh mẽ và liên tục. Điều này tự nó sẽ đem lại những hành vi tích cực. Rồi thì chúng ta phải áp dụng một cách phù hợp các phương pháp đối trị với tham muốn, thù oán, và si mê. Hơn thế nữa, những hành vi lợi lạc chúng ta thực hiện cho những người có học và thành tựu; cho cha mẹ chúng ta, và đến những người chúng ta mang ơn rất nhiều; cho những người bệnh, già, và yếu đuối; cho những người đang cực kỳ đau khổ. Trong tất cả những thứ này, chúng ta không nên đơn giản tiến hành với người khác một cách thụ động mà phải hành động với một nổ lực độc lập để khai tâm những hành vi tích cực cho chính mình.

Sự phát triển tâm linh của chúng ta phải đi theo những giai tầng của sáu ba la mật, lần lượt hoàn thiện mỗi thứ. Nhưng chúng ta phải không nên hy sinh một nguyên nhân lớn của công đức cho thứ một bé nhỏ. Điều quan trọng nhất là giữ trong tâm lợi ích của người khác.

84.
Do vậy thông hiểu điều này rõ ràng,
Và luôn luôn hành động vì lợi ích của chúng sanh.
Bậc Từ Bi nhìn xa trông rộng cho phép,
Vì mục đích này, [hành động] ngay cả những gì bị cấm
.

Thi kệ này có thể được diễn dịch cả trong hai cách. Một nghĩa là  Đức Phật từ bi, người thấy không chỉ tương lai tức thời mà cả trong tương lai lâu xa, đã thấy rằng điều gì không cho phép những chúng sanh nào đó lại có thể cho phép những người khác. Hiểu một cách khác, điều này là, những gì không cho phép người khác thì có thể cho phép những Bậc Từ Bi, có nghĩa là những vị Bồ tát, những người được phú cho tuệ trí và lòng từ bi.

85.
Hãy ăn những gì cần thiết;
Hãy chia sẻ với những ai chấp nhận nguyên tắc,
Với những ai bất lực hay đã rơi vào tình trạng xấu ác
Hãy ban cho mọi thứ ngoại trừ ba y
.

Dòng cuối cùng của thi kệ này quan tâm đến những người đã thọ giới xuất gia. Ngoài ba y, là những thứ họ phải giữ gìn, thì họ nên ban cho những người cần đến.

Bây giờ là chúng ta đã hồi hướng thân, khẩu, ý của chúng ta để hoàn thành thánh Pháp, chúng ta không nên tổn hại thân thể chúng ta một cách không cần thiết. Vì thân thể chúng ta là cổ xe cho sự thực hành, và nếu chúng ta chăm sóc chúng, thì chúng ta sẽ nhanh chóng có thể hoàn thành mọi mong ước của tất cả chúng sanh.

87.
Họ không nên từ bỏ thân thể của họ
Những người mà tư tưởng từ bi chưa thanh tịnh.
Nhưng hãy để chúng bị từ bỏ, cả bây giờ và trong những kiếp sống tương lai,
Nhờ đó lợi lạc lớn lao đạt được
.

Trong Bồ Tát Hạnh Luận (Compendium Of All Pracitces) Tịch Thiên đã giải thích rằng cho đến khi mà lòng từ bi của chúng ta chưa hoàn toàn thanh tịnh và sự thực chứng về tánh không của chúng ta chưa hoàn thiện, thì cho đi thân thể và toàn bộ tài sản và công đức của chúng ta là không thích đáng. Chúng ta cần bảo vệ thân thể của chúng ta, trong khi chúng ta tịnh hoá bất cứ động cơ vị kỷ nào chúng ta có thể có và gia tăng thái độ vị tha của chúng ta. Nếu chúng ta làm điều này, chúng ta có thể hoàn thành nguyện ước của tất cả chúng sanh. Trong khi đó, chúng ta không hiến dâng sự sống của chúng ta một cách vội vàng. Thay vì thế, chúng ta nên trau dồi lòng ngưỡng mộ để có thể hy sinh chính mình, cho đến thời điểm mà làm như thế thì lợi lạc thật sự.

Nhập Bồ Tát Hạnh tiếp tục với lời khuyên quan tâm đến thái độ hàng ngày của chúng ta, đến vấn đề chúng ta ngủ như thế nào. Chúng ta nên nằm nghiêng về bên phải với đầu hướng về phía bắc, như  Đức Phật đã làm khi Ngài nhập niết bàn, và sẳn sàng thức dậy đúng giờ vào buổi sáng.

Tóm lại, với tất cả những hành vi rộng rãi của các vị Bồ tát thì điều quan trọng nhất là rèn luyện tâm thức, mà chúng ta nên thực hiện ngay từ lúc bắt đầu.

97.
Những hành vi của Bồ tát
Là không bị giới hạn, Giáo Huấn nói như vậy.
Trong tất cả những điều này, cho đến khi đạt được mục tiêu,
Hãy nắm lấy những sự thực tập tịnh hoá tâm thức bạn.


Nếu trong ngày chúng ta có vi phạm lỗi lầm nào, chúng ta nên nhận biết nó.

98.
Trì tụng ba lần ban ngày, và ba lần ban đêm,
Kinh Ba Phần[4] : lễ Phật, sám hối và hồi hướng
Nương tựa vào chư Phật và chư Bồ tát,
Tịnh hoá tất cả những vi phạm còn lại của bạn.


Để có thể giúp đở chúng sanh, những người mà nhu cầu và tính khí rất đa dạng, thì cần sử dụng đến vô số phương pháp đa dạng. Những người trội hơn người khác trong phương tiện thiện xảo thì tích luỹ vô lượng công đức. Như Tịch Thiên nói:

100.
Quả thật không lãnh vực tri thức nào
Mà con cháu của chư Phật không phải học.
Đối với những người đã thành thạo trong tất cả những cung cách này,
Thì không có hành vi nào mà không có công đức.
101.
Rồi thì, một cách trực tiếp hay gián tiếp,
Không làm việc gì mà không vì lợi ích của người khác.
Và chỉ vì sự dâng hiến hạnh phúc của họ.
Mỗi hành động của bạn để thành tựu Giác Ngộ.


Để thiết lập tiến trình trong sự thực tập của chúng ta, thì chúng ta phải nương tựa vào những vị thầy phẩm hạnh, học hỏi trong những khía cạnh thậm thâm và rộng lớn của giáo huấn chứa đựng trong những kinh luận  Đại thừa. Mặc dù vậy, chỉ học hỏi thôi thì không đủ, những vị thầy như vậy phải thực hành những gì họ đã học, trong việc phối hợp nó trong đời sống hàng ngày và kết hợp tri thức với sự thực chứng tâm linh thật sự. Chúng ta không nên bao giờ từ bỏ chúng, ngay cả bằng cái giá của mạng sống chúng ta, và chúng ta phải học vấn đề tuân theo chúng một cách thích đáng như thế nào.

Để làm sâu xa hơn sự thông hiểu của chúng ta, Tịch Thiên đề nghị rằng chúng ta học hỏi những kinh luận khác, chẳng hạn như Bồ tát Hạnh Luận của chính ngài, vốn là tác phẩm ngài viết trước luận Nhập Bồ tát Hạnh (Bodhicharyavatara). Trường phái Kadam thường giảng dạy sáu luận điển chính yếu, hai bộ một lần: Bồ tát Địa và  Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận, Nhập Bồ Tát Hạnh và Bồ Tát Hạnh Luận, Những Câu Chuyện Về
Tiền Thân Của Đức Phật và Biệt Khuyến Luận. Do thế, thật tốt để học Nhập Bồ Tát Hạnh và Bồ Tát Hạnh Luận chung với nhau, khi có những điểm được đề cập một cách súc tích trong tác phẩm này thì được giải thích giải thích chi tiết trong tác phẩm kia và ngược lại. Nếu chúng ta không có thời gian để đọc Bồ Tát Hạnh Luận, chính Tịch Thiên đã khuyến khích chúng ta đọc Kinh Điển Tập Luận. Tuy nhiên, Tạng ngữ bản sau đã không còn tồn tại, cho nên chúng ta có thể liên hệ thay thế bằng bản của Long Thọ cũng cùng tên. Những luận điển này phải được đưa vào thực tập hoàn toàn vì thế chúng ta có thể làm lợi ích cho người khác.

108.
Thẩm tra một lần nữa và lại một lần nữa
Tình trạng và những hành động của thân thể và tâm thức chúng ta-
Chỉ điều này xác định rõ một cách tóm tắt
Việc duy trì nội quán thận trọng.
109.
Nhưng tất cả điều này phải được thể hiện trong sự thành thật,
Vì bằng lời lẽ của miệng thì có được gì?.
Những gì không giá trị có bao giờ giúp được gì
Bằng việc chỉ đọc trong những luận án của bác sĩ?


Ẩn Tâm Lộ, 2023



 



[1] Một thí dụ cho điều này như nói dối để cứu một mạng sống của ai đó.

[2] Ba thứ độc là tham, sân, si.

[3] Rupakaya là sắc thân của một  Đức Phật, ngài xuất hiện giữa chúng sanh. Nó bao gồm báo thân và hoá thân.

[4] Sutra of the Three Sections (Heaps)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét